SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
<br />
TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
<br />
Phần I – Đọc hiểu (3 điểm)<br />
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:<br />
“Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi<br />
này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹ<br />
ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm.Nó là cái<br />
tâm sự không tiết ra được.Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng<br />
huống thở than của một cảnh ngộ tri âm… Nó là niềm vang dội quằn quại của những<br />
tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt<br />
kẽ mành thưa. Nó là sự tại phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dễ mưa ẩm<br />
và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lá lay nhào lìa của lá bỏ cành… Nó là cái oan uổng<br />
nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím”<br />
(Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân)<br />
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?<br />
2. Nội dung của văn bản?<br />
3. Câu văn: “ Tiếng đàn hầm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian” sử<br />
dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?<br />
4. Bằng một đoạn văn ngắn, hãy chia sẻ bức thông điệp mà anh (chị) rút ra được từ văn<br />
bản trên?<br />
Phần II – Làm văn (7 điểm)<br />
Các truyện ngắn hay thường có những kết thúc độc đáo, đó là những cái kết mở<br />
ra cho người đọc nhiều suy nghĩ.<br />
Anh (chị) hãy phân tích cách kết thúc truyện “ Vợ nhặt” của Kim Lân và cách<br />
kết thúc truyện “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để thấy được điều đó.<br />
<br />