intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 9 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 45 Phút Họ tên : ..................................................................... Lớp: ………………… ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Hiện tượng ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai nào? A. F0. B. F1. C. F2. D. F3. Câu 2. Ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất ở phép lai nào dưới đây? A. P: AABBDD × aabbdd. B. P: AABBDD × Aabbdd. C. P: AaBBdd × AabbDD. D. P: aaBBdd × AAbbdd. Câu 3. Môi trường sống của cây hoa hồng là? A. Môi trường đất – không khí. B. Môi trường trong đất. C. Môi trường nước. D. Môi trường sinh vật. Câu 4. Các nhân tố sinh thái nào sau đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. Cá chép, đất, đá, nhiệt độ, độ ẩm. B. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, nước. C. Nước, gió, đá, ánh sáng, vi khuẩn. D. Lá mục, cỏ, đất, nước. Câu 5. Tập tính ngủ đông hay ngủ hè ở động vật là do ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Độ ẩm. C. Nước. D. Nhiệt độ. Câu 6. Căn cứ vào khả năng thích nghi với các độ ẩm khác nhau của môi trường, thực vật được chia thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa sáng và ưa tối. B. Thực vật ưa sáng và chịu hạn. C. Thực vật ưa ẩm và chịu hạn. D. Thực vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 7. Các cá thể trong quần thể sinh vật được chia thành các nhóm tuổi là? A. Trước sinh sản và sau sinh sản. B. Trước sinh sản, sinh sản và lao động, sau sinh sản. C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản. D. Sinh sản, lao động và hết khả năng lao động. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây có ở quần thể người mà không có ở quần thể các sinh vật khác? A. Hôn nhân. B. Sinh sản. C. Mật độ. D. Giới tính. Câu 9. Tập hợp nào sau đây không phải quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cây ăn quả trong một vườn cây. B. Tập hợp những chú cá rô phi sống trong một hồ nuôi cá. C. Tập hợp những cây thông sống trong một cánh rừng. D. Tập hợp những chú chuột đồng sống trên một đồng lúa. Câu 10. Cho tháp dân số ở hình bên. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tháp dân số trên?
  2. A. Tháp dân số dạng phát triển, cho thấy tuổi thọ trung bình thấp, tiềm năng phát triển lớn. B. Tháp dân số dạng phát triển, cho thấy tuổi thọ trung bình cao, tiềm năng phát triển thấp. C. Tháp dân số dạng ổn định, cho thấy tuổi thọ trung bình thấp, tiềm năng phát triển thấp. D. Tháp dân số dạng ổn định, cho thấy tuổi thọ trung bình cao, tiềm năng phát triển lớn. Câu 11. Quần xã là A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định. C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định Câu 12. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo thì loài đặc trưng là A. cá cóc. B. cây cọ. C. cây sim. D. bọ que. Câu 13. Ví dụ nào sau đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác? A. Giun đũa kí sinh trong ruột heo. B. Cá ép sống bám trên mai rùa. C. Hổ ăn thịt hươu. D. Rêu sống bám trên tường. Câu 14. Trong thực tế trồng trọt chăn nuôi, người ta đã ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh khác loài qua ví dụ nào sau đây? A. Nuôi heo theo đàn. B. Nhổ cỏ trên đồng lúa. C. Thả vịt vào vườn để bắt sâu bọ. D. Nuôi giun đất để đất tơi xốp. Câu 15. Cho các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau: (1) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (2) Hải quỳ sống bám trên lưng cua. (3) Phong lan sống bám trên thân gỗ. (4) Hổ và báo sống trong cùng một cánh rừng. Ý nào trong các ý trên thể hiện mối quan hệ hỗ trợ khác loài? A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (2), (4). II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 16. (2,0 điểm) Trình bày khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi. Câu 17. (1,0 điểm) Cá rô phi ở Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5 oC đến 42oC và sinh trưởng tốt trong khoảng 23 oC đến 37 oC. Hãy vẽ và chú thích đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Câu 18. (1,0 điểm) Trong các mối quan hệ khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. Mỗi mối quan hệ cho một ví dụ tương ứng. Câu 19. (1,0 điểm) Trong thực tiễn sản xuất, cần làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2