intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 704

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 704 giúp cho các bạn học sinh trong việc nắm bắt được cấu trúc đề kiểm tra, dạng đề thi chính để có kể hoạch ôn bài một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hữu ích với các thầy cô giáo trong việc tham khảo ra đề thi môn Địa lí lớp 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 704

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ ­ LỚP 12 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MàĐỀ: 704 (Đề có 4 trang) Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: .............................  Câu 1: Dựa vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp thì mạng lưới đô thị  nước ta chia thành: A. 6 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 2: Tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai trồng được cây chè nhiều hơn các tỉnh khác ở Tây Nguyên là do A. sông ngòi dày đặc. B. địa hình bằng phẳng . C. hệ đất phong phú. D. khí hậu thuận lợi. Câu 3: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội phía Tây của nước ta là A. quốc lộ số 9. B. đường sắt Thống nhất. C. quốc lộ số 8. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 4: Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường 19 và đường 26 có vai trò quan trọng trong mối   quan hệ giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với A. Đồng bằng sông Cửu Long.                         B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 5: Vùng nào sau đây có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 6: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch theo hướng công nghiệp  hóa, hiện đại hóa được thể hiện rõ qua: A. Tỉ trọng ngành nông ­ lâm ­ ngư tăng. B. Tỉ trọng ngành dịch vụ giảm. C. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng. D. Tỉ trọng ngành công nghiệp ­ xây dựng giảm. Câu 7: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 ­ 2014                                     (Đơn vị : nghìn ha) Năm Mía Lạc Đậu tương 2000 302,3 244,9 124,1 2005 266,3 269,6 204,1 2010 269,1 231,4 197,8 2014 305,0 208,7 109,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích các loại cây công nghiệp  hàng năm của nước ta trong giai đoạn 2000 ­ 2014? A. Diện tích đỗ tương tăng liên tục trong giai đoạn 2000 ­ 2014. B. Diện tích mía giảm tục giảm trong giai đoạn 2000 ­ 2014. C. Diện tích lạc liên tục giảm trong giai đoạn 2000 ­ 2014.                                               Trang 1/5 ­ Mã đề thi 704
  2. D. Diện tích mía tăng trong giai đoạn 2005 ­ 2014. Câu 8: Phía Bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với vùng A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 9: Với khí hậu phân hóa theo độ cao và có mùa đông lạnh nên Trung du và miền núi Bắc Bộ  phát triển được A. cây lương thực. B. cây rau quả cận nhiệt và ôn đới. C. cây công nghiệp nhiệt đới. D. cây công nghiệp ngắn ngày. Câu 10: Ngoài lợi ích kinh tế, việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có   kế hoạch, có cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng nhằm mục đích: A. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biển. C. Bảo vệ môi trường sinh thái. D. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Quy Nhơn   có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Cơ khí. B. Đóng tàu. C. Điện tử. D. Dệt may. Câu 12: Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở  Tây Nguyên là: A. Mùa khô kéo dài. B. Mùa mưa tập trung vào thu ­ đông. C. Tiềm năng thủy điện nhỏ. D. Diện tích rừng giảm nhanh. Câu 13: Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi để nước ta phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt? A. Có nhiều đầm phá. B. Diện tích vùng biển rộng. C. Sông ngòi, ao hồ dày đặc. D. Đường bờ biển dài. Câu 14:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào   không thuộc  tiểu vùng  Đông Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lào Cai. B. Hòa Bình. C. Yên Bái. D. Hà Giang. Câu 15: Việc phát huy thế  mạnh nông ­ lâm ­ ngư  là một cơ  sở  để  đẩy mạnh công nghiệp hóa   của vùng Bắc Trung Bộ nhằm cung cấp A. lương thực cho công nghiệp. B. lương thực để xuất khẩu thu ngoại tệ. C. thức ăn cho chăn nuôi. D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 16: Nhận định nào sau đây không chính xác về tình hình phát triển ngành chăn nuôi của nước   ta? A. Hiệu quả chăn nuôi rất cao và ổn định. B. Bước đầu phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo. D. Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. Câu 17:  Nhân tố  nào sau đây gây sức ép đối với phát triển kinh tế  ­ xã hội  ở  Đồng bằng sông   Hồng ? A. Tài nguyên khoáng sản không giàu có. B. Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước. C. Một số loại tài nguyên bị xuống cấp. D. Sự thất thường của khí hậu. Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí  của vùng Tây Nguyên? A. Tiếp giáp Đông Nam Bộ.                                               Trang 2/5 ­ Mã đề thi 704
  3. B. Giáp với biển Đông. C. Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Giáp với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Câu 19: Khu vực đồi trước núi của vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh vượt trội về A. Chăn nuôi đại gia súc. B. Khai thác khoáng sản. C. Chăn nuôi gia cầm. D. Phát triển thủy điện. Câu 20:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 nước ta xuất khẩu mặt   hàng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B. Công nghiệp nặng và khoáng sản. C. Nông, lâm sản. D. Thủy sản. Câu 21: Cho biểu đồ sau: Căn cứ  vào biểu đồ  trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  tình hình sản xuất than, dầu   mỏ và điện ở nước ta, giai đoạn 2000 ­ 2012? A. Sản lượng dầu mỏ tăng liên tục. B. Sản lượng điện tăng liên tục. C. Sản lượng than tăng 36,5 lần . D. Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh nhất. Câu 22: Ý nào sau đây không phải đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta? A. Sản phẩm chủ yếu tiêu dùng tại chỗ. B. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công. C. Sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán. D. Mục đích sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận. Câu 23:  Những thành tựu trong lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục và y tế  đã tác động đến   nguồn lao động nước ta là: A. Tăng tỉ lệ lao động phổ thông. B. Chất lượng lao động được nâng lên. C. Số lượng lao động được tăng lên.                                               Trang 3/5 ­ Mã đề thi 704
  4. D. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy. Câu 24: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cà Mau   không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Cơ khí. B. Hóa chất, phân bón. C. Sản xuất ôtô. D. Chế biến nông sản. Câu 25: Quốc lộ 1 ở nước ta chạy suốt từ: A. Cửa khẩu Móng Cái đến Hà Tiên. B. Cửa khẩu Lào Cai đến thành phố Cần Thơ. C. Cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn. D. Cửa khẩu Thanh Thủy đến Cà Mau. Câu 26: Cho bảng số liệu:  TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH, PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 ­ 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 2014 Nông ­ lâm ­ ngư nghiệp 108536 175084 396600 697000 Công nghiệp ­ xây dựng 162220 343807 693300 1307900 ị ụ Dch v 171070 319003 792000 1537100 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)  Căn cứ vào bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm trong nước  (GDP) của các khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000 ­ 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp. B.  Biểu  đồ  tròn. C.  Biều  đồ  đường. D.  Biểu  đồ  miền. Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta? A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. B. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên. C. Người lao động có tính cần cù, sáng tạo, ham học hỏi. D. Lao động có trình độ chuyên môn cao phân bố đều ở các vùng. Câu 28: Hoạt động kinh tế nào sau đây ở  vùng Bắc Trung Bộ  phát triển mạnh hơn vùng Duyên  hải Nam Trung Bộ? A. Khai thác tổng hợp kinh tế biển. B. Khai thác và chế biến lâm sản. C. Sản xuất muối ven biển. D. Phát triển du lịch biển. Câu 29:  Loại đất nào chiếm tỉ  lệ  cao nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp của Đồng bằng sông  Hồng? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất phù sa màu mỡ. D. Đất chuyên dùng. Câu 30: Hiện nay, ngành công nghiệp năng lượng của nước ta phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở  tự nhiên nào? A. Có nguồn lao động dồi dào, có trình độ. B. Có mỏ than Quảng Ninh trữ lượng lớn. C. Trữ lượng than, dầu khí và trữ năng thủy điện lớn. D. Có tiềm năng thủy điện rất lớn. Câu 31: Nhận xét nào sau đây không đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành  ở Đồng bằng sông Hồng trong thời gian gần đây là                                               Trang 4/5 ­ Mã đề thi 704
  5. A. tăng tỉ trọng nông ­ lâm ­ ngư. B. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. C. phát triển các ngành tài chính, ngân hàng. D. đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. Câu 32: Yếu tố cơ bản nhất để cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh loại hình du  lịch biển đảo là: A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. B. Nhiều rạn san hô đẹp. C. Đường bờ biển dài. D. Các bãi tắm, đảo gần bờ đẹp nổi tiếng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­  ­ Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành thời gian từ   năm 2009 đến nay. ­ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.                                               Trang 5/5 ­ Mã đề thi 704
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2