SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút,<br />
(không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:<br />
Ai kia ở chốn phồn hoa đỏ hội ồn ào, bụi bặm mong có dịp về nông thôn để được hít<br />
thở không khí trong lành, đắm mình vào dòng sông quê hương “soi tóc những hàng<br />
tre”, đang thật sự bị thất vọng. Sự “trong lành” ấy đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi<br />
chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ mạnh ai nấy được<br />
trong nuôi trồng thủy sản. Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180000 tấn phân hóa học.<br />
1500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng<br />
trực tiếp làm đen ngòm, nước sông đang bốc mùi! Sông Thị Vải trong lưu vực sông<br />
Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu suối Cá – Đồng Nai đến<br />
khu vực công nghiệp Mĩ Xuân… Rồi câu chuyện về “làng ung thư”, thảm họa đau<br />
thương ngày càng tăng của một cộng đồng do tác động trực tiếp của chất thải công<br />
nghiệp, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận thật rõ ràng: ai là thủ phạm của<br />
những cái chết đau thương . Đó là một ví dụ quá đau xót. Phải xem đây là nỗi đau<br />
không chỉ một làng, một địa phương mà là nỗi đau chung của những ai có lương tri<br />
vài đạo lí dân tộc máu chảy ruột mềm, thương người như thể thương thân, một con<br />
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Làm sao có thể dửng dưng, vô cảm khi trên màn hình, những<br />
cư dân ở cái “làng ung thư” kia đang bị căn bệnh quái ác tấn công đang hiền lành và<br />
bất lực kêu cứu?<br />
(Tương lai – Môi trường và phát triển.www.nguoi daibieu.com)<br />
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)<br />
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào (chỉ phương<br />
thức biểu đạt chính)? Nếu hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt đó.<br />
(0,75 điểm)<br />
Câu 3: Anh chị hiểu cụm từ “bị chết” trong câu in đậm như thế nào? (0,25 điểm)<br />
Câu 4: Chỉ ra các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn văn. Các thành ngữ, tục ngữ đó thể<br />
thiện đạo lý gì của dân tộc ta? (0,75 điểm)<br />
Câu 5: Hãy nêu hai giải pháp mà anh chị cho là hiệu quả để giải quyết vấn đề đặt ra từ<br />
đoạn văn trên. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,75 điểm)<br />
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (3,0 điểm)<br />
<br />
Phải chăng có tiền mua tiên cũng được? Hày trình bày ý kiến của anh chị bằng<br />
một bài văn ngắn khoảng 600 từ .<br />
Câu 2 (4,0 điểm)<br />
Về các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt, tác giả Kim Lân khẳng định: “Trong hoàn<br />
cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng con người ấy không nghĩ đến cái chết<br />
mà vẫn hướng tới sự sống vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Qua nhân vật người vợ<br />
nhặt trong tác phẩm, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.<br />
<br />