intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: SINH HỌC – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 404 Câu 1: Khi nói về tiến hóa lớn, phát biểu nào sau đây sai? A. Không thể nghiên cứu tiến hóa lớn bằng thực nghiệm. B. Kết quả của tiến hóa lớn sẽ hình thành các nên các đơn vị phân loại trên loài. C. Tiến hóa lớn diễn ra trên phạm vi rộng lớn trong thời gian dài. D. Tiến hóa lớn xảy ra trong phạm vi quần thể. Câu 2: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Di – nhập gen luôn làm thay đổi vốn gen của quần thể. B. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số các alen của quần thể. Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn, cơ chế dẫn đến quá trình tiến hóa là A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình để giữ lại các kiểu gen thích nghi. D. sự tích lũy các kiểu gen có lợi, đào thải các kiểu gen có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Tại sao lúc đầu ta dùng một loại hóa chất diệt được tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu lại giảm dần? A. Vì chất lượng của thuốc giảm. B. Vì thuốc đã tiêu diệt toàn bộ sâu thế hệ trước. C. Vì sâu không tiếp xúc với thuốc. D. Vì sâu xuất hiện các gen kháng thuốc. Câu 5: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau? A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Hóa thạch. D. Cơ quan thoái hóa. Câu 6: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng xuất hiện ở đại nào? A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự giống nhau giữa người và vượn người? A. Vượn người có kích thước cơ thể rất khác với người. B. Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người. C. Vượn người có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người. D. Vượn người có một số tập tính giống người. Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số các alen trong quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 9: Chi trước của thú là cơ quan tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Cánh ong. B. Cánh dơi. C. Cánh bướm. D. Vây cá chép. Câu 10: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Đây là bằng chứng A. hóa thạch. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. giải phẫu so sánh. Câu 11: Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 12: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 13: Cừu giao phối với dê hợp tử chết. Đây là loại cách li nào? A. Cách li cơ học. B. Cách li nơi ở. C. Cách li tập tính. D. Cách li sau hợp tử. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây nói về sự giống nhau của nhân tố đột biến và di - nhập gen? Trang 1/3 - Mã đề 404
  2. A. Không làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Luôn làm tăng tần số kiểu gene dị hợp trong quần thể. C. Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể. D. Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. Câu 15: Khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi, nội dung nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể. B. Hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của loài và áp lực chọn lọc tự nhiên. D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Câu 16: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng A. hóa thạch. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. giải phẫu so sánh. Câu 17: Hình thanh loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường xảy ra đối với sinh vật nào sau đây? A. Những loài sinh vật có khả năng phát tán mạnh, phân bố rộng. B. Động vật có tập tính giao phối phức tạp. C. Động vật không hoặc ít di động. D. Dương xỉ và thực vật có hoa. Câu 18: Từ một quần thể loài A, một số cá thể phát tán đến nơi khác cách xa nơi cũ và hình thành nên loài B. Đây là ví dụ về sự hình thành loài bằng con đường nào? A. Cách ly địa lý. B. Cách ly tập tính. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa kết hợp đa bội hóa. Câu 19: Theo Dacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là gì? A. Thường biến. B. Biến dị cá thể. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp. Câu 20: Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hóa phân li. B. sự tiến hóa đồng quy. C. sự tiến hóa song hành. D. nguồn gốc chung giữa các loài. Câu 21: Theo quan điểm hiện đại, sản phẩm của tiến hóa nhỏ là A. cá thể mới. B. loài mới. C. chi mới. D. họ mới. Câu 22: Trong quá trình tiến hóa, quá trình nào được kết thúc bằng sự kiện tạo ra các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi? A. Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa xã hội. Câu 23: Thứ tự diễn ra các giai đoạn tiến hóa là A. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học. B. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa hóa học. D. Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa hóa học. Câu 24: Khi nói về loài sinh học, trong các đặc điểm sau: I. Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. II. Có khu phân bố xác định. III. Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. IV. Các quần thể thuộc các loài khác nhau. Ở các sinh vật sinh sản hữu tính có bao nhiêu đặc điểm? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong loài. Trang 2/3 - Mã đề 404
  3. II. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thanh các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. III. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là quần thể. IV. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thanh nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 26: Loài thực vật A và loài thực vật B cùng có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Loài C tạo ra từ 2 loài này bằng cơ chế song nhị bội hóa sẽ có bộ nhiễm sắc thế bằng bao nhiêu? A. 14. B. 28. C. 42. D. 48. Câu 27: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E, người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của loài A. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của loài A) như sau: Loài sinh vật Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Tỉ lệ % giống AND 100% 90,5% 91,1% 97,6% 94,7% loài A Quan hệ họ hàng (gần đến xa) giữa loài A và các loài B, C, D, E là. A. A → D → E → C → B. B. A → B → C → E → D. C. A → B → C → D → E. D. A → D → C → B → E. Câu 28: Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ, có bao nhiêu cách giải thích sau đây đúng? I. Những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. II. Những cơ quan này còn giữ vai trò quan trọng đối với sinh vật. III. Thời gian tiến hóa chưa đủ để các yếu tố ngẫu nhiển loại bỏ các gen này. IV. Nhưng cơ quan này chỉ do gen lặn quy định nên không được biểu hiện. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Hình thành loài mới chỉ xảy ra khi khác khu vực địa lí. II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 30: Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên qua 4 thế hệ, thu được bảng số liệu sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 0,64 0,64 0,25 0,275 Aa 0,32 0,32 0,15 0,10 aa 0,04 0,04 0,60 0,625 Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Từ thế hệ F2 sang thế hệ F3, quần thể có thể chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên. II. Ở thế hệ F4 , quần thể có tần số alen a = 0,325. III. Ở thế hệ F1 và F2 , quần thể tiến hóa liên tục. IV. Từ thế hệ F3 sang thế hệ F4 có thể đã xảy ra hiện tượng tự thụ phấn. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. ------HẾT------ Trang 3/3 - Mã đề 404
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2