intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: SINH HỌC – Khối: 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 421 (Đề có 05 trang) Câu 1: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. biến dị cá thể. C. chọn lọc tự nhiên. D. biến dị xác định. Câu 2: Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh qua quá trình sinh sản, theo Đacuyn gọi là: A. Đột biến. B. Thường biến. C. Biến dị. D. Biến dị tổ hợp. Câu 3: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp quá trình tiến hóa là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. thường biến. D. đột biến gen. Câu 4: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ? A. 100% Aa. B. 50% Aa : 50% aa. C. 25% AA : 75% Aa. D. 100% AA. Câu 5: Các quần thể trong loài thường không cách li nhau hoàn toàn và do vậy giữa các quần thể thỉnh thoảng có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là: A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa. B. 0,5AA: 0,5Aa. C. 0,5Aa:0,5aa. D. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa. Câu 7: Ở cây Ngô Zea mays khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần. B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần. C. tỉ lệ kiểu gen di hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần. D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần. Câu 8: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Cách li địa lí. Câu 9: “Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau”. Đây là ví dụ A. cách li tập tính. B. cách li cơ học. C. cách li nơi ở. D. cách li thời gian. Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. nhiễm sắc thể. B. kiểu gen. C. kiểu hình. D. alen. Câu 11: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là p và tần số alen a là q. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là A. 2p. B. 2pq. C. q2. D. p2. Câu 12: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. Câu 13: Một quần thể chuột đồng có có 150 cá thể AA; 270 cá thể Aa và 330 cá thể aa. Quần thể này có tần số alen A bằng bao nhiêu? A. 0,38. B. 0,22. C. 0,15. D. 0,13. Câu 14: Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa? A. Phổi. B. Dạ dày. C. Răng khôn. D. Gan. Câu 15: Từ quần thể 2n tạo ra quần thể 4n thì quần thể 4n được xem là loài mới vì: A. Quần thể 4n có bộ NST khác với quần thể 2n. B. Quần thể 4n không thể giao phối với quần thể 2n. C. Quần thể 4n giao phối với quần thể 2n cho ra con lai 3n bất thụ. D. Quần thể 4n có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn quần thể 2n. Câu 16: Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là: Trang 1/4 - Mã đề 421
  2. A. cơ chế cách ly. B. quá trình đột biến. C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 17: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04 aa = 1. tần số tương đối của các alen là A. 0,96A; 0,04a. B. 0,8A; 0,2a. C. 0,64A; 0,36a. D. 0,5A; 0,5a. Câu 18: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử? A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai. B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau. C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau. D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau. Câu 19: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng? A. Ngà voi và sừng tê giác. B. Cánh dơi và tay người. C. Vòi voi và vòi bạch tuộc. D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi. Câu 20: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. D. ngăn cản con lai hình thành giao tử. Câu 21: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể A. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử. B. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. C. luôn là tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. D. không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 22: Những cơ quan có chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung gọi là A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan thoái hóa. D. Cơ quan tương hợp. Câu 23: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật. C. tế bào. D. loài sinh học. Câu 24: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế A. Cách li địa lí. B. Lai xa và đa bội hóa. C. Cách li sinh thái. D. Cách li tập tính. Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. Câu 26: Trong một hồ ở châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li địa lí. Câu 27: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. Câu 28: Cho quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen là: 20% AA : 70% Aa : 10% aa. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể ở F2 là: A. 70%. B. 35%. C. 17,5%. D. 8,75%. Câu 29: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Đáp án đúng là: A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3). Câu 30: Cấu trúc di truyền của quần thể này sau 3 thế hệ tự phối liên tiếp là A. 57%AA : 26%Aa : 17%aa. B. 57%AA : 36%Aa : 7%aa. Trang 2/4 - Mã đề 421
  3. C. 57%AA : 16%Aa : 27%aa. D. 57%AA : 6%Aa : 37%aa. Câu 31: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trang thái cân bẳng di truyền có tỉ lệ thân xám chiếm 64%. Tần số của alen A và a trong quần thể thứ tự là A. 0,6 và 0,4. B. 0,4 và 0,6. C. 0,36 và 0,64. D. 0,64 và 0,36. Câu 32: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin. (5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. (1), (3), (4). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (2), (5). Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp. B. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. C. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. Câu 34: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật. C. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài ít di chuyển. D. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. Câu 35: Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hoá là do A. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. B. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. C. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. D. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. Câu 36: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng? (I) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau. (II) Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới. (III) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. (IV) Cách li địa lí xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có khả năng phát tán kém. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 37: Ở một loài động vật, để xác định tần số các alen của locus gen A nằm trên NST thường. Người ta đã tiến hành thu mẫu của tất cả cá thể và chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 cá thể. Sau đó tất cả mẫu ADN của tất cả các cá thể trong quần thể được xử lý và khuếch đại bằng phương pháp PCR. Giả sử sản phẩm được tinh sạch và chỉ còn các bản sao của locus gen A để tiến hành phân tích bằng phương pháp điện thu được sản phẩm theo hình sau. Trang 3/4 - Mã đề 421
  4. Biết rằng alen 1 là alen kiểu dại, quy định kiểu hình lông đen, các alen 2, 3 đều là các alen đột biến, quy định kiểu hình lông xám và lặn so với alen 1, kiểu gen chứa cả alen 2 và 3 cho kiểu hình lông xám. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (I) Tần số alen 1, 2 và 3 lần lượt là 0,3; 0,3; 0,4. (II) Có 3 loại kiểu gen quy định lông đen và 3 loại kiểu gen quy định lông xám. (III) Trong quần thể thu được thì số cá thể lông đen cao hơn số cá thể lông xám. (IV) Giả sử người ta loại đi các cá thể lông đen và cho các cá thể lông xám giao phối ngẫu nhiên với nhau. Biết rằng quá trình phát sinh giao tử và sinh sản diễn ra bình thường thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp thu được là 69/128. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 38: Trên một bãi cỏ chăn thả gia súc nhỏ, người ta bắt 500 cá thể của 2 loài ốc có quan hệ gần. Các phân tích di Các loài ốc Kiểu gen Số lượng truyền ở một locut gen phát hiện thấy không có cá thể dị A. sulfic AA 126 hợp tử nào, dù cho 2 alen đều xuất hiện ở cả 2 loài. Biết A. sulfic BB 125 rằng 2 loài trên và tất cả các kiểu gen tìm thấy phân bố ngẫu A. andea DD 122 nhiên trong một nơi sống đồng nhất. Trong các phát biểu A. andea EE 127 sau, có bao nhiêu dự đoán phù hợp? (I) cả hai loài này đều đã bị ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên vì kích thước quần thể nhỏ. (II) có thể những loài ốc này có khuynh hướng tự phối. (III) chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu gen khác nhau của các loài ốc nói trên. (IV) các cá thể của 2 loài có khuynh hướng giao phối với các cá thể có cùng kiểu gen. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 39: Khi xét 2 quần thể của một loài động vật (hình dưới). Xét locut gen của loài này có alen A1 qui định lông vàng và alen A2 qui định màu lông nâu, quá trình giao phối sinh sản ở 2 quần thể diễn ra bình thường. Nghiên cứu hình ảnh sau đây và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (I) Quần thể 1 và quần thể 2 đã cách li hoàn toàn với nhau về mặt di truyền do sự trở ngại của dãy núi. (II) Sau hiện tượng này, tần số alen quy định lông vàng giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2. (III) Hiện tượng này làm xuất hiện alen mới ở quần thể 2. (IV) Hiện tượng này làm giảm sự phân hóa vốn gen của hai quần thể. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 40: Ở một quần thể thực vật giao phấn, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, alen B quy định có tua cuốn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có tua cuốn. Quần thể có AB AB Ab ab cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P là: 0,1  0,3  0, 4  0, 2  1. Khi cho quần thể trên ngẫu AB Ab aB ab phối thu được cây hạt dài, không có tua cuốn tỉ lệ 49/625. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, mọi diễn biến ở quá trình sinh giao tử đực, cái là như nhau. Trong tổng số cá thể thu được F 1 thì cây hạt dài, có tua cuốn chiếm tỉ lệ A. 10,89%. B. 5,34%. C. 9,18%. D. 8,16%. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 421
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2