Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 102
lượt xem 4
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 102 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 102
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:....................................................... SBD:..................... Mã đề thi 102 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm ) Câu 1: Độ của sự vật hiện tượng được hiểu là A. sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng. B. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. C. sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng. D. giới hạn của sự vật, hiện tượng. Câu 2: Mưa bão làm sập đổ ngôi nhà là biểu hiện của A. phủ định siêu hình. B. sự phát triển của hạ tầng xã hội. C. vận động. D. phủ định biện chứng. Câu 3: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách A. kết hợp các mặt đối lập. B. thống nhất giữa các mặt đối lập. C. điều hoà các mặt đối lập. D. đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 4: Sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội chủ nghĩa thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Xã hội. B. Cơ học. C. Hoá học. D. Vật lý. Câu 5: Quan điểm nào không đúng khi nói về sự thống nhất giữa các mặt đối lập theo quan điểm triết học ? A. Hai mặt đối lập có sự thống nhất với nhau. B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. C. Hai mặt đối lập tồn tại riêng biệt, không có mối liên hệ với nhau. D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai ? A. Xã hội không ngừng vận động. B. Dòng sông đang vận động. C. Trái đất không đứng im. D. Cây cầu không vận động. Câu 7: Xây dựng phương pháp học tập mới trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của phương pháp học tập cũ, đó là yêu cầu của A. phủ định biện chứng. B. cách thức phát triển. C. tích lũy về lượng. D. các mặt đối lập. Câu 8: Vận động của vật chất bao gồm các hình thức cơ bản nào dưới đây? A. Cơ, lí, toán, sinh, xã hội. B. Cơ, lí, hoá, sinh, sử. C. Cơ, lí, hoá, sinh, xã hội. D. Cơ, lí, hoá, sinh, địa. Câu 9: Điểm mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là A. chất liệu. B. giới hạn. C. độ. D. điểm nút. Câu 10: Nhận thức cảm tính đem lại những hiểu biết A. sâu sắc của sự vật hiện tượng. B. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng. C. đặc điểm bên trong của sự vật hiện tượng. D. bản chất của sự vật hiện tượng. Câu 11: Lòng yêu nước, thương dân đã thôi thúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, điều đó chứng tỏ A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. thực tiễn là mục đích của nhận thức. C. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. D. thực tiễn là động lực của nhận thức. Câu 12: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách A. đột biến. B. chậm dần. C. dần dần. D. nhanh chóng. Câu 13: Nhận thức lý tính đem lại những hiểu biết Trang 1/3 Mã Đề 102
- A. đơn giản về sự vật hiện tượng. B. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng. C. thụ động về sự vật hiện tượng. D. đặc điểm bên trong của sự vật hiện tượng. Câu 14: Theo quan điểm của Triết học Mác Lênin, vận động là A. mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng. B. mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng. C. mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng. D. mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng. Câu 15: Thế giới vật chất tồn tại thông qua A. các sự vật hiện tượng. B. các sự vật, hiện tượng cụ C. vận động. D. các vật cụ thể. thể. Câu 16: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm có A. hai câu hỏi. B. hai mặt. C. hai nội dung. D. hai vấn đề. Câu 17: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, mâu thuẫn là A. một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. B. hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng. C. những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán. D. quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng. Câu 18: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào A. tính chất của sự vật, hiện tượng. B. lượng của sự vật, hiện tượng. C. quy mô của sự vật, hiện tượng. D. chất của sự vật, hiện tượng. Câu 19: Những thuộc tính chỉ qui mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng là khái niệm về A. chất. B. độ. C. lượng. D. điểm nút. Câu 20: “Mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn”, điều đó thể hiện A. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. C. thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. thực tiễn là động lực của nhận thức. Câu 21: Câu tục ngữ "Kiến tha lâu cũng đầy tổ" thể hiện A. cách thức của sự phát triển. B. phương thức của sự phát triển. C. xu hướng của sự phát triển. D. xu thế của sự phát triển. Câu 22: Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá thành thay đổi về A. lượng. B. trình độ. C. bước nhảy. D. chất. Câu 23: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải A. làm cho chất mới ra đời. B. tạo ra chất mới tương ứng. C. tạo ra sự biến đổi về lượng. D. tích luỹ dần dần về chất. Câu 24: Những hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thực tiễn ? A. Cha đang đánh cá ở ngoài biển khơi. B. Bà đang dệt vải. C. Ông đang đọc thơ. D. Mẹ đang gặt lúa. Câu 25: Trong những cặp dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học? A. Trên dưới. B. Đồng hóa – dị hóa. C. Trắng đen. D. Xinh – xấu. Câu 26: Quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng diễn ra một cách A. từ từ, thận trọng. B. không đồng đều. C. đơn giản, thẳng tắp. D. quanh co, phức tạp. Câu 27: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng A. cùng tồn tại trong một sự vật. B. hợp lại thành một khối. C. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. D. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau. Câu 28: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ? A. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ. B. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ. Trang 2/3 Mã Đề 102
- C. Nguyên nhân của sự phủ định mang tính khách quan. D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng. II. Tự luận. (3,0 điểm) Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích để thấy rõ hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện? HẾT Trang 3/3 Mã Đề 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 111
3 p | 206 | 13
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 213
3 p | 150 | 9
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 214
3 p | 113 | 7
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 215
3 p | 112 | 7
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 101
3 p | 72 | 5
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 212
3 p | 103 | 5
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 219
3 p | 45 | 5
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 103
3 p | 45 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 104
3 p | 64 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 314
3 p | 76 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 312
3 p | 65 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 217
3 p | 49 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 218
3 p | 51 | 3
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 313
3 p | 65 | 3
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 216
3 p | 38 | 3
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 315
3 p | 69 | 3
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 316
3 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn