Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 Phút; Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 002 I. PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN: 1.TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng trong quần xã? A. hợp tác B. Hội sinh C. cộng sinh. D. ức chế cảm nhiễm Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do: A. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể. B. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm. C. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm. D. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường. Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật? A. Loài ưu thế. B. Loài đặc trưng. C. Mật độ. D. Độ đa dạng. Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể là A. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất nhập cư, ngu ồn s ống. B. mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể. C. khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất nhập cư. D. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư. Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. Câu 6: Kích thước của quần thể là A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể trong khoảng không B. số lượng cá thể hoặc khối lượng trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống C. khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian D. số lượng cá thể hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không Câu 7: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động A. theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm. B. không theo chu kì và biến động theo chu kì. C. theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì. D. theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa Câu 8: Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là A. Rừng ngập mặn ở Xuân Thủy, Nam Định có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật... B. Trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật... C. Trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ D. Trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thủy sinh... Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể là A. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị diện tích của quần thể. B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. C. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị thể tích của quần thể. D. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Trang 1/6 Mã đề 002
- Câu 10: Trên thực tế. các quần thể không thể tăng số lượng cá thể mãi mãi. Kích thước lớn nhất của quần thể được giới hạn bởi yếu tố nào dưới đây? A. Tỉ lệ sinh sản. B. Tỉ lệ tử vong. C. Kiểu phân bố. D. Sức chứa của môi trường. Câu 11: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 12: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. B. thực vật, động vật và con người. C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Câu 13: Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành A. tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái. B. tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. C. tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể. D. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. Câu 14: Trong không gian của quần xã, sự phân bố các cá thể của các loài có các kiểu là A. phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang. B. phân bố theo kiểu vòng cung và phân bố theo chiều ngang. C. phân bố theo chiều ngang và phân bố theo nhóm. D. phân bố theo kiểu phân tầng và phân bố theo chiều thẳng đứng. Câu 15: Loài ưu thế là A. Loài chỉ có mặt trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác B. Những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh C. Là loài đóng vai trò thay thế cho loài khác khi loài đó vì một lí do nào đó bất thường nên đã bị diệt vong D. Loài có tần số xuất hiện và phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm cho mức đa dạng của quần xã tăng lên Câu 16: Tỉ số % về số cá thể của một loại nào đó so với tổng số cá thể của tất cả loài có trong quần xã được gọi là A. Độ phong phú (hay mức giàu có) của loài B. Tính đa dạng về loài của quần xã C. Tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài D. Cấu trúc của quần xã Câu 17: Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái? A. Nuôi nhốt. B. Luân canh. C. Phủ kín. D. Trồng xen. Câu 18: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì? A. Phân bố cá thể B. Kích thước của quần thể C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể Câu 19: Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Chim cánh cụt ở Bắc Cực B. Cây trong rừng. C. Cá ở Hồ Tây. D. Gà trong vườn. Câu 20: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu dưới đáy biển, một số cá đực kí sinh trên con cái chỉ để thụ tinh trong mùa sinh sản, giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. Kí sinh trên đồng lọai có thể coi là quan hệ Trang 2/6 Mã đề 002
- A. hỗ trợ cùng loài. B. kí sinh vật chủ. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh cùng loài. Câu 21: Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ đảm bảo cho A. các cá thể trong quần thể có thể chống đỡ trước kẻ thù. B. các cá thể trong quần thể có thể đối phó với thiên tai. C. các cá thể trong quần thể có thể giúp nhau tìm kiếm thức ăn. D. quần thể có khả năng duy trì nòi giống. Câu 22: Đối với con hươu thì báo và cây cỏ nó ăn thuộc A. nhân tố hữu sinh. B. nhân tố vô sinh. C. nhân tố con người. D. nhân tố đặc biệt. Câu 23: Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đến diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là số lượng cá thể trong quần thể quá ít, A. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, nên hiện tượng giao phối gần xảy ra nhiều, làm cho đặc điểm có hại ngày càng nhiều đe doạ sự tồn tại của quần thể. B. sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. C. số lượng cá thể của quần thể ít, làm cho kẻ thù càng tăng cường tìm kiếm vì vậy số lượng của nó lại càng giảm nhanh hơn. D. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. Câu 24: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể mà có ý nghĩa sinh thái giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là A. phân bố đồng đều. B. phân bố phân tầng. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm. Câu 25: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau. Câu 26: Trong rừng mưa nhiệt đới, có loài dây leo thân gỗ ưa sáng thường dựa vào các cây gỗ cao khác để vươn lên giành ánh sáng trực tiếp. Vì vậy đã làm các cây gỗ cao sinh trưởng kém đi, đó là mối quan hệ: A. cộng sinh. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cạnh tranh. Câu 27: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là A. nhóm sinh vật dị dưỡng. B. quần thể thực vật. C. nhóm sinh vật phân giải. D. quần xã sinh vật. Câu 28: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền nhau ( liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. hỗ trợ khác loài. 2. TỰ LUẬN(3Đ) Câu 29: Cho các sinh vật sau: Trâu, sán lá gan, giun đất, cá rô phi. Hãy xác định môi trường sống của các sinh vật trên? Giải thích? Câu 30: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 31: Lựa chọn đúng, sai, giải thích? a. Hiện tượng “tảo nở hoa” trên mặt hồ làm sinh vật trong hồ chết phản ánh mối quan hệ cạnh tranh khác loài? b. Hiện tượng lúa và cỏ dại cùng sống chung trong đồng ruộng phản ánh mối quan hệ hợp tác. II. PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO: 1. TRẮC NGHIỆM(7đ) Câu 1: Đột biến nào tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa? A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến gen. Trang 3/6 Mã đề 002
- C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. Đột biến đa bội. Câu 2: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài A. thực vật có khả năng di chuyển. B. động vật có khả năng phát tán mạnh. C. thực vật bậc cao sống cố định. D. động vật bậc thấp ít di chuyển. Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở tiến hóa là A. cá thể. B. phân tử. C. loài. D. quần thể. Câu 4: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới: A. Cách li di truyền. B. Cách li địa lý C. Cách li sinh thái D. Cách li sinh sản Câu 5: S. Milơ đã tiến hành thí nghiệm chứng minh tiến hoá hoá học từ những chất vô cơ đơn giản là A. NH3, CH4, H2 và hơi nước B. NH3, CH4, N2 và hơi nước C. NH3, O2, N2 và hơi nước D. NH3, CH4, O2 và hơi nước Câu 6: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đai, chọn lọc tự nhiên A. tác động trực tiếp lên kiểu gen, gián tiếp làm biến đổi tỉ lệ kiểu hình. B. tác động trực tiếp lên kiểu hình nhưng không làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen. C. tác động trực tiếp lên kiểu gen và tần số alen của quần thể. D. tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. Câu 7: Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là A. xuất hiện tảo. B. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất. C. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi. D. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao. Câu 8: Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí, nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau không thể giao phối với nhau, gọi là dạng cách li A. cơ học B. tập tính. C. sinh thái. D. thời gian (mùa vụ). Câu 9: Tiến hoá lớn là quá trình A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. hình thành loài mới. D. hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 10: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ trong giai đoạn tiến hóa hóa học là nhờ A. do các trận mưa kéo dài hàng nghìn năm. B. tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên. C. các nguồn năng lượng nhân tạo D. tác động của enzim và nhiệt độ. Câu 11: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. di nhập gen. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. đột biến, CLTN D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 12: Cách li sau hợp tử là A. những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. B. các cá thể thuộc các loài có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. C. các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên giao phối với nhau. D. những cá thể của các loài có họ hàng và sống ở những sinh cảnh khác nhau không thể giao phối với nhau. Câu 13: Nhân tố nào sau đây làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định? A. Quá trình chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình ngẫu phối. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Quá trình đột biến. Câu 14: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Trang 4/6 Mã đề 002
- B. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. C. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. D. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. Câu 15: Mặc dù sống trong cùng khu vực địa lí nhưng sinh cảnh sống khác nhau nên những cá thể của các loài có quan hệ gần gũi vẫn không giao phối nhau gọi là cách li gì? A. Cách li sinh cảnh. B. Cách li tập tính. C. Cách li cơ học. D. Cách li thời gian. Câu 16: Nhân tố nào sau đây có vai trò làm phát tán đột biến trong quần thể, hình thành vô số biến dị tổ hợp tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa? A. Dinhập gen. B. Đột biến. C. Ngẫu phối. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi. B. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. D.Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội Câu 18: Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. C. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. D. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. Câu 19: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. Đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến. B. Quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. C. Quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó. D. Quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguồn gốc sự sống theo quan niệm hiện đại? A. ARN đã xuất hiện trước ADN. B. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học C. Các axít nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các nuclêôtít theo con đường trùng phân. D. Các axít nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các axít amin theo con đường trùng phân. Câu 21: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. cách li tập tính B. Cách li địa lí C. Lai xa và đa bội hoá D. Cách li sinh thái Câu 22: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là: A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. CLTN. C. đột biến. D. di nhập gen. Câu 23: Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn A. hình thái. B. địa lý – sinh thái. C.sinh lí sinh hóa. D.di truyền. Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là không đúng: A. Toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay có cùng một nguồn gốc chung B. Ngày nay còn tồn tại những loài có tổ chức cơ thể rất đơn giản vì chúng có khả năng thích nghi được với môi trường sống. C. Loài là đơn vị tiến hoá cơ sở trong quá trình tiến hoá. Trang 5/6 Mã đề 002
- D. Chọn lọc tự nhiên có thể tích luỹ các biến dị theo những hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đã hình thành nhiều dạng khác nhau. Câu 25: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì A. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội. B. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật. C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử nên tránh được tác động của chọn lọc tự nhiên. D. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi. Câu 26: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST bé. Loài bông trồng ở Mĩ được hình thành bằng con đường: A. cách li sinh thái B. cách li tập tính C. lai xa và đa bội hóa D. cách li địa lí Câu 27: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là: A. Chọn lọc chống lại alen lặn. B. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. C. Chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. Chọn lọc chống lại alen trội. Câu 28: Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể sau một thế hệ là A. chọn lọc chống lại các cơ thể mang kiểu gen dị hợp. B. chọn lọc chống lại các alen trội trong quần thể. C. chọn lọc chống lại các alen lặn trong quần thể. D. chọn lọc chống lại các kiểu gen đồng hợp trong quần thể. 2. TỰ LUẬN Câu 29: (1 điểm) Vì sao các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn? Câu 30: (2 điểm) a. Lúa mạch den có thể có thể lưỡng bộ (14NST) và thể tứ bội (28NST). Người ta khuyến cáo không nên gieo hai dạng này cạnh nhau? Vì sao lại như vây? b. Vì sao con đường hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường gặp ở thực vật nhưng ít gặp ở động vật? HẾT Trang 6/6 Mã đề 002
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn