intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1.    TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II  MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2021 ­ 2022 Thời gian: 45 phút Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau:  Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. B. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo sinh vật sinh trưởng và phát   triển. C. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. Câu 2: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động  vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.   B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.     D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.    Câu 3: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? A. Địa y bám trên cành cây.  B. Giun đũa sống trong ruột người. C. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.  D. Cây nấp ấm bắt côn trùng. Câu 4: Trong điều kiện nguồn thức ăn bị  cạn kiệt, các sinh vật khác loài sẽ  xảy   ra mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ cộng sinh  B. Quan hệ hội sinh C. Quan hệ nửa kí sinh     D. Quan hệ cạnh tranh Câu 5: Nhân tố sinh thái là  A. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. B. Tất cả các yếu tố của môi trường. C. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật. Câu 6: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:  A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. C. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 7: Vì sao nhân tố  con người được tách ra thành một nhóm nhân tố  sinh thái 
  2.    riêng?  A. Vì con người có tư duy, có lao động. B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa   khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.  D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên. Câu 8: Vì sao những cây  ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về  phía   có nhiều ánh sáng? A. Do tác động của gió từ một phía. B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía. C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng. D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. Câu 9: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có   tác dụng gì?  A. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. D. Hạn sự thoát hơi nước. Câu 10: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?  A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường. Câu 11:  Những cây sống  ở  nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi  nào? A. Cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai. B. Lá và thân cây tiêu giảm. C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng D. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng Câu 12: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng:  A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão. B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá   hoại. C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều   kiện khô hạn của sa mạc. D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng. Câu 13: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? 
  3.    A. Ếch, ốc sên, lạc đà. B. Ốc sên, giun đất, thằn lằn. C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông. Câu 14: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và  máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây?  A. Sinh vật ăn sinh vật khác.     B. Hội sinh. C. Cạnh tranh.      D. Kí sinh. Câu 15:  Quan hệ  giữa các cá thể  trong hiện tượng “tự  tỉa”  ở  thực vật là mối  quan hệ gì?  A. Cạnh tranh . B. Sinh vật ăn sinh vật khác.  C. Hội sinh.  D. Cộng sinh. Câu 16: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu   nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Nửa kí sinh. Câu 17: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là: A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 18: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn bên kia không  có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?  A. Ký sinh B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hội sinh Câu 19: Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu  vực có thể  cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số  cá thể  có thể  tách ra khỏi   nhóm trong hoàn cảnh nào dưới đây?  A. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội. B. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa. C. Khi có gió bão. D. Khi có dịch bệnh. Câu 20: Con cáo và con thỏ  trong rừng có thể  có mối quan hệ  trực tiếp nào sau  đây:  A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.         B. Cộng sinh. C. Vật ăn thịt và con mồi.             D. Kí sinh. 
  4.    Câu 21: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài  động vật như thế nào? A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn. B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày. C. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt  động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.  D. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối. Câu 22: Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật hằng nhiệt? A. Con dơi, cú mèo, con chuồn chuồn.  B. Chuột, ếch, ba ba  C. Cá sấu, lợn, gà chọi              D. Chim sẻ, mèo, chim chích chòe, báo  Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với các cây ưa sáng mọc trong rừng? A. Cành tập trung ở phần ngọn.         B. Các cành phía dưới phát triển mạnh. C. Các cành phía dưới sớm bị rụng.      D. Thân cao thẳng. Câu 24: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì  chúng có vùng phân bố như thế nào A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hẹp. C. Có vùng phân bố hạn chế. D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế. Câu 25:  Cá chép có giới hạn chịu đựng về  nhiệt độ  là: 20C đến 440C, điểm cực  thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm  cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. Câu 26:  Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta  trồng xen các loại cây theo trình tự sau: A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. B. Trồng đồng thời nhiều loại cây. C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. Câu 27: Cho các ví dụ sau 1. Hoa lan sống trên các cành cây trong rừng. 2. Địa y sống bám trên cành cây.
  5.    3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ. 4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu. Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh­nửa kí sinh? A. 1          B. 2               C. 3               D. 4 Câu 28: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt?  A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.   B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.      D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo. Câu 29:  Khi chuyển những sinh vật  đang sống trong bóng râm ra sống nơi có   cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào? A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. B. Khả năng sống bị giảm sau đó phát triển bình thường.  C. Không thể sống được. D. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết. Câu 30:  Vào buổi trưa và đầu giờ  chiều, tư  thế  nằm phơi nắng của thằn lằn   bóng đuôi dài như thế nào? A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.  C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
  6.    TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II  MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2021 ­ 2022 Thời gian: 45 phút A. Muc tiêu: ̣ 1. Kiên th ́ ưc:́ ̣ ́ ức vê môi tr ­    Ôn tâp kiên th ̀ ường và các nhân tố sinh thái.  ­ ̣ ́ ưc vê  Ôn tâp kiên th ́ ̀ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống của sinh vật ­ Ôn tập về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến đời sống sinh vật ­ Ôn tập về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. 2. Năng lực : phát triển khả năng phân tích kiến thức, tư duy logic, tổng hợp kiến  thức và liên hệ kiến thức với thực tế 3. Phẩm chất: xây dựng lòng tin và sự quyết đoán trong giải quyết vấn đề, xây  dựng sự yêu thich khoa h ́ ọc.  B. Ma trân đ ̣ ề
  7.    Các mức độ đánh giá Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng  Các chủ đề  cao Tổng chính TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ Môi trường  Nhận biết khái  Phân biệt  Xác đinh  và các nhân  niệm về môi  được các  được kết  tố sinh thái trương, nhân  loại môi  quả phép  tố sinh thái trường, nhân  lai tố sinh thái Số câu 3 2 2 7 Điểm 1,05 đ’  0,7 đ’ 0,6 đ’ 2,35 đ’ Ảnh hưởng  Nhận biết sự  Hiểu được  ­Xác định  ­ giải thích  của ánh sáng ảnh hưởng  cơ chế tác  sinh vật ưa  hiện tượng  cảu ánh sáng  động của ánh  sáng và ưa  thực tế lên sinh vật sáng bóng Số câu 1 3 2 6 Điểm 0,35 đ’ 0,9 đ’ 0,6 đ’ 1,85 đ’ Ảnh hưởng  Nhận biết sự  Hiểu được  ­Xác định  ­ giải thích  của nhiệt độ  ảnh hưởng  cơ chế tác  sinh vật  hiện tượng  và độ ẩm cảu nhiệt độ,  động của  nhiệt đới,  thực tế độ ẩm lên sinh  nhiệt độ , độ  ôn đới, ưa  vật ẩm ẩm, ưa khô Số câu 1 4 1 1 7 Điểm 0,35 đ’ 1,4 đ’ 0,3 đ’ 0,3 đ’ 2,35 đ’ Ảnh hưởng  ­Nhận biết  ­ Phân biệt  Xác định  lẫn nhau giữa  mối quan hệ  các mối quan  mối quan  các sinh vật cùng loài, khác  hệ giữa các  hệ của các  loài sinh vật sinh vật  trong thực  tế Số câu 6 3 1 10 Điểm 2,1 đ’ 1,05 đ’ 0,3 đ’ 3,45 đ’ Tổng 11 9 7  3 10 đ’ 3,85 đ’ 3,15 đ’ 2,1 đ’ 0,9 đ’
  8.    Hướng dẫn chấm Từ câu 1 đến câu 20: 0,35 điểm/ câu Từ câu 21 đến 30: 0,3 điểm/câu 1.A 2.B 3.C 4.D 5.C 6.B 7.C 8.B 9.A 10.A 11.A 12.C 13.D 14.D 15.A 16.A 17.C 18.D 19.A 20.C 21.C 22.D 23.B 24.A 25.D 26.D 27.A 28.A 29.D 30.C Người ra đề Tổ trưởng duyệt BGH duyệt Nguyễn Thị Phương  Nguyễn Thị Lan  Nguyễn Thị Thanh Huyền Thảo Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2