intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Mã đề: 123 Năm học: 2023 – 2024 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: ..................................................................... Số báo danh: ................................ Câu 1: Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. Tỉ lệ giới tính của quần thể. B. Mật độ cá thể của quần thể. C. Kích thuớc tối đa của quần thể. D. Thành phần loài trong quần thể. Câu 2: Biến dị nào sau đây không phải là nguyên liệu của tiến hóa? A. Đột biến nhiễm sắc thể. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến gen. D. Thường biến. Câu 3: Năm 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Đây là dạng biến động số lượng nào sau đây? A. Không theo chu kì. B. Theo chu kì mùa. C. Theo chu kì ngày đêm. D. Theo chu kì năm. Câu 4: Nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể sinh vật giúp 1- Xác định được trạng thái phát triển của quần thể. 2- Bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lý. 3- Tránh việc khai thác chưa hết tiềm năng cho phép. 4- Tránh khai thác quá mức dẫn đến quần thể bị suy kiệt. Có bao nhiêu nội dung ở trên đúng? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 5: Tôm sống ở môi trường nào sau đây? A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất. Câu 6: Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa là A. Quy định chiều hướng tiến hóa. B. Tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. C. Tích lũy đặc điểm thích nghi cho con người. D. Tạo ra nguyên liệu cho tiến hóa. Câu 7: Trong quần thể sinh vật, khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Phát biểu nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của quần thể? 1- Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. 2- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra. 3- Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể bị giảm. 4- Giảm mức độ cạnh tranh và tăng cường tối đa sự hỗ trợ giữa các cá thể trong hoạt động sống. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di - nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 9: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Làm tăng số lượng cá thể trong quần thể. B. Khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường. C. Đảm bảo sự tồn tại ổn định của quần thể. D. Cạnh tranh kéo dài làm suy vong quần thể. Câu 10: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Tháp tuổi của quần thể. C. Tỉ lệ giới tính của quần thể. D. Kích thước của quần thể. Câu 11: Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Đây là đặc điểm của kiểu phân bố nào sau đây của quần thể? A. Phân bố hỗn hợp. B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố đồng đều. D. Phân bố theo nhóm. Trang 1/4 - Mã đề thi 123
  2. Câu 12: Vì sao trong trồng trọt, cần phải đảm bảo mật độ thích hợp? A. Mật độ trồng trọt phù hợp giúp cây trồng ít bị sâu bệnh nhờ đó cho năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch tốt hơn. B. Mật độ trồng trọt phù hợp đảm bảo tính thẫm mỹ của vườn cây và thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong chăm sóc và thu hoạch. C. Mật độ trồng trọt phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chăm sóc cây trồng và thu hoạch thuận tiện. D. Mật độ trồng trọt phù hợp tránh được hiện tượng cạnh tranh cùng loài, đồng thời tránh lãng phí không gian trồng trọt. Câu 13: Khi nói về ý nghĩa của sự phát tán của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác, có các thông tin sau: 1- Phát tán giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức cân bằng. 2- Phát tán làm giảm bớt tính chất căng thằng của sự cạnh tranh. 3- Phát tán làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường. 4- Phát tán giúp tìm nguồn sống phù hợp với từng cá thể. Có bao nhiêu nội dung ở trên đúng? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 14: Cho các mối quan hệ sinh thái sau: 1- Hỗ trợ. 2- Cộng sinh. 3- Kí sinh. 4- Cạnh tranh. 5- Hợp tác.6- Ức chế cảm nhiễm. Các cá thể trong quần thể sinh vật có các mối quan hệ sinh thái nào? A. 1, 5. B. 3, 6. C. 1, 2 D. 1, 4. Câu 15: Quan sát số lượng cây cỏ mực, người ta đếm được trên bờ mương là 20 cây/ m2 . Trong khi đó, giữa ruộng đếm được là 10 cây/ m2 . Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể cây cỏ mực? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Mức độ sinh sản. Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng “tự tỉa thưa ”ở sinh vật? A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của con người làm môi trường sống của các sinh vật bị thu hẹp và ô nhiễm, những cá thể kém thích nghi hơn bị đào thải. B. Môi trường sống bị con người tàn phá, nguồn sống và nơi ở của sinh vật bị giảm mạnh làm số lượng cá thể trong quần thể giảm dần theo thời gian. C. Nguồn sống và nơi ở trong môi trường không đủ cung cấp cho tất cả các loài sinh vật dẫn đến cạnh tranh giữa các loài, loài nào yếu hơn bị đào thải. D. Số lượng cá thể trong quần thể tăng quá mức, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống và nơi ở của môi trường, những cá thể cạnh tranh yếu hơn bị đào thải. Câu 17: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 1- Giao phối không ngẫu nhiên. 2- Chọn lọc tự nhiên. 3- Các yếu tố ngẫu nhiên. 4- Di - nhập gen. A. 1,2,3,4. B. 2,3. C. 2,3,4. D. 1. Câu 18: Giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là A. Kích thước tối thiểu. B. Kích thước tối đa. C. Ổ sinh thái. D. Giới hạn sinh thái. Câu 19: Biến động số lượng cá thể của quần thể ......(1)......là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên. Nội dung (1) là A. theo chu kì. B. không cân bằng. C. đạt cân bằng. D. không theo chu kì. Câu 20: Cho các tập hợp sinh vật sau: 1- Các cây cỏ ven bờ Hồ Xuân Hương, Đà Lạt. 2- Đàn cá chép trong hồ Sông Mây 3- Đàn sếu đầu đỏ ở Chàm Chim, Đồng Tháp. 4- Chim trong rừng Mã Đà, Đồng Nai. 5- Rừng cây giá tỵ ở Định Quán, Đồng Nai. Tập hợp nào là quần thể sinh vật? A. 3, 4, 5. B. 2, 3. C. 1, 2, 5. D. 2, 3, 4. Câu 21: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8°C đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây? Trang 2/4 - Mã đề thi 123
  3. A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10°C đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12°C đến 30°C, độ ẩm từ 90% đến 100%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%. Câu 22: Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể được gọi là A. Chọn lọc tự nhiên. B. Tiến hóa nhỏ. C. Tiến hóa lớn. D. Thích nghi. Câu 23: Đồ thị M và độ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Canada và Alaska. Phân tích hình này, có các phát biểu sau: I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng. II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại. III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì. IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trường của quần thể mèo rừng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 24: ...(1)... là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. Nội dung (1) là A. Tiến hóa nhỏ. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Tiến hóa lớn. D. Thích nghi. Câu 25: Trồng và bảo vệ rừng có thể bảo vệ cuộc sống của con người vì 1- Rừng là lá phổi xanh của trái đất giúp điều hòa không khí. 2- Rừng bảo vệ và cải tạo đất. 3- Rừng giúp chống lũ lụt và xói mòn đất. 4- Rừng là nơi ở của nhiều loài động vật quý hiếm. A. 1,3,4. B. 2,3,4. C. 1,2. D. 1,2,3,4. Câu 26: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật bao gồm: 1- Tỉ lệ giới tính. 2- Nhóm tuổi. 3- Kích thước quần thể. 4- Mức độ tử vong. A. 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 2, 4. D. 1, 2, 3. Câu 27: Trong nông nghiệp, người ta thường trồng xen canh giữa cây đậu, bí đỏ và ngô. Việc trồng xen canh đem lại lợi ích gì? 1- Tận dụng tối đa diện tích trồng. 2- Tận dụng ánh sáng mặt trời. 3- Phòng trừ sâu bệnh. A. 2. B. 1, 2, 3. C. 1. D. 1, 2. Câu 28: Tập hợp các cá thể cùng một loài sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới, gọi là: A. Quần xã sinh vật. B. Quần tụ sinh vật. C. Tập hợp cá thể. D. Quần thể sinh vật. Câu 29: Môi trường sống của sinh vật gồm có các loại nào sau đây? 1- Môi trường đất. 2- Môi trường trên cạn. 3- Môi trường không khí. 4- Môi trường sinh vật. 5- Môi trường nước. A. 2,3,4,5. B. 1,2,4,5. C. 1,2,3,4. D. 1,3,4,5. Câu 30: Những ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? 1- Hiện tượng liền rễ của các cây thông nhựa mọc gần nhau. 2- Cá mập hổ cát con đầu tiên sinh ra ăn thịt những con non nở ra sau hoặc vẫn còn trong trứng. 3- Chó sói thường đi săn theo đàn. 4- Các con hươu đực đánh nhau tranh giành con cái trong mùa sinh sản. 5- Các cây tràm sống đơn độc dễ bị đổ gãy hơn các cây sống thành nhóm, thành rừng.. A. 1, 4. B. 2, 4, 5. C. 2, 4. D. 2, 3, 4. Câu 31: Tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật được gọi là Trang 3/4 - Mã đề thi 123
  4. A. Nhân tố hữu sinh. B. Nhân tố vô sinh. C. Môi trường sống. D. Giới hạn sinh thái. Câu 32: Ý nghĩa của việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. Duy trì kích thước của quần thể luôn ổn định khi môi trường sống thay đổi. B. Tăng hiệu quả sinh sản của các cá thể trong quần thể khi điều kiện môi trường thay đổi theo hướng bất lợi. C. Giúp tăng nhanh số lượng trong quần thể khi điều kiện môi trường bất lợi để đẩm bảo sự tồn tại của quần thể. D. Giúp quần thể đạt trạng thái cân bằng, số lượng ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môt trường. Câu 33: Cây gõ đỏ ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là loài cây ưa sáng, có tán rộng, cây cao vài chục mét. Để thích nghi với ánh sáng mạnh cây phải có những đặc điểm nào sau đây? 1- Phiến lá dày. 2- Mô giậu phát triển. 3- Phiến lá mỏng. 4- Lá xếp nghiêng so với mặt đất. 5- Lá xếp vuông góc so với mặt đất. A. 1,2,4. B. 2,3,4. C. 2,3,5. D. 1,2,5. Câu 34: Tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật được gọi là A. Giới hạn sinh thái. B. Ổ sinh thái. C. Nhân tố sinh thái. D. Khoảng thuận lợi. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể sinh vật? A. Cạnh tranh trong quần thể làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong nên có thể dẫn đến diệt vong quần thể. B. Mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể giúp duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với nguồn sống trong môi trường. C. Mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. D. Trong quần thể, các cá thể có xu huớng hỗ trợ nhau, cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống khan hiếm và mật độ cá thể tăng cao. Câu 36: Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng lẻ. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào sau đây? A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Hỗ trợ. D. Cộng sinh. Câu 37: Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là A. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. Thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể. C. Tuổi bình quân của tập hợp các cá thể cái có trong quần thể. D. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 38: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các con kiến trong vườn cây ăn trái. B. Đàn cá trắm cỏ trong Hồ thủy điện Trị An. C. Bầy sóc chuột trong vườn Trường THPT Thống Nhất A. D. Các con chim sâu trong rừng cao su Trảng Bom. Câu 39: Những nhân tố sinh thái nào sau đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. Con người, thực vật, động vật. B. Nhiệt độ, ánh sáng, gió. C. Chim, thú, bò sát. D. Nấm, tảo, vi khuẩn. Câu 40: Mức độ tử vong là một nhân tố làm cho kích thước của quần thể giảm. Mức độ tử vong phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? 1- Mức độ khai thác của con người. 2- Biến đổi bất thường của khí hậu. 3- Số lượng kẻ thù. 4- Lượng thức ăn có trong môi trường. A. 2, 3, 4. B. 1, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 4. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2