intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Khao Mang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Khao Mang" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Khao Mang

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Giữa học kì II - Năm học 2022 - 2023 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 2. Đọc hiểu: (7 điểm) Mạch Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng kiến câu thức, Số T kĩ TN TL TN điểm N năng a. Đọc hiểu văn bản: (4 điểm) Số câu 3 1 - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Câu số 1,2,3 4 - Hiểu nội dung của bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc. 0 - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp. Số 1,5 , - Biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. điểm 5 Số câu 1 1 b. Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt: (3 điểm) - Liên kết câu Câu số 8 7 - Xác định được câu ghép, trạng ngữ. 0 - Đặt câu ghép có quan hệ tương phản. Số 0,5 , điểm 5 Số câu 4 2 Tổng 1 Số 2,0 , điểm 0 II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
  2. 1. Chính tả: (2 điểm): 2. Tập làm văn: (8 điểm):
  3. PHÒNG GD& ĐT MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 5 TRƯỜNG PTDTBT TH KHAO MANG MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ BÀI A. KIỂM TRA ĐỌC( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng( 3 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn văn và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. II. Đọc hiểu (7 điểm):Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
  4. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh B. Cô rất giỏi về y học C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận C. Cô là người luôn sống vì người khác D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 6: Em có suy nghĩ gì về câu nói cô giáo nhắn bạn nhỏ “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận
  5. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe D. Mỹ An ân cần chỉ bài cho Tôi. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ: A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi D. Có – một. Câu 9: Trạng ngữ trong câu “ Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính” chỉ gì? Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (2 điểm): CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. II. Tập làm văn (8 điểm): Em chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. Đề 2: Tả một loại cây mà em yêu thích. DUYỆT CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Xuân Đam Hoàng Thị Hường
  6. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM Môn Tiếng Việt lớp 5 A. KIỂM TRA ĐỌC( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe, nói của từng HS: (3 điểm) Các tiêu chí Mức điểm đạt được - Đọc đúng 0,5 điểm nếu chỉ có 0 – 2 lỗi 0 điểm nếu có từ 3 lỗi trở lên - Đọc to, rõ ràng 0,5 điểm nếu đọc to, đủ nghe, rõ từng tiếng 0 điểm nếu đọc chưa to, chưa rõ ràng - Tốc độ đọc 0,5 điểm nếu đọc đạt tốc độ 120 tiếng/phút 0,25 điểm nếu đọc đạt tốc độ 110 tiếng/phút 0 điểm nếu đọc đạt tốc độ dưới 100 tiếng/phút - Ngắt nghỉ đúng 0,5 điểm nếu chỉ có 0 – 2 lỗi 0 điểm nếu có từ 3 lỗi trở lên - Trả lời câu hỏi 1 điểm nếu hiểu câu hỏi và nêu câu trả lời đúng 0,5 điểm nếu hiểu câu hỏi và nêu câu trả lời chưa đầy đủ 0 điểm nếu trả lời sai II. Đọc hiểu (7 điểm): Đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án D C A B B C Câu 5: (1 điểm) Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho. Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung câu trả lời trong bài làm của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm phù hợp Câu 6: (1 điểm) Đáp án: Bạn nhỏ hiểu rằng việc cô trao kính cho bạn chứng tỏ cô rất yêu thương, tin tưởng bạn, muốn giúp bạn nhìn rõ hơn. Và hơn thế nữa chính là cô muốn giúp bạn trở thành người tốt: người biết cho, biết sống vì người khác. Bạn nhỏ không chỉ là người nhận kính mà còn là người chuyển tiếp món quà đó cho người khác. Bạn trở thành người có trách nhiệm và đầy tình yêu thương Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung câu trả lời trong bài làm của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm phù hợp Câu 9: (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “ Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính” thời gian và sự so sánh Câu 10: Học sinh đặt đúng thể loại câu ghép có nội dung theo yêu cầu và biết sử dụng dấu câu cho đúng VD: Tuy trời mưa to nhưng em vẫn cố gắng đi học đúng giờ. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm)
  7. 1. Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu 100 chữ /15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,2 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,... trừ 0,5 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn: (8 điểm) TT Thành phần Nội dung Điểm cần đạt 1 Mở bài Giới thiệu 1,0 đối tượng sẽ miêu tả Nội dung Học sinh 0,5 chọn đúng chủ đề 2 Thân bài 4 điểm Tả đúng đặc 1,0 trưng của chủ đề Kĩ năng Viết đúng 1,0 một bài văn về chủ đề đã chọn Có liên câu 0,5 trong đoạn văn, bài văn. Cảm xúc Đoạn văn có 1,0 cảm xúc 3 Kết bài Nêu cảm 1,0 nghĩ của mình về người được tả Viết đúng cỡ chữ quy định, không sai quá 5 lỗi 4 Chữ viết, chính tả 0,5 chính tả Viết đúng cỡ chữ quy
  8. định, sai trên 10 lỗi chính tả (0,5 điểm) Viết sai cỡ chữ quy định, sai trên 10 lỗi chính tả (0,25 điểm) 5 Dùng từ, đặt Câu từ dễ 0,5 câu hiểu, đúng ngữ pháp 6 Sáng tạo Có sử dụng 1,0 biện pháp nghệ thuật Tổng 8,0 -----------------------------Hết-------------------------------------- PHIẾU BÀI ĐỌC – GIỮA KÌ 1 – LỚP 5 (1) Thái sư Trần Thủ Độ (từ đầu đến ông mới tha cho.) * TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (2) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng… đến đồng bằng xanh mát.) * TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng. (3) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ… đến dáng người trong tranh.) * TLCH: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (4)Con gái (từ Chiều nay… đến cũng không bằng.) * TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan?
  9. (5) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – Mai rồi… bàn tay con.) * TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2