SỞ GD & ĐT LẠNG SƠN<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ II – KHỐI 12<br />
NĂM HỌC: 2014 – 2015<br />
<br />
CHÍNH THỨC<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1 (2.0 điểm)<br />
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:<br />
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét<br />
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng<br />
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc<br />
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.”<br />
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, SGK ngữ văn 12, NXBGD, 2013)<br />
a. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên?<br />
b. Trong đoạn thơ trên, để diễn tả cảm xúc của mình, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu<br />
từ gì? Chỉ rõ hiệu quả của biện pháp tu từ đó?<br />
c. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”?<br />
Câu 2 (3,0 điểm)<br />
Ngày 16 tháng 4 năm 2014, chuyến phà Sewol (Hàn Quốc) chở 450 người, chủ yếu là<br />
học sinh trường trung học Danwon, đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến đảo<br />
Jeju thì bị lậy úp bởi sự thiếu kinh nghiệm của người điều khiển. Phà Sewol đã chìm<br />
xuống vùng biển lạnh giá, mang theo gần 200 sinh mệnh. Trong giây phút kinh hoàng<br />
khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trên chuyến phà đã gửi tới mẹ mình tin nhắn:<br />
“Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp nói với mẹ nên gửi tin nhắn. Con yêu mẹ”…<br />
(Theo vtc.vn)<br />
Viết bài văn nghị luận (khoảng 1.5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về<br />
đoạn tin trên.<br />
Câu 3 (5.0 điểm) Thí sinh chỉ chọn làm một trong 2 câu 3a hoặc 3b.<br />
Câu 3a. Dành cho thí sinh học theo chương trình chuẩn<br />
Về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.<br />
Câu 3b. Dành cho thí sinh học theo chương trình nâng cao<br />
Cảm nhận của anh/chị về nét đẹp nhân sách của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn<br />
Một người Hà Nội – Nguyễn Khải.<br />
<br />