SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG<br />
<br />
Mã đề thi 126<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II<br />
MÔN VĂN LỚP 10 CƠ BẢN<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
<br />
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:<br />
1). Khi xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận, chúng ta phải làm gì?<br />
A). Lựa chọn phương pháp lập luận<br />
B). Xác định luận điểm<br />
C). Tất cả các đáp án D). Tìm luận cứ<br />
2). Câu "Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh nông<br />
thôn ngày xưa trong những ngày sưu thuế" sai ở chỗ nào?<br />
A). Thiếu phụ ngữ<br />
B). Thiếu vị ngữ<br />
C). Thiếu chủ ngữ<br />
D). Không sai<br />
3). Thao tác nào không cần thiết khi tóm tắt một văn bản thuyết minh?<br />
A). Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh<br />
B). Tìm bố cục của văn bản<br />
C). Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt<br />
D). Xác định thể loại của văn bản<br />
4). Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?<br />
A). Thanh Hiên thi tập<br />
B). Đoạn trường tân thanh<br />
C). Nam Trung tạp ngâm<br />
D). Dư địa chí<br />
5). Khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi giữ vai trò gì?<br />
A). Lãnh tụ<br />
B). Quân sư<br />
C). Tướng lĩnh<br />
D). Tư đồ<br />
6). Hai câu thơ:<br />
"Chiếc vành với bức tờ mây<br />
Duyên này thì giữ vật này của chung"<br />
diễn tả tâm trạng nào của Thúy Kiều?<br />
A). Nhớ về buổi thề nguyền gắn bó cùng Kim Trọng suốt đời<br />
B). Mong mỏi trao duyên để có tiền chuộc cha và em<br />
C). Nhớ lại vật kỉ niệm với Kim Trọng<br />
D). Sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm<br />
7). Điều nào không có trong "Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" của Ngô Sĩ<br />
liên<br />
A). Trần Quốc Tuấn định giết con là Quốc Tảng<br />
B). Trần Quốc Tuấn dạy học<br />
C). Trần Quốc Tuấn tiến cử người tài giỏi cho đất nước<br />
D). Trần Quốc Tuấn soạn sách để khích lệ tướng sĩ<br />
8). Nội dung nào sau đây không có trong bố cục ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ của<br />
Nguyễn Trãi?<br />
A). Kể lại cuộc khởi nghĩa và tuyên bố chiến quả<br />
B). Vạch rõ tội ác kẻ thù<br />
C). Nêu luận đề chính nghĩa<br />
D). Nhớ tới các vị anh hùng<br />
đã khuất<br />
<br />
9). Trong bài BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ, đứng trước cảnh sông Bạch Đằng,<br />
<br />
nhân vật khách rơi vào tâm trạng buồn thương vì cảnh "sông chìm giáo gãy, gò đầy<br />
xương khô" nhưng đằng sau đó vẫn ẩn giấu một nỗi niềm, đó là gì?<br />
A). Niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc<br />
B). Niềm băn khoăn vì mình chưa đi được nhiều nơi<br />
C). Sự mãn nguyện vì đã được đến sông Bạch Đằng<br />
D). Niềm lo lắng cho vận mệnh dân tộc<br />
10). Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống "Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có<br />
chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu ........... của con người"<br />
A). Tìm hiểu<br />
B). Thẩm mĩ<br />
C). Khái quát<br />
D). Nhận thức<br />
11). Trong câu "Chị Sứ yếu biết bao nhiêu mảnh đất này, nơi chị đã oa oa cất<br />
tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị", phần in đậm<br />
giữ vai trò gì trong câu?<br />
A). Phụ chú<br />
B). Trạng ngữ<br />
C). Chủ ngữ<br />
D). Vị ngữ<br />
12). Doạn trích CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều) thể hiện nội dung<br />
nào?<br />
A). Sự lưu luyến của Thúy Kiều với Từ Hải<br />
B). Lý tưởng anh hùng<br />
C). Ước vọng tập hợp được mười vạn tinh binh<br />
D). Lời hẹn một năm sau Thúy Kiều và Từ Hải sẽ gặp lại<br />
II.PHẦN TỰ LUẬN:<br />
Hãy trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:<br />
...“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,<br />
Giật mình mình lại thương mình xót xa.<br />
Khi sao phong gấm rủ là,<br />
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.<br />
Mặt sao dày gió dạn sương,<br />
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!<br />
Mặc người mưa Sở mây Tần,<br />
Những mình nào biết có xuân là gì.”...<br />
(Trích TRUYỆN KIỀU-Nguyễn<br />
Du)<br />
<br />