intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC        ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GD­ĐT CHÂU ĐỨC         MÔN: NGỮ VĂN 6 Áp dụng năm học 2022­2023 PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG  I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Văn bản: + Thể loại: thơ lục bát, truyện đồng thoại, hồi kí. + Chủ điểm: Vẻ đẹp quê hương, Những trải nghiệm trong đời, Trò chuyện cùng thiên nhiên. Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: + Nhận biết được đặc điểm của thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ. + Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại, người kể chuyện. + Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí. + Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. + Nhận biết được chủ đề của văn bản; + Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. + Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Tiếng Việt: + Từ ghép, từ láy + Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. + Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ. * Yêu cầu cần đạt + Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
  2. + Nhận biết được cụm từ, tác dụng của mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng; II. VIẾT Viết bài văn tự sự * Yêu cầu cần đạt + Nắm vững các bước làm bài văn kể lại một trải nghiệm + Biết trình bày sự việc theo một trật tự hợp lý, kết hợp với yếu tố miêu tả + Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với sự việc, con người trong câu chuyện + Thể hiện được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân    ẦN 2 ẤU TRÚC, MA TRẬN ĐỀ PH  : C I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Số câu: 10 + Đọc hiểu: 6 câu trắc nghiệm, 3 câu hỏi ngắn. + Viết: 1 câu - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. II. SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO CÁC CẤP ĐỘ Tổn g % Nội điểm TT Kĩ dun năng g/đơ Vận Nhậ Thôn Vận n vị n g dụn dụ kiến biết hiểu g ng thức ca o TNK T L TN TNK TN TL TL T Q KQ Q KQ L Văn 1 4 câu 1 câu bản - - - câu - - 2,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1 Đọc 60%
  3. hiểu Tiếng 2 câu 1 câu Việt - - - - - - 1,0 đ 1,0 đ 2 Viết Văn 1 câu miêu - - - - - - - 40% 4,0 đ tả Tổng số điểm, tỉ lệ 3.0 đ, 30% 2.0 đ, 20% 1.0 đ, 10% 4.0 đ, 40% 100 III. MA TRẬN K Nội dung/Đơn vị TT ĩ Mức độ đánh giá kiến thức n ă n g Nhậ Nhận biết: 1 Đọc hiểu + Truyện đồng thoại; - Nhận biết được + Hồi kí; những dấu hiệu đặc trưng của thể loại + Thơ lục bát. truyện đồng thoại, hồi Tiếng Việt: kí, thơ lục bát - Nhận biết từ ghép, từ + Mở rộng thành láy, cụm từ, ẩn dụ, phần chính của hoán dụ câu bằng cụm từ. Thông hiểu: + Lựa chọn từ ngữ - Hiểu được ý nghĩa, phù hợp với việc tác dụng của các chi thể hiện nghĩa của tiết tiêu biểu; văn bản. - Hiểu được đặc + Ẩn dụ, hoán dụ. điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ; - Hiểu được chủ đề của văn bản; - Hiểu được tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ, biết lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. Vận dụng: - Nêu được bài học
  4. về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. - Viết câu văn mở rộng thành phần chính bằng cụm từ về nội dung của văn bản. 2 Viết Văn tự sự Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân T 6TN 2 TL ổ n g T 30 % 20 % i ̉ l ê ̣ %
  5. TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA HK I – NH: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : (…) Nhưng đến một ngày kia, tôi phải cảm ơn một sự tình cờ đã đến mở mắt tôi. Tôi vẫn đi đánh nhau thuê mua vui. Tôi vẫn được đem đi chọi nhau như thế. Ðối thủ của tôi lần này là một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa tôi. Vừa bị đẩy vào đứng đối diện, anh ta đã nháo nhác kêu tru tréo: - Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã có răng có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua được mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà. (…) Có một anh Xiến Tóc bay xè xè trên trời rồi đậu xuống cành nhãn gần đấy, nhìn đám dế chọi nhau. Anh Xiến Tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khắc từng đốt, chõ xuống mắng tôi: - Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt. (…) Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây, không dám xuống.Tôi hích mũi ra một câu: - Ngứa mồm! Rồi tôi lại đuổi đánh thằng bé như thường. Tôi ngổ ngáo vụt lên trước, hếch càng, chặn. Thảm hại, mới nếm thêm có cái đá hậu, thằng bé đã quay đơ và chỉ còn thoi thóp thở. (…) Ðêm hôm ấy, (…). Rồi anh Xiến Tóc oai linh ban chiều vụt hạ cánh xuống ngay bên nách tôi. Tôi rú lên một tiếng kinh khủng. Tôi cứng cả khoeo, không nhích chạy được. Tôi không ngờ. Phen này chết thật chứ không chơi. Răng nó như sắt thế kia, cái vuốt chân như dao thế kia. Một mình tôi ở nơi vắng vẻ thế này. Tất chết! Tuy tôi cố mím môi, mà cánh, mà chân, mà càng tôi cứ run lên bần bật. (…) Bởi vậy tôi chỉ thấy Xiến Tóc cúi hai cái sừng sát mặt tôi, kênh mũi tôi lên mà bảo rằng: - Á bây giờ thì co vòi lại rồi có phải không? Còn gì xấu bằng cậy sức mà đi bắt nạt. Khôn ngoan đá đáp người ngoài... Ta tha cho lần này. Nhưng ta hãy tạm mượn đi của mày hai cái râu. (…) Ðường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì khốn khổ như thế này đây. Cho đến bây giờ tôi vẫn trọc lông lốc bởi mất hai sợi râu từ cái tích tôi được thêm bài học mới vừa đắt vừa đau đêm ấy. Nhưng cũng vì thế mà tôi tỉnh ngộ. (…)Tôi thở dài, thầm nghĩ: Hôm trước ta đã vướng điều lẫm lỗi, bây giờ lại mắc lỗi nữa.....ôi, ta hèn quá. Cũng may bác Xiến Tóc không giết ngoém ngay ta đi. Mới
  6. 6 biết đời này hồ dễ ai bắt nạt nổi ai. Ta đánh kẻ yếu hơn ta thì kẻ khác mạnh hơn ta đánh ta. (…) (Trích Chương 2 - Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài, NXB Kim Đồng) Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại gì? A.Truyện cổ tích. C.Truyện ngụ ngôn. B.Truyền thuyết. D. Truyện đồng thoại. Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp tất cả các ngôi kể. Câu 3. (0.5 điểm) Văn bản trên bao gồm những nhân vật chính nào? A. Dế Mèn C.Xiến Tóc B. Dế Mèn và Xiến Tóc D. Anh chàng dế con. Câu 4:(0.5 điểm) Trải nghiệm mà Dế Mèn có được trong văn bản này là gì? A. Hung hăng đi đánh nhau với những chú dế khác để mua vui cho lũ trẻ. B. Hối hận vì không nghe lời khuyên nhủ của Xiến Tóc. C. Cậy sức đi đánh chú dế con, Xiến Tóc can ngăn nhưng không được, sau đó bị Xiến Tóc trừng trị nên ân hận và nhận ra lỗi lầm. D. Thấy được sức mạnh của Xiến Tóc hơn mình nên đầu hàng. Câu 5: (0.5 điểm) Câu văn: “Răng nó như sắt thế kia, cái vuốt chân như dao thế kia.” dùng biện pháp tu từ là: A. So sánh C. Điệp ngữ B. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 6: Trong câu văn sau đây, đâu là từ láy: “Có một anh Xiến Tóc bay xè xè trên trời rồi đậu xuống cành nhãn gần đấy, nhìn đám dế chọi nhau.” A. Xè xè B. cành nhãn C. chọi nhau D. đám dế Câu 7 (1 điểm): Em có đồng tình với lời mắng của anh Xiến Tóc không: “Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt.” Vì sao? Câu 8 ( 1điểm): Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn trong đoạn trích? Từ đó, em rút ra bài học nào cho bản thân? 6
  7. Câu 9 (1 điểm): Cho câu sau: Xuân về a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ. b. Mở rộng thành phần câu. II/ PHẦN VIẾT: (4 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. HẾT ĐÁP ÁN 1/ Câu 1-6: chọn đáp án đúng được 0,5 điểm 1D, 2A, 3B, 4C, 5A, 6A 2/ Câu 7: HS trả lời đồng tình (0.5 điểm) và giải thích lí do (0.5 điểm). 3/ Câu 8: - HS nêu thái độ của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, cậy sức mà đi bắt nạt người khác(0.5 điểm). -Từ trải nghiệm của Dế Mèn, em rút ra những bài học cho bản thân (0.5 điểm). + Không nên kiêu căng, xốc nổi, cậy sức mà đi bắt nạt người khác.cần biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm. + Phải biết nghe lời khuyên nhủ, góp ý của mọi người xung quanh; biết giúp đỡ những người yếu thế… + Trước những lỗi lầm, cần biết nhận ra và sửa chữa để hoàn thiện bản thân… 4/ Câu 9: a/ (0.5 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ Xuân/ về CN VN b/ (0.5 điểm): Mở rộng thành phần câu HS mở rộng trạng ngữ, chủ ngữ hoặc vị ngữ. NỘI DUNG - YÊU CẦU ĐIỂM Mở bài: Giới thiệu chung về thời gian, không gian xảy ra câu 0,5 chuyện, ấn tượng của người viết. Thân bài:
  8. 8 - Kể hoàn cảnh, thời gian, không gian diễn ra sự sự việc khởi đầu và 0,5 những nhân vật có liên quan. - Kể các sự việc diễn biến theo trình tự diễn ra của chúng, kết hợp 1,5 với các yếu tố miêu tả, biểu cảm 0,5 - Kể sự việc kết thúc. Kết bài: Trình bày ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân 0,5 Hình thức trình bày bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không sai 0,5 chính tả, diễn đạt lưu loát. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2