Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 9 Cấp Nhận biết Thông Vận dụng Cộng độ hiểu Tên Cấp độ thấp chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL KQ KQ Ứng dụng - Vai trò di truyền của hiện học tượng (2 tiết) thoái hóa do tự thụ phấn và giao phổi gần. - Phương pháp duy trì ưu thế lai. Câu (-ý) 2 câu 2 câu Số điểm 1 điểm 1 điểm Tỉ lệ 10% 10% Sinh vật - Nhận Môi - Hiểu - Vận Xác định và môi biết các trường và được mối dụng quan sự thích trường (6 nhân tố các nhân quan hệ hệ cùng nghi của tiết) sinh thái. tố sinh cộng sinh loài trong sinh vật - Nhận thái. và hội trồng trọt, với các biết các sinh. chăn nuôi. nhân tố cây ưa sinh thái. bóng và cây ưa
- sáng. - Nhận biết động vật biến nhiết và dộng vật hằng nhiệt. Câu (-ý) 3 câu 1 câu 1 câu 0,5 câu 0,5 câu 6 câu Số điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 5 điểm Tỉ lệ 15% 10% 5% 10% 10% 50% Hệ sinh Nhận biết Mật độ - Phân biệt - Đặc điểm thái quần thể quần thể. quần thể các dạng (2 tiết) sinh vật. sinh vật và tháp tuổi. quần xã - Hoạt sinh vật. động theo So sánh của kì của quần thể sinh vật. sinh vật và quần thể người. Câu (-ý) 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 5 câu Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm 1 điểm 4 điểm Tỉ lệ 5% 5% 20% 10% 40% Tổng số câu 7 câu 3 câu 2,5 câu 13 câu Tổng điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 10 điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: SINH HỌC 9 TT Chương/C Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức hủ đề đánh giá Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng cao hiểu 1 Ứng dụng Nhận biết: 2TN di truyền - Thoái hóa - Vai trò của hiện tượng học do tự thụ thoái hóa do tự thụ phấn và phấn và giao phổi gần. TN1 giao phổi gần - Phương pháp duy trì ưu TN2 - Ưu thế lai thế lai. - Môi Nhận biết: 3TN trường và 1TL các nhân tố - Môi trường và các nhân TN3 sinh thái tố sinh thái. TN4 - Các cây ưa bóng và cây TN5 - Ảnh ưa sáng. hưởng của - Động vật biến nhiết và TL1 ánh sáng lên dộng vật hằng nhiệt. đời sống Thông hiểu: 1TN Sinh vật sinh vật. 2 và môi - Hiểu được mối quan hệ TN6 trường - Ảnh cộng sinh và hội sinh. hưởng của nhiệt độ lên Vận dụng: 0,5TL đời sống - Vận dụng quan hệ cùng TL3.a sinh vật. loài trong trồng trọt, chăn - Ảnh nuôi. hưởng lẫn Vận dụng cao: 0.5TL nhau giữa - Xác định sự thích nghi TL3.b các sinh vật. của sinh vật với các nhân tố sinh thái 3 Hệ sinh - Quần thể Nhận biết: 1TN thái sinh vật - Nhận biết quần thể sinh TN7 - Mật độ vật. quần thể. Thông hiểu: 1TN - Các dạng 1TL tháp tuổi - Mật độ quần thể thay đổi TN 8 như thế nào. - Phân biệt quần thể sinh TL2 vật và quần xã sinh vật. So sánh quần thể sinh vật và quần thể người.
- Vận dụng: 2TN - Đặc điểm các dạng tháp tuổi. TN9 - Hoạt động theo của kì của sinh vật. TN10
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC, LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: A I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa. B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm. C. Tự thụ phấn làm tăng biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. D. Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau. Câu 2: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta thường dùng phương pháp lai nào sau đây? A. Lai phân tích. B. Lai khác dòng. C. Tự thụ phấn. D. Lai kinh tế. Câu 3: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm: A. Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. B. Gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. Ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. D. Nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. Câu 4: Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, cây thần tài, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lá lốt, cây thần tài. B. Lá lốt, cây thần tài, bằng lăng. C. Bạch đàn, cây xoài, cây phương, bằng lăng. D. Lá lốt, cây xoài. Câu 5: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau: A. Hổ, thỏ, dê. B. Thằn lằn, ếch, cá, hổ. C. Cú mèo, dê, bò, ếch. D. Cừu, mèo, thỏ, thằn lằn. Câu 6: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ hội sinh? A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Dây tơ hồng sống bám trên thân cây khác. C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người. Câu 7: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. B. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. C. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Câu 8: Phát biểu không đúng về mật độ quần thể? A. Mật độ quần thể tăng mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh. B. Mật độ quần thể không cố định. C. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. D. Quần thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh về mức cân bằng.
- Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn. D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp. Câu 10: Cho các hoạt động sau: 1. Cây rụng lá vào mùa đông. 2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông. 3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. 4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối. Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa: A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 1, 2, 4. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Thế nào là môi trường của sinh vật? Kể tên các môi trường sống? Câu 2. (2,0 điểm) Hãy phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Câu 3. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi? b. (1,0 điểm) Cho các trường hợp sau đây: - Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới. - Cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm. Hãy xác định các loài chim và cú mèo đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào? ------------------------
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC, LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: B I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi. B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi. D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng. Câu 2: Muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp gì? A. Nhân giống vô tính. B. Nhân giống hữu tính. C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế. Câu 3: Lựa chọn phát biểu đúng: A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian. C. Có ba loại môi trường sống là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. D. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Câu 4: Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Lá lốt, dong riềng. B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng. C. Lá lốt, cây xoài, bằng lăng. D. Bạch đàn, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Câu 5: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt? A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát. B. Cá, chim, thú, con người. C. Chim, thú, con người. D. Thực vật, cá, chim, thú. Câu 6: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh? A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người. Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các con chuột đồng sống trong 1 ruộng lúa. B. Những cây bạch đàn sống ở một sườn đồi. C. Những cây thủy sinh cùng sống trong 1 ao. D. Các con chim sẻ cùng sống trong một khu rừng. Câu 8: Phát biểu đúng về mật độ quần thể?
- A. Mật độ quần thể luôn cố định. B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống (lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh). C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp tuổi luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy rộng đỉnh hẹp. C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn. D. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 10: Cho các hoạt động sau: 1. Cây rụng lá vào mùa đông. 2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông. 3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. 4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối. Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4 II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu khái niệm nhân tố sinh thái? Kể tên các nhóm nhân tố sinh thái? Câu 2. (2,0 điểm) Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác? Câu 3. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trong trồng trọt, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất cây trồng? b. (1,0 điểm) Cho các trường hợp sau đây: - Dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi. - Gấu Bắc Cực có tập tính ngủ đông. Hãy xác định các loài dơi và gấu Bắc Cực đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào? ------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C B B A A D D A C C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật. (0,5 điểm) - Có 4 loại môi trường: (0,5 điểm) + Môi trường trong nước. + Môi trường trong đất. + Môi trường mặt đất - không khí. + Môi trường sinh vật. Câu 2. (2,0 điểm) Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật: Quần thể sinh vật: Quần xã sinh vật:
- - Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống - Tập hợp các quần thể khác loài sống trong trong một sinh cảnh. một sinh cảnh. (0,5 điểm) - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể. (0,25 điểm) - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể không thể giao phối hay giao phấn với giao phối và giao phấn với nhau. nhau. (0,5 điểm) - Độ đa dạng cao. (0,25 điểm) - Độ đa dạng thấp. - Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức - Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn. ăn. (0,25 điểm) - Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. - Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. (0,25 điểm) Câu 3. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trong chăn nuôi, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi cần: - Phải chăn thả với mật độ thích hợp, tách đàn khi cần thiết. (0,5 điểm) - Cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại…(0,5 điểm) b. (1,0 điểm) Sinh vật hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh: - Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới: Nhân tố nhiệt độ. (0,5 điểm) - Cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm: Nhân tố ánh sáng. (0,5 điểm) a.
- ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B A D D A C C B D A II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) - Khái niệm nhân tố sinh thái: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. (0,5 điểm) - 2 nhóm nhân tố sinh thái: (0,5 điểm) + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: gồm đất, nước, khí hậu, nhiệt độ, ánh áng, gió, địa hình... (0,25 điểm) + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm nhân tố con người và nhân tố sinh thái sinh vật như động vật, thực vật. (0,25 điểm) Câu 2. (2,0 điểm) Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác. - Giống: đều có những đặc điểm như giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong... (1,0 điểm) - Quần thể người khác quần thể sinh vật: + Quần thể người có những đặc trưng kinh tế xã hội như pháp luật, văn hóa, hôn nhân, giáo dục... mà quần thể sinh vật khác không có. (0,75 điểm) + Quần thể người có các đặc trưng trên là do con người có tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo tự nhiên. (0,25 điểm) Câu 3. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trong trồng trọt, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể cần làm: - Gieo trồng với mật độ hợp lí, kết hợp với tỉa thưa cây. (0,5 điểm) - Chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, có thể trồng xen canh giữa cây ưa bóng và ưa sáng. (0,5 điểm) b. (1,0 điểm) Sinh vật hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh - Dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi: Nhân tố ánh sáng. (0,5 điểm) - Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông: Nhân tố nhiệt độ. (0,5 điểm) ------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 160 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn