Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 3
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 009 Họ và tên học sinh:…………..…........... Lớp:…… SBD: ……....Phòng: …... Câu 81: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ. A. cộng sinh. B. hỗ trợ khác loài. C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 82: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. C. Ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. Câu 83: Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó A. tham gia vào hình thành loài. B. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể. C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen. D. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 84: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là A. đất B. nước C. sinh vật D. trên cạn Câu 85: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây trong vườn B. Cây cỏ ven bờ C. Đàn cá rô trong ao. D. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh Câu 86: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là A. bằng chứng sinh học phân tử. B. bằng chứng giải phẫu so sánh. C. bằng chứng phôi sinh học. D. bằng chứng địa lí sinh học. Câu 87: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành sinh vật đa bào. C. hình thành chất hữu cơ phức tạp. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 88: Loài người hình thành vào kỉ A. jura B. đệ tứ C. đệ tam D. tam điệp Câu 89: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. di nhập gen. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. đột biến. D. các yếu tố ngẫu nhiên Câu 90: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 91: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Trang 1/4 - Mã đề thi 009
- Câu 92: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. nhiễm sắc thể. B. kiểu gen. C. alen. D. kiểu hình. Câu 93: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái C. ổ sinh thái. D. môi trường. Câu 94: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm A. biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. đột biến trung tính. D. đột biến. Câu 95: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận hai cá thể chắc chắn thuộc hai loài sinh học khác nhau là A. chúng có hình thái khác nhau. B. chúng cách li sinh sản với nhau. C. chúng sinh ra con bất thụ. D. chúng không cùng môi trường. Câu 96: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. thực vật B. động vật C. có khả năng phát tán mạnh D. động vật bậc cao Câu 97: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Vật ăn thịt. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 98: Quan hệ cạnh tranh là A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái. B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng. C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối. D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể. Câu 99: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Hiện tượng tự tỉa thưa. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. Câu 100: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. B. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. C. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. Câu 101: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li sinh thái B. cách li sinh sản C. cách li địa lí. D. cách li tập tính Câu 102: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể. B. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Câu 103: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì A. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. B. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. C. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn. Câu 104: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. C. đấu tranh sinh tồn. D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. Câu 105: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò Trang 2/4 - Mã đề thi 009
- A. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. Câu 106: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh dơi và tay người. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng. C. Mang cá và mang tôm. D. Cánh chuồn chuồn và cánh chim. Câu 107: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng A. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử. B. làm giảm tính đa hình quần thể. C. thay đổi tần số alen của quần thể. D. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử. Câu 108: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì: A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp B. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ C. Không đủ các điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sẽ bị vi sinh vật phân hủy ngay D. Không tổng hợp được các hạt coaxecva trong điều kiện hiện tại Câu 109: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây? A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới B. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp C. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể D. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới Câu 110: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li địa lí khiến cho các loài ở đảo và đất liên không có sự trao đổi gen và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng ở đảo qua thời gian dài B. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau. C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng D. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không phát tán đi nơi khác Câu 111: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. C. làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể. D. giúp phát tán đột biến trong quần thể. Câu 112: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. Câu 113: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n A. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ. B. có đặc điểm hình thái. kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. C. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số nhiễm sắc thể. D. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n. Câu 114: Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là: A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. Trang 3/4 - Mã đề thi 009
- B. Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày C. Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian D. Mức độ cạnh tranh khác loài. Câu 115: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể? (1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn. (2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần. (3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên. (4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. (5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 116: Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới? (1) Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự các axit amin. (2) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (3) Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X. (4) Trong quá trình phát triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài. (5) Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 117: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 118: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. (2) Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. (3) Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. (4) Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 119: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các phát biểu nào sau đây là không đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. (4) Giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại trong quần thể. A. (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4) Câu 120: Khi nói về di - nhập gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (2) Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. (3) Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. (4) Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 ----------------HẾT------------------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 009
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 152 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn