intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II- NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: Sinh học – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I/ Trắc nghiệm: (5đ) Câu 1: Đặc điểm của ếch cây thích nghi với đời sống trên cây là: A. Các ngón chân có giác bám lớn C. Các cơ chi phát triển B. Có 4 chi D. Các ngón chân tự do Câu 2: Cóc nhà thường sống ở đâu? A. Dưới nước C. Chui luồn trong đất B. Trên cạn D. Trên cây Câu 3: Vai trò của lưỡng cư? A. Làm lương thực C. Làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh B. Làm đồ trang trí, trang sức D. Làm cảnh Câu 4: Hàm rất dài, có nhiều răng lớn nhọn và sắc, trứng có vỏ đá vôi bao bọc là đặc điểm của: A. Bộ cá sấu B. Bộ đầu mỏ C. Bộ rùa D. Bộ có vảy Câu 5: Hàm của chim bồ câu không có răng có ý nghĩa? A. Giúp chim nuôi con bằng sữa diều C. Giúp chim sống thành đàn B. Làm đầu chim nhẹ D. Nhận biết tín hiệu đực cái nhanh hơn Câu 6: Vai trò của chim trong tự nhiên: A. Giúp thụ phấn cho cây, phát tán quả và hạt C. Cung cấp thực phẩm B. Làm đồ trang trang trí, trang sức D. Làm cảnh Câu 7: Hiện tượng thai sinh là gì? A. Đẻ trứng có nhau thai C. Đẻ con có nhau thai B. Đẻ trứng trong tử cung D. Trứng thụ tinh không cần ống dẫn trứng Câu 8: Những đại diện nào sau đây thuộc lớp thú? A. Thằn lằn bóng, khỉ, tinh tinh C. Tinh tinh, ngựa, cú lợn B. Thỏ, tê giác, cá heo D. Đà điểu, cá heo, báo Câu 9: Đặc điểm nào sau đây của bộ móng guốc? A. Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có hộp sừng bao bọc B. Bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại C. Cơ thể hình thoi, có lớp mỡ dưới da dày D. Con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng mẹ. Câu 10: Trong tự nhiên thỏ có tập tính kiếm ăn vào lúc nào? A. Buổi sáng và buổi trưa C. Buổi sáng B. Buổi trưa D. Buổi chiều hay ban đêm II/ Tự luận: (5đ) Câu 1: Nêu mặt tác hại của chim đối với con người (1đ). Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn? (2đ) Câu 3: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt (1đ ). Câu 4: Hiện nay số lượng thú ngày càng giảm sút, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng? (1đ) ---Hết---
  2. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II- NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: Sinh học – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I/ Trắc nghiệm: (5đ) Câu 1: Đại diện nào sau đây được xếp vào bộ lưỡng cư không chân? A. Ếch giun C. Cóc nhà B. Cá cóc Tam Đảo D. Ễnh ương Câu 2: Cá cóc Tam Đảo thường sống ở đâu? A. Trên cây C. Chui luồn trong đất B. Ở nước D. Trên cạn Câu 3: Đại diện nào sau đây được xếp vào bộ lưỡng cư có đuôi? A. Ếch giun C. Cóc nhà B. Cá cóc Tam Đảo D. Ễnh ương Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là của bộ rùa? A. Hàm có răng nhỏ, có mai và yếm C. Hàm không có răng, có mai và yếm B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn D. Hàm có răng, trứng có vỏ dai bao bọc Câu 5: Lớp chim được phân thành các nhóm: A. Nhóm chim ăn sâu bọ, chim ăn cá C. Chim ở cạn, chim trên không B. Nhóm chim ăn quả, chim ăn hạt D. Nhóm chim chạy, chim bay, chim bơi Câu 6: Kiểu bay của chim bồ câu? A. Bay lượn C. Bay vỗ cánh B. Bay thấp D. Bay cao Câu 7: Đặc điểm nào sau đây của bộ linh trưởng? A. Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có hộp sừng bao bọc B. Bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại C. Cơ thể hình thoi, có lớp mỡ dưới da dày D. Con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng mẹ. Câu 8: Thức ăn của thỏ? A. Thực vật C. Thịt B. Cá D. Động vật Câu 9: Môi trường sống của thú mỏ vịt? A. Ở nước mặn C. Trên cạn B. Ở nước ngọt D. Vừa ở cạn, vừa ở nước ngọt Câu 10: Cách di chuyển của cá voi? A. Bơi uốn mình theo chiều dọc C. Đi trên cạn và bơi trong nước B. Bay trên mặt nước D. Bơi uốn mình theo chiều ngang II/ Tự luận: (5đ) Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn? (2đ) Câu 2: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu (1đ). Câu 3: Hiện nay số lượng thú ngày càng giảm sút, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng? (1đ) Câu 4: Vì sao dơi có thể tránh né được các vật chướng ngại khi bay trong đêm tối? (1đ) --Hết--
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: Sinh 7 Đề A I/ Trắc nghiệm (5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.a A B C A B A C B A D II/ Tự luận(5đ) Câu 1: Nêu được tác hại của chim đối với con người(1đ), nêu được mỗi ý: 0,5đ - Chim ăn hạt, ăn quả, ăn cá…. - Là động vật trung gian truyền bệnh. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn (2đ). - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài: 1đ - Nêu được ý nghĩa thích nghi: 1đ - Mỗi đặc điểm tương ứng với ý nghĩa thích nghi: 0,33đ (đúng 3 ý: 1đ) TT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước 2 Có cổ dài Phát huy được các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng 3 Mắt có mí cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào đầu màng nhĩ 5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển
  4. 6 Bàn chân có 5 ngón, có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn Câu 3: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt (1đ), trả lời đúng mỗi ý: 0,5đ - Đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú - Nuôi con bằng sữa, con sơ sinh liếm sữa do mẹ tiết ra. Câu 4: Nêu được các biện pháp bảo vệ thú: (mỗi ý đúng: 0,25đ) - Bảo vệ động vật hoang dã - Xây dựng khu bảo tồn động vật. - Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trịkinh tế. - Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ các loài động vật Đề B I/ Trắc nghiệm (5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.A A B B C D C B A D A II/ Tự luận(5đ) Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn (2đ). - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài: 1đ - Nêu được ý nghĩa thích nghi: 1đ - Mỗi đặc điểm tương ứng với ý nghĩa thích nghi: 0,33đ (đúng 3 ý: 1đ) TT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
  5. 1 Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước 2 Có cổ dài Phát huy được các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng 3 Mắt có mí cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào đầu màng nhĩ 5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển 6 Bàn chân có 5 ngón, có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn Câu 2: Nêu được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu(1đ) (mỗi ý đúng: 0,25đ) - Thụ tinh trong - Chim trống không có cơ quan giao phối. - Trứng có vỏ đá vôi và nhiều noãn hoàng. - Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. Câu 3: Nêu được các biện pháp bảo vệ thú: (mỗi ý đúng: 0,25đ) - Bảo vệ động vật hoang dã - Xây dựng khu bảo tồn động vật - Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trịkinh tế. - Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ các loài động vật Câu 4: Giải thích được vì sao dơi có thể né được các vật chướng ngại khi bay trong đêm tối: (1đ) - Dơi có thể né được các vật chướng ngại khi bay trong đêm tối là nhờ dơi định vị đường bay và hướng bay bằng sóng siêu âm. Hơn nữa dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều rất linh hoạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2