intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: SINH HỌC – Lớp 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: .…/03/2024 (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nhân tố nào dưới đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. Nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. Gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. Ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 2. Môi trường sống của sinh vật bao gồm các loại phổ biến nào? A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. C. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. D. Môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. Câu 3. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? A. Đàn chó nuôi trong nhà. B. Đàn cá sống ở sông. C. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. D. Đàn chim sống trong rừng. Câu 4. Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật phát triển tốt. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 5. Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa. B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử. C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử. D. Hôn nhân, giới tính, mật độ, sinh và tử. Câu 6. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. B. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam. Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây xuất hiện do giao phối gần? A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt. B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ. C. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con. D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ. Câu 8. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. P: AABbDD × AABbDD. B. P: AaBBDD × Aabbdd. C. P: AAbbDD × aaBBdd. D. P: aabbdd × aabbdd. Trang 1/2
  2. Câu 9. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của ưu thế lai? A. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ. B. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ. C. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ. D. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ. Câu 10. Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt. B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt. C. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm. D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm. Câu 11. Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm. Câu 12. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào thuộc động vật biến nhiệt? A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo. B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép. D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ. Câu 13. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là A. 50/50. B. 70/30. C. 75/25. D. 40/60. Câu 14. Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia động vật thành hai nhóm nào? A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh. B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt. C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt. Câu 15. Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn? A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể. B. Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể. C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể. D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen. II. TỰ LUẬN (5đ): Câu 1: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn lại gây ra hiện tượng thoái hóa? (2đ) Câu 2: Hãy vẽ và phân tích sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C. (2đ) Câu 3: Em hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào mối quan hệ sinh thái cho phù hợp (1đ). a. Hiện tượng liền rễ ở cây thông. 2
  3. b. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật c. Trùng roi sống trong ruột mối, giúp mối tiêu hóa thức ăn. d. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. --------HẾT-------- (Lưu ý: Học sinh làm bài ra tờ giấy riêng) ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ II - SINH 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ) Mỗi câu đúng 0.33 điểm Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 Đáp B A C B B C C C D A B C A C A án PHẦN TỰ LUẬN (5đ) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các 1,0đ cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết... bộc lộ các 1 đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít… - Tự thụ phấn ở cây giao phấn gây ra hiện tượng thoái hóa vì xuất 1,0đ hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật. - HS vẽ đúng sơ đồ và ghi đầy đủ các thành phần có trong sơ đồ 1đ (Thiếu 1 thành phần trừ 0,2đ) - Phân tích sơ đồ giới hạn sinh thái nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc: + Điểm cực thuận: 32°C, là nhiệt độ mà tại đó loài xương rồng sa 0,25đ mạc sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 2 + Giới hạn dưới: 0°C, là nhiệt độ thấp nhất mà loài xương rồng sa 0,25đ mạc có thể chịu đựng được. + Giới hạn trên: 56°C, là nhiệt độ cao nhất mà loài xương rồng sa 0,25đ mạc có thể chịu đựng được. + Điểm gây chết: 0°C và 56°C, là nhiệt độ mà tại đó loài xương 0,25đ rồng sa mạc yếu dần và chết. Trang 3/2
  4. 3 a. Quan hệ hỗ trợ cùng loài. b. Quan hệ cạnh tranh. 0,25đ c. Quan hệ hỗ trợ - cộng sinh. 0,25đ d. Quan hệ hỗ trợ - hội sinh 0,25đ 0,25đ 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2