intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

  1. MA TRẬN SINH HỌC 9- GIỮAHỌC KỲ II Năm học 2023- 2024 MỨC ĐỘ TỔNG Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao NỘI DUNG Tự Trắc Trắc Trắc Trắc nghiệm Tự luận lu Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm ận Chương VI: Ứng dụng di truyền học - Biết được khái niệm ưu thế lai, đặc 1/2c(1.0đ 1c(0.33đ) 2c(2.33đ) điểm của cơ thể lai F1, các phương ) pháp tạo ưu thế lai ở thực vật và động vật. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: Sinh vật và môi trường - Hiểu được tương quan giữa giới hạn sinh thái và vùng phân bố, động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt - Đặc điểm của TV, ĐV để thích nghi với môi trường có nhiệt độ khác 1c(0.33đ) 4c(1.33đ) 1c(1.0đ) 6c(2.67đ) nhau. - Các đặc điểm hình thái của thực vật dưới sự ảnh hưởng của môi trường. - Biết được đặc điểm của các mối quan hệ khác loài. - Phân tích được mối quan hệ của một số loài trong tự nhiên. Chương II: Hệ sinh thái 7c(2.33đ) 2c(0.67đ) 1c( 10c(5.0đ) - Biết được ý nghĩa của các nhóm 2.0 tuổi trong quần thể. đ) - Các đặc trưng cơ bản nhất của quần thể, các đặc trưng của quần thể người.
  2. - Khái niệm tăng dân số tự nhiên. các đặc trưng của quần thể người. - Nhận biết được quần xã sinh vật. - Biết được đặc điểm của quần xã. - Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - Đặc điểm của quần thể và quần xã. - Phân tích được các mắc xích chung trong lưới thức ăn. - Xây dựng tháp tuổi, phân biệt các dạng tháp tuổi. Tổng 1c 9c 6c 1c (2. 1/2c 18 câu = (3.0đ) (2.0đ) (1.0đ) 0đ (1.0đ) (10.0đ) ) XÁC NHẬN CỦA BGH TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Tư Nguyễn Thị Hồng Phong
  3. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp Chương VI: Ứng dụng - Biết được khái niệm ưu Vận dụng kiến thức về di truyền học thế lai, các phương pháp tạo ưu thế lai, đặc điểm của ưu thế lai ở thực vật và cơ thể lai F1 để giải động vật. thích hiện tượng trong thực tiễn. SINH VẬT VÀ MÔI Biết được đặc điểm của các - Hiểu được tương quan giữa giới hạn sinh TRƯỜNG mối quan hệ khác loài. thái và vùng phân bố. Chương I: Sinh vật và - Phân biệt được động vật biến nhiệt và động môi trường vật hằng nhiệt. - Phân tích được đặc điểm của TV, ĐV để thích nghi với môi trường có nhiệt độ khác nhau. - Phân tích được các đặc điểm hình thái của thực vật dưới sự ảnh hưởng của môi trường. - Phân tích được mối quan hệ của một số loài sinh vật. Chương II: Hệ sinh - Biết được ý nghĩa của các Vận dụng thái nhóm tuổi trong quần thể. - Phân biệt được đặc điểm của quần thể và kiến thức - Biết được đặc trưng cơ quần xã. xây dựng bản nhất của quần thể. - Phân tích được các mắc xích chung trong tháp tuổi, - Biết được khái niệm tăng lưới thức ăn. phân biệt dân số tự nhiên. các dạng - Biết được các đặc trưng tháp tuổi. của quần thể người. - Nhận biết được quần xã sinh vật. - Biết được đặc điểm của quần xã.
  4. - Biết được mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. XÁC NHẬN CỦA BGH TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Tư Nguyễn Thị Hồng PhonG PHÒNG GDĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên HS: ...................................... Môn: SINH HỌC - Khối: 9 Lớp:…..…/........................................... Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm có 02 trang – học sinh làm bài trên đề.) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào? A. Lai phân tích. B. Tự thụ phấn. C. Lai khác dòng. D. Lai kinh tế. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng . B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chim cánh cụt. D. Một ao cá. Câu 3. Mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi là A. quan hệ hội sinh B. quan hệ cộng sinh C. quan hệ hợp tác D. quan hệ hỗ trợ Câu 4. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút. Câu 5. Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. độ tập trung. Câu 6. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. Đây là quan hệ gì? A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh.
  5. C. Kí sinh, nửa kí sinh D. Hội sinh Câu 7. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì? A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ. B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng. C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm. D. Hạn chế sự thoát hơi nước. Câu 8. Chuỗi thức ăn biểu thị mối quan hệ A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ. B. giữa thực vật với động vật. C. động vật ăn thịt và con mồi. D. dinh dưỡng. Câu 9. Nhóm các động vật nào sau đây gồm toàn sinh vật biến nhiệt: A. cá chép, thằn lằn, hổ, gà. B. sư tử, hươu, nai, trâu. C. báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng. D. cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên. Câu 10. Thế nào là hiện tượng tăng dân số tự nhiên? A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. B. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong. C. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau. D. Chỉ có sinh ra mà không có tử vong. Câu 11. Những đặc trưng đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là A. giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa. B. hôn nhân, giới tính, mật độ. C. văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử. D. giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử. Câu 12. Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây. D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật A. mật độ. B. độ đa dạng. C. giới tính. D. thành phần nhóm tuổi. Câu 14. Giới hạn nhiệt độ của cá chép từ 20 C 440C, giới hạn nhiệt độ của cá rô phi từ 50C 420C. Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi.
  6. B. cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi. C. cá chép có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. D. cá chép có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. Câu 15. Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các lưới thức ăn? A. Cây xanh và động vật ăn thịt. B. Cây xanh, vi khuẩn và nấm. C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm. D. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ. B. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) a. Ưu thế lai là gì ? b. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Câu 2. (2.0 điểm) a. Hãy vẽ tháp tuổi của quần thể chim trĩ dựa vào các số liệu sau: Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh Nhóm tuổi sinh Nhóm tuổi sau sinh sản sản sản Chim trĩ 75 con/ha 35 con/ha 10 con/ha b. Cho biết tháp tuổi đó thuộc dạng tháp gì? Vì sao? Câu 3: (1 điểm) Hãy xếp các ví dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài: (1) Cỏ dại và lúa, (2)vi khuẩn rizobium sống với rễ cây họ đậu, (3)cáo với gà, (4)sán lá sống trong gan động vật, (5)một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay kiến, (6)rận bám trên da trâu, (7)hổ và hươu, (8)Phong lan sống bám trên thân cây gỗ, (9)dê và bò ở trên đồng cỏ. ---------- HẾT ----------
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn: Sinh học 9 – Năm học: 2023 - 2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) (Mỗi câu đúng ghi 0.33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C B B A A D D D A D A B A B
  8. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm a. Ưu thế lai là: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn, các tính trạng 1,0 đ năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai 1 dạng bố mẹ. (2đ) b. Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau 1,0 đ thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo. a. Vẽ tháp tuổi của quần thể chim trĩ: Nhóm tuổi sau sinh sản 1,0 đ Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi trước sinh sản 2 (2,0đ) b. Tháp tuổi ở dạng tháp nào? Vì sao? - Tháp tuổi dạng phát triển. - Vì: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sinh sản > nhóm tuổi (0,5 đ) sau sinh sản  số lượng các cá thể sinh ra nhiều hơn số lượng các (0,5 đ) cá thể chết đi  số lượng cá thể của quần thể tăng. Nên quần thể ở dạng phát triển. 3 Quan hệ hỗ trợ: *Đúng (1,0đ) - Cộng sinh: 2; Hội sinh: 5,8 mỗi mối Quan hệ đối địch: quan hệ:
  9. - Cạnh tranh: 1, 9; Kí sinh, nữa kí sinh: 4,6; Sinh vật ăn sinh vật ghi 0,2 khác: 3,7 điểm XÁC NHẬN CỦA BGH TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Tư Nguyễn Thị Hồng Phong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2