intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 213

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập hóa nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình - Mã đề 213 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 213

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:................................................................SBD:..................... Mã đề thi 213 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm ) Câu 1: Nhận thức cảm tính đem lại những hiểu biết A. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng. B. bản chất của sự vật hiện tượng. C. sâu sắc của sự vật hiện tượng. D. đặc điểm bên trong của sự vật hiện tượng. Câu 2: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?   A. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ.   B. Nguyên nhân của sự phủ định mang tính khách quan.   C. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.   D. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ. Câu 3: Tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là thể hiện   A. phương thức của sự phát triển.  B. xu thế của sự phát triển.   C. cách thức của sự phát triển. D. xu hướng của sự phát triển.  Câu 4: Theo quan điểm của Triết học Mác­ Lênin, vận động là    A. mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng.   B. mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng.   C. mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng.   D. mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng. Câu 5: Trong những cặp dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học    A. Trên ­ dưới. B. Trắng ­ đen.  C. To ­ nhỏ. D. Tiến bộ ­ lạc hậu.  Câu 6: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là    A. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.   B. sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập.   C. sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.   D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 7: Độ của sự vật hiện tượng được hiểu là   A. sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng.   B. giới hạn của sự vật, hiện tượng.   C. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.   D. sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng. Câu 8: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là   A. khoa học của mọi khoa học. B. phương pháp luận.   C. thế giới quan. D. thế giới quan và phương pháp luận. Câu 9: Mưa bão làm sập đổ ngôi nhà là biểu hiện của   A. sự phát triển của hạ tầng xã hội.   B. phủ định siêu     C. phủ định biện chứng.    D. vận động. hình. Câu 10: Vấn đề cơ bản của Triết học là   A. quan hệ giữa vật chất và ý thức. B. quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình.   C. quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. D. quan hệ giữa vật chất và vận động.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 213
  2. Câu 11: Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá thành thay đổi về   A. trình độ. B. lượng. C. chất.  D. bước nhảy. Câu 12: Hoạt động tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường là thể hiện hình thức vận động    A. xã hội.  B. cơ học. C. vật lý. D. sinh học Câu 13: Trong các hình thức hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quan trọng nhất ?   A. Không có hoạt động nào. B. Chính trị ­ xã hội.    C. Thực nghiệm khoa học.  D. Sản xuất vật chất .  Câu 14: Vận động của vật chất bao gồm các hình thức được sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao như  sau   A. cơ, lí, hóa, sinh, xã hội. B. cơ,lí, xã hội, sinh, hóa.   C. cơ, lí, hóa, xã hội, sinh.  D. cơ, lí, toán, sinh, xã hội.  Câu 15: Qúa trình phát triển của các sự vật hiện tượng diễn ra một cách   A. không đồng đều. B. đơn giản, thẳng tắp. C. từ từ, thận trọng.  D. quanh co, phức tạp.  Câu 16: Nhận thức lý tính đem lại những hiểu biết   A. đặc điểm bên trong của sự vật hiện tượng. B. thụ động về sự vật hiện tượng.   C. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng. D. đơn giản về sự vật hiện tượng. Câu 17: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau là   A. không mâu thuẫn. B. mặt đối lập của mâu thuẫn.   C. mâu thuẫn. D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 18: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?   A. Vật lý. B. Cơ học. C. Hoá học. D. Xã hội.  Câu 19: Những thuộc tính chỉ qui mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng là khái niệm về   A. chất. B. điểm nút.  C. lượng. D. độ. Câu 20: Trong những câu sau, câu nào không có yếu tố biện chứng?   A. Có thực mới vực được đạo.  B. Đèn nhà ai nhà ấy rạng .    C. Môi hở răng lạnh.  D. Uống nước nhớ nguồn.  Câu 21: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?   A. Đánh bùn sang ao.    B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.   C. Tích tiểu thành đại.  D. Chín quá hóa nẫu. Câu 22: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thực tiễn ?   A. Mẹ đang trồng rau.  B. Mèo đang bắt chuột.    C. Chị M tiến hành ghép cành. D. Anh H tham gia hiến máu.  Câu 23: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng   A. tồn tại bên cạnh nhau. B. bài trừ nhau.   C. thống nhất hữu cơ với nhau. D. tách rời nhau. Câu 24: Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là   A. không thể nhận thức được.     B. vận động. C. tính quy luật.     D. tính thực tại khách quan. Câu 25: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?   A. Bé gái → thiếu nữ.                               B. Rừng đang bị cháy.   C. Xã hội chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa.   D. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá. Câu 26: Quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người là   A. quá trình nhận biết.     B. sự tư duy. C. quá trình nhận thức.      D. sự hiểu biết. Câu 27: Mặt đối lập của mâu thuẫn vận động, phát triển theo   A. chiều hướng tiến lên. B. chiều hướng cùng chiều.   C. chiều hướng thụt lùi. D. chiều hướng trái ngược nhau. Câu 28: Điểm mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là                                                 Trang 2/3 ­ Mã đề thi 213
  3.   A. chất liệu.  B. điểm nút. C. độ.  D. giới hạn.  II. Tự luận. (3,0 điểm)      Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích để  thấy rõ hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ  trách nhiệm của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện? .................HẾT...............                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2