Sở GD-ĐT Bình Định<br />
Trường THPT Trưng Vương<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II<br />
MÔN: VĂN KHỐI 10(CHUẨN)<br />
Thời gian: 90 phút<br />
Mã đề: 001<br />
I.<br />
Phần trắc nghiệm:(3điểm-12 câu)<br />
Khoanh tròn vào đáp án đúng<br />
Câu 1. Nhận định “có sức mạnh của mười vạn quân” (Phan Huy Chú) nói về tác phẩm<br />
nào của Nguyễn Trãi?<br />
A. Quân trung từ mệnh tập<br />
B. Đại cáo bình Ngô<br />
C. Lam Sơn thực lục<br />
D. Dư địa chí<br />
Câu 2. Đoạn văn “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì<br />
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước”. Sử dụng<br />
biện pháp nghệ thuật gì?<br />
A. Điệp ngữ, liệt kê<br />
B. Nhân hóa, so sánh<br />
C. Tượng trưng, ẩn dụ<br />
D. Nhân hóa, ẩn dụ<br />
Câu 3. Trong câu văn: “ Chị Sứ yêu biết bao nhiêu mảnh đất này, nơi chị đã oa oa cất tiếng<br />
khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Phần in đậm giữ vai trò gì trong<br />
câu?<br />
A. Trạng ngữ<br />
B. Vị ngữ<br />
C. Phụ chú<br />
D. Chủ ngữ<br />
Câu 4. Khi nói: Đây giọng thơ Tố Hữu, kia giọng thơ Chế Lan Viên, đây ngôn ngữ<br />
Nguyễn Tuân, còn kia văn Vũ Trọng Phụng... là người ta muốn nói tới?<br />
A. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật<br />
B. Tính cá thể hóa<br />
C. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học D. Tính đa nghĩa của văn chương<br />
Câu 5. Dòng nào diễn tả đầy đủ sự toàn tài hiếm có của Nguyễn Trãi?<br />
A. Nhà tư tưởng, chính trị, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất<br />
B. Nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự<br />
C. Nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, nhà ngoại giao, nhà quân sự<br />
D. Nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà văn nhà thơ<br />
Câu 6. Tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ nào?<br />
A. Chữ Hán<br />
B. Chữ Nôm<br />
C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Hán và chữ Nôm<br />
Câu 7. Điều nào đã đem đến cho Nguyễn Du 1 vốn sống thực tế phong phú?<br />
A. Sinh ra trong 1 gia đình quí tộc phong kiến quyền quí<br />
B. Sống với anh, người cũng làm quan đến chức Tham tụng, thân với chúa Trịnh<br />
C. Trải nghiệm qua nhiều môi trường sống và có nhiều năm sống khó khăn<br />
D. Suy ngẫm nhiều về con người và cuộc đời<br />
Câu 8. Ngôn ngữ thể hiện tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi<br />
của người chinh phụ” là ngôn ngữ nào?<br />
A. Ngôn ngữ đối thoại<br />
B. Ngôn ngữ độc thoại<br />
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm D. Ngôn ngữ nội tâm<br />
Câu 9. Đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” đặc biệt nhấn mạnh công<br />
lao gì của Trần Quốc Tuấn đối với đất nước?<br />
A. Khéo tiến cử người tài<br />
B. Hai lần đánh tan quân Nguyên<br />
C. Soạn các sách binh pháp để huấn luyện quân đội<br />
D. Để lại những bài học và nhân cách quí báu cho đời sau<br />
<br />
Câu 10. Trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” Việc Kiều “ Giật mình mình lại thương<br />
mình xót xa” cho thấy Kiều là người như thế nào?<br />
A. Tự tách mình ra khỏi những kỉ nữ<br />
B. Cô đơn nơi lầu xanh không ai tri âm tri kỉ<br />
C. Có ý thức về phẩm giá và nhân cách của mình<br />
D. Không chịu chấp nhân buông xuôi, đầu hàng hoàn cảnh<br />
Câu 11. Vì sao Thúy Kiều-chị- phải cậy, lạy, thưa Thúy Vân-em-trong hoàn cảnh trao<br />
duyên?<br />
A. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Vân dành cho<br />
nàng<br />
B. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong gia đình gia giáo như gia đình Kiều<br />
C. Vì trong tình huống ấy Kiều không đủ tỉnh táo để cân nhắc kĩ từng lời nói, cử chỉ<br />
D. Vì làm như thế Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật<br />
Kim Trọng dành cho mình<br />
Câu 12. Tâm trạng của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến( trong đoạn trích<br />
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”) là tâm trạng nào?<br />
A. Buồn nản, mệt mỏi, cô đơn<br />
B. Vui vẻ, phấn chấn, an tâm<br />
C. Không vui, không buồn<br />
D. Nhẫn nhịn chờ đợi<br />
II.<br />
<br />
PHẦN TỰ LUẬN: (7ĐIỂM)<br />
Cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ sau:<br />
“ Cậy em, em có chịu lời<br />
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa<br />
Giữa đường đứt gánh tương tư<br />
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em<br />
Kể từ khi gặp chàng Kim<br />
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề<br />
Sự đâu sóng gió bất kì<br />
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai<br />
Ngày xuân em hãy còn dài<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non<br />
Chị dù thịt nát xương mòn<br />
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây<br />
Chiếc vành với bức tờ mây<br />
Duyên này thì giữ, vật này của chung<br />
Dù em nên vợ nên chồng<br />
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên<br />
Mất người còn chút của tin<br />
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa...”<br />
(Trích “Trao duyên”- Nguyễn Du).<br />
<br />