intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đồng Tâm, Vĩnh Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đồng Tâm, Vĩnh Yên" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đồng Tâm, Vĩnh Yên

  1. TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 20 MÔN: TIN HỌC – LỚP 6 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án đúng. Câu 1. Địa chỉ thư điện tử bắt buộc phải có kí hiệu nào? A. $. B. &. C. @. D. #. Câu 2. Khi đặt mật khẩu cho thư điện tử của mình, em nên đặt mật khẩu như thế nào để đảm bảo tính bảo mật? A. Mật khẩu là dãy số từ 0 đến 9. B. Mật khẩu có ít nhất tám kí tự và có đủ chữ hoa, chữ thường, chữ số, kí tự đặc biệt. C. Mật khẩu là ngày sinh của mình. D. Mật khẩu giống tên của địa chỉ thư. Câu 3. Khi nghi ngờ thư điện tử nhận được là thư rác, em sẽ xử lí như thế nào? A. Mở ra đọc xem nội dung viết gì. B. Xoá thư khỏi hộp thư. C. Trả lời lại thư, hỏi đó là ai. D. Gửi thư đó cho người khác. Câu 4. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành: A. tiêu đề, đoạn văn. B. chủ đề chính, chủ đề nhánh. C. mở bài, thân bài, kết luận. D. chương, bài, mục. Câu 5: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần: A. Bút, giấy, mực. B. Phần mềm máy tính. C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối. D. Con người, đồ vật, khung cảnh. Câu 6: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt? A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn. B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng. C. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính. D. Nội dung chính nằm ở giữa trang giấy. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh. Câu 7: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính? A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung. B. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ. C. Có thể chia sẻ được cho nhiều người. D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác. Câu 8. Theo em, tình huống nào sau đây giúp ích cho em khi sử dụng internet? A. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp. B. Bị bạn quen trên mạng lừa đảo. C. Hoàn thành chương trình học tập trên mạng internet. D. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng. Câu 9. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì? A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì. B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng. C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
  2. D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn. Câu 10: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản? A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ đậm. B. Chọn chữ màu xanh. C. Căn giữa đoạn văn bản. D. Chèn hình ảnh vào văn bản. Câu 11: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng. B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn. C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số. D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Câu 12: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là: A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph. B. Vào thẻ Layout, chọn nhóm lệnh Paragraph. C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản. D. Nhấn phím Enter. Câu 13: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là: A. 10 cột, 10 hàng. B. 10 cột, 8 hàng. C. 8 cột, 8 hàng. D. 8 cột, 10 hàng. Câu 14: Để đặt khổ giấy cho trang văn bản, trên thẻ Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh: A. Orientation. B. Size. C. Margins. D. Columns. Câu 15: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là: A. Dòng. B. Trang. C. Câu. D. Đoạn. Câu 16. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để giãn cách dòng cho văn bản? A. B. C. D. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Bài 1. (2,0 điểm) Ghi Đúng/ Sai vào ô tương ứng của các phát biểu sau: Phát biểu Đúng/ Sai a) Khi đang truy cập trang web em nhận được yêu cầu nhập số điện thoại và địa chỉ để có thể tham gia một cuộc thi nhận thưởng dành cho học sinh THCS. Em đã nhập ngay yêu cầu đó. b) Em có một người bạn quen trên mạng và thường xuyên nói chuyện với nhau trên mạng. Bạn ấy xin số điện thoại và địa chỉ của em để có thể gặp nhau nói chuyện trực tiếp. Em đã từ chối yêu cầu của bạn. c) Em được bạn gửi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã gửi cho các bạn khác để cùng nhau xem. d) Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn. Bài 2. (3,0 điểm) Theo em thế nào là nghiện chơi game trên mạng? Nghiện chơi game sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với học sinh?
  3. Bài 3. (1,0 điểm) Em hãy tạo sơ đồ tư duy để ghi lại những việc cần chuẩn bị cho chuyến du lịch của gia đình vào dịp nghỉ hè sắp tới. _______________________________Hết ____________________________________ Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ...................................................................... lớp .........................
  4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B B C C B C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D C C B B D C II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) BÀI ĐÁP ÁN ĐIỂM a) Sai. 0,25đ b) Đúng. 0,25đ 1 c) Sai. 0,25đ d) Đúng. 0,25đ - Nghiện game là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Các em không điều khiển được bản thân thoát khỏi game (chơi ở bất cứ đâu, chơi bất kể lúc nào, không quan tâm gì đến xung quanh, coi việc chơi game quan trọng hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, bất chấp mọi hậu quả). - Một số tác hại đối với học sinh: + Ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thể chất, tinh thần cho học sinh. + Rối loạn giấc ngủ, đau đầu; 3,0đ 2 + Luôn cảm thấy mệt mỏi do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; + Buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; + Mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng; + Dễ cảm thấy bực dọc, cáu gắt, dễ gây gỗ dù chỉ là những chuyện rất nhỏ; + Có xu hướng chống đối với bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc là người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít. +… 3 Ví dụ về một sơ đồ tư duy ghi lại những việc cần chuẩn bị cho chuyến 1,0đ du lịch của gia đình vào dịp hè:
  5. BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Phạm Thị Hồng Huế Triệu Thành Vĩnh Vũ Thị Hiền
  6. TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIN HỌC – LỚP 6 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cơ bản của học sinh, năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn tin học. - Rèn luyện cho học sinh phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực khi làm bài kiểm tra. - Đánh giá chất lượng, hiệu quả, sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh, có thể nhìn ra được những điểm phù hợp/chưa phù hợp của phương pháp giảng dạy để từ đó giáo viên có thể điều chỉnh thích hợp. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá giữa kì II (tuần học thứ 26). - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 20% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 40% Vận dụng. + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm; Gồm 16 câu hỏi (Nhận biết 8 câu = 2,0 điểm và thông hiểu 8 câu = 2,0 điểm). + Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 4,0 điểm). - Kiểm tra trên lớp. III. KHUNG MA TRẬN MỨC Tổng Điểm số ĐỘ số câu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Chủ Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc đề Tự Tự Tự Tự Tự nghiệ nghiệ nghiệ nghiệ nghiệ luận luận luận luận luận m m m m m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Bài 8. 1 2 Thư 0 3 0,75 C1 C2, 3 điện tử 2. Bài 9. An toàn thông 1 1 1 1 2 2 5,5 tin C8 B1 C9 B2 trên intern et 3. Bài 2 2 1 1 4 2,0 10 : C4, 5 C6, 7 B3
  7. MỨC Tổng Điểm số ĐỘ số câu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Chủ Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc đề Tự Tự Tự Tự Tự nghiệ nghiệ nghiệ nghiệ nghiệ luận luận luận luận luận m m m m m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sơ đồ tư duy 4. Bài 11: Định 3 2 dạng C10, C12, 0 5 1,25 văn 14,16 15 bản 5. Bài 12: Trình bày 1 1 0 2 0,5 thông C13 C11 tin ở dạng bảng Số 0 8 1 8 1 0 0 0 3 16 10 câu Điểm 0 2,0 2,0 2,0 4,0 0 0 0 6,0 4,0 10 số Tổng số điểm 2,0 điểm 4,0 điểm 4,0 điểm 0 điểm 10 điểm 10 điểm IV. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN
  8. Mức độ Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) 1. Bài 8. Nhận - Nhận biết thành phần của địa chỉ 1 C1 Thư điện tử biết thư điện tử. Thông Hiểu được cách đảm bảo tính bảo 2 C2, 3 hiểu mật của thư điện tử. 2. Bài 9. An Nhận - Biết được một số tác hại, nguy cơ 1 C8 toàn thông biết bị hại và lợi ích khi sử dụng internet. tin trên - Bảo vệ được thông tin và tài khoản 1 1 B1 C9 internet Thông cá nhân, tầm quan trọng của sự an hiểu toàn thông tin trên internet. - Từ hiểu biết vận dụng vào thực tế 1 B2 Vận nêu được các các nguy cơ gây hại và dụng hậu quả khi học sinh nghiện internet. 3. Bài 10. Sơ - Biết được các tổ chức thông tin 2 C4, 5 Nhận đồ tư duy trong sơ đồ tư duy và các thành phần biết của sơ đồ tư duy. C4, 5 - Hiểu được lợi ích của sơ đồ tư duy. 2 C6, 7 Thông Biết cách tạo một sơ đồ tư duy tốt. hiểu C6,7 Vận - Vận dụng để tạo sơ đồ tư duy đơn 1 B3 dụng giản. 4. Bài 11. - Xác định được các thao tác cơ bản 3 C10, Nhận Định dạng khi định dạng văn bản và in. C10, 14, 14, 16 biết văn bản 16 Thông - Hiểu thao tác để định dạng đoạn 2 C12, hiểu văn bản. C12, 15. 15 5. Bài 12. Nhận - Biết các tạo bảng. C13 1 C13 Trình bày biết thông tin ở - Hiểu được các chức năng của tạo 1 C11 Thông dạng bảng bảng trong phần mềm soạn thảo văn hiểu bản. C11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2