intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: Công nghệ – Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng: 0.25 điểm) Câu 1: Xoài thuộc nhóm cây ăn quả nào? A. Nhóm cây ăn quả ôn đới. B. Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới. C. Nhóm cây ăn quả cận nhiệt đới. D. Nhóm cây ăn quả nhiệt đới. Câu 2: Cây xoài mang những đặc điểm thực vật như thế nào? A. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc đơn lẻ, gồm hoa đực và hoa cái. B. Thân gỗ, rễ chùm, hoa mọc từng chùm, gồm hoa đực và hoa cái. C. Thân gỗ, rễ chùm, hoa mọc đơn lẻ, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. D. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc từng chùm, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Câu 3: Khoảng nhiệt độ nào thích hợp để cây xoài sinh trưởng, phát triển tốt? A. 27-28oC. B. 28-29oC. C. 24-26oC. D. 22-23oC. Câu 4: Lượng mưa trung bình hàng năm bao nhiêu không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài? A. 1000-1200mm/ năm. B. 1000-1200ml/ năm. C. 1000-2000mm/ năm. D. 1000-2000ml/ năm. Câu 5: Độ pH của đất trồng xoài trong khoảng bao nhiêu để cây sinh trưởng và phát triển tốt? A. 3-4. B. 4-5. C. 4,5-5. D. 5,5-6,5. Câu 6: Khi trồng xoài, chọn cây con đủ tiêu chuẩn có chiều cao khoảng bao nhiêu? A. 40-50cm. B. 60-80cm. C. 70-90cm. D. 60-100cm. Câu 7: Khi bón thúc cho cây xoài, cần đảm bảo tỉ lệ N:P:K như thế nào? A. 1:1:1. B. 3:2:1. C. 1:2:3. D. 2:3:2. Câu 8: Loại sâu nào phá hại chủ yếu trên cây xoài? A. Rầy xanh. B. Ruồi đục quả. C. Bệnh thán thư. D. Bệnh thối quả, khô đọt. Câu 9: Chọn cây nào để ghép nếu dùng cây xoài làm gốc ghép? A. Cây có năng suất thấp. B. Cây khác họ. C. Cây cùng họ. D. Tùy ý của người ghép. Câu 10: Nếu xoài được trồng bằng cây ghép, cây cho quả sau bao nhiêu năm trồng? A. 3 năm. B. 4-6 năm. C. 7-8 năm. D. 9 năm. Câu 11: Phân để bón lót vào hố chuẩn bị trồng cây có đặc tính như thế nào? A. Khó tan. B. Dễ tan. C. Tùy theo thời điểm bón phân. D. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. Câu 12: Trồng cây được tiến hành theo quy trình nào? A. Đào hố  Đặt cây vào hố  Bóc vỏ bầu  Lấp đất  Tưới nước. B. Đào hố  Bóc vỏ bầu  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. C. Bóc vỏ bầu Đào hố  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. D. Bóc vỏ bầu  Đào hố  Tưới nước Đặt cây vào hố  Lấp đất. Câu 13: Tại sao cần bóc bỏ vỏ bầu cây trước khi đặt vào hố? A. Thuận tiện cho việc trồng cây. B. Tạo điều kiện cho rễ phát triển tối đa. C. Loại bỏ bọc ni lông ra khỏi môi trường đất. D. Hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 14: Khi đặt bầu cây vào hố, cần đặt vào vị trí như thế nào? A. Lệch một bên hố. B. Tùy theo thời điểm trồng cây. Trang 1
  2. C. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. D. Ở giữa hố. Câu 15: Cần lấp đất như thế nào sau khi đã trồng cây vào hố? A. Lấp đất thấp hơn mặt bầu. B. Lấp đất bằng ngang mặt bầu. C. Lấp đất cao hơn mặt bầu. D. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. Câu 16: Loại phân nào sử dụng để bón phân lót cho cây ăn quả? A. Phân xanh tươi. B. Phân hữu cơ đã ủ hoai. C. Phân chuồng trộn với phân hóa học. D. Phân hữu cơ trộn với phân lân, kali. II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Hãy ghi lại các đặc điểm về hình thái (sâu non và sâu trưởng thành) của một loại sâu hại trên cây ăn quả mà em đã quan sát? Câu 2: (1.0 điểm) Khi thực hành trồng cây ăn quả, cần có những dụng cụ và vật liệu gì? Câu 3: (2.0 điểm) Hãy mô tả quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả? Câu 4: (1.0 điểm) Để làm xi rô quả, cần: a/ Chọn và rửa quả như thế nào? b/ Cách xếp quả vào lọ ra sao? Hết./. Trang 2
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: Công nghệ - Lớp 9 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 D. Nhóm cây ăn quả nhiệt đới. (0.25đ) Câu 2 D. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc từng chùm, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. (0.25đ) Câu 3 C. 24-26oC. (0.25đ) Câu 4 A. 1000-1200mm/ năm. (0.25đ) Câu 5 D. 5,5-6,5. (0.25đ) Câu 6 D. 60-100cm. (0.25đ) Câu 7 A. 1:1:1. (0.25đ) Câu 8 A. Rầy xanh. (0.25đ) Câu 9 C. Cây cùng họ. (0.25đ) Câu 10 A. 3 năm. (0.25đ) Câu 11 A. Khó tan. (0.25đ) Câu 12 B. Đào hố  Bóc vỏ bầu  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. (0.25đ) Câu 13 B. Tạo điều kiện cho rễ phát triển tối đa. (0.25đ) Câu 14 D. Ở giữa hố. (0.25đ) Câu 15 C. Lấp đất cao hơn mặt bầu. (0.25đ) Câu 16 D. Phân hữu cơ trộn với phân lân, kali. (0.25đ) II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 HS cần ghi được đặc điểm sâu non và sâu trưởng thành của 1 loại (2.0 điểm) sâu đã học ở bài 12 (rầy xanh, sâu đục quả, bọ xít,….) Ví dụ: Các đặc điểm hình thái của rầy xanh: Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển (1.0đ) dần sang màu xanh. Rầy trưởng thành: Thân dài từ 2,5 - 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có (1.0đ) Trang 3
  4. chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà. Câu 2 Khi thực hành trồng cây ăn quả, cần có những dụng cụ và vật liệu: (1.0 điểm) - Cuốc, xẻng; (0.25đ) - Phân hữu cơ, phân lân, kali và vôi (nếu đất chua); (0.25đ) - Cây giống; (0.25đ) - Bình tưới. (0.25đ) Câu 3 Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả: (2.0 điểm) - Bước 1. Xác định vị trí bón phân. (0.25đ) Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí (0.25đ) thường bón phân cho cây ăn quả. - Bước 2. Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân. (0.25đ) Kích thước của rãnh hoặc hố tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. (0.25đ) - Bước 3. Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất. (0.25đ) + Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố. (0.25đ) + Lấp đất kín. - Bước 4. Tưới nước. (0.25đ) Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân. (0.25đ) Câu 4 Để làm xi rô quả, cần: (1.0 điểm) a/ Chọn quả tươi, chín đều, không giập nát. (0.5đ) Rửa quả thật sạch, để ráo nước. b/ Cách xếp quả vào lọ: (0.5đ) Xếp theo thứ tự: 1 lớp quả, 1 lớp đường; sao cho lớp đường phủ kín quả. Hết./. Trang 4
  5. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: Công nghệ – Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề dự bị (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng: 0.25 điểm) Câu 1: Xoài thuộc nhóm cây ăn quả nào? A. Nhóm cây ăn quả nhiệt đới. B. Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới. C. Nhóm cây ăn quả cận nhiệt đới. D. Nhóm cây ăn quả ôn đới. Câu 2: Cây xoài mang những đặc điểm thực vật như thế nào? A. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc đơn lẻ, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. B. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc từng chùm, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. C. Thân gỗ, rễ chùm, hoa mọc đơn lẻ, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. D. Thân gỗ, rễ chùm, hoa mọc từng chùm, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Câu 3: Khoảng nhiệt độ nào thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt? A. 27-28oC. B. 28-29oC. C. 24-26oC. D. 22-23oC. Câu 4: Lượng mưa trung bình hàng năm bao nhiêu không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài? A. 1000-1200ml/ năm. B. 1000-1200mm/ năm. C. 1000-2000ml/ năm. D. 1000-2000mm/ năm. Câu 5: Độ pH của đất trồng xoài trong khoảng bao nhiêu để cây sinh trưởng và phát triển tốt? A. 3-4. B. 4-5. C. 4,5-5. D. 5,5-6,5. Câu 6: Khi trồng xoài, chọn cây con đủ tiêu chuẩn có chiều cao khoảng bao nhiêu? A. 40-50cm. B. 60-80cm. C. 70-90cm. D. 60-100cm. Câu 7: Khi bón thúc cho cây xoài, cần đảm bảo tỉ lệ N:P:K như thế nào? A. 1:1:1. B. 3:2:1. C. 1:2:3. D. 2:3:2. Câu 8: Loại bệnh nào gây hại chủ yếu trên cây xoài? A. Rầy xanh. B. Ruồi đục quả. C. Bệnh thán thư. D. Bệnh thối quả, khô đọt. Câu 9: Chọn cây nào để ghép nếu dùng cây xoài làm gốc ghép? A. Cây cùng họ. B. Cây khác họ. C. Cây có năng suất thấp. D. Tùy ý của người ghép. Câu 10: Nếu xoài được trồng bằng hạt, cây cho quả sau bao nhiêu năm trồng? A. 3 năm. B. 4-6 năm. C. 7-8 năm. D. 9 năm. Câu 11: Phân để bón lót vào hố chuẩn bị trồng cây có đặc tính như thế nào? A. Khó tan. B. Dễ tan. C. Tùy theo thời điểm bón phân. D. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. Câu 12: Trồng cây được tiến hành theo quy trình nào? A. Đào hố  Đặt cây vào hố  Bóc vỏ bầu  Lấp đất  Tưới nước. B. Đào hố  Bóc vỏ bầu  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. C. Bóc vỏ bầu Đào hố  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. D. Bóc vỏ bầu  Đào hố  Tưới nước Đặt cây vào hố  Lấp đất. Câu 13: Tại sao cần bóc bỏ vỏ bầu cây trước khi đặt vào hố? A. Thuận tiện cho việc trồng cây. B. Tạo điều kiện cho rễ phát triển tối đa. C. Loại bỏ bọc ni lông ra khỏi môi trường đất. D. Hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 14: Khi đặt bầu cây vào hố, cần đặt vào vị trí như thế nào? A. Lệch một bên hố. B. Tùy theo thời điểm trồng cây. C. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. D. Ở giữ hố. Trang 5
  6. Câu 15: Cần lấp đất như thế nào sau khi đã trồng cây vào hố? A. Lấp đất thấp hơn mặt bầu. B. Lấp đất bằng ngang mặt bầu. C. Lấp đất cao hơn mặt bầu. D. Tùy vào kinh nghiệm của nông dân. Câu 16: Loại phân nào sử dụng để bón phân lót cho cây ăn quả? A. Phân xanh tươi. B. Phân hữu cơ đã ủ hoai. C. Phân chuồng trộn với phân hóa học. D. Phân hữu cơ trộn với phân lân, kali. II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) a/ Hãy ghi lại các triệu chứng của một loại bệnh hại trên cây ăn quả mà em đã quan sát? b/ Cho biết nguyên nhân gây nên loại bệnh đó? Câu 2 : (1.0 điểm) Khi thực hành trồng cây ăn quả, cần có những dụng cụ và vật liệu gì? Câu 3: (2.0 điểm) Hãy mô tả quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả? Câu 4 : (1.0 điểm) Để làm xi rô quả, cần: a/ Chọn và rửa quả như thế nào? b/ Cách xếp quả vào lọ ra sao? Hết./. Trang 6
  7. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: Công nghệ - Lớp 9 Đề dự bị (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 A. Nhóm cây ăn quả nhiệt đới. (0.25đ) Câu 2 A. Thân gỗ, rễ cọc, hoa mọc đơn lẻ, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. (0.25đ) Câu 3 C. 24-26oC. (0.25đ) Câu 4 B. 1000-1200mm/ năm. (0.25đ) Câu 5 D. 5,5-6,5. (0.25đ) Câu 6 D. 60-100cm. (0.25đ) Câu 7 A. 1:1:1. (0.25đ) Câu 8 C. Bệnh thán thư. (0.25đ) Câu 9 A. Cây cùng họ. (0.25đ) Câu 10 B. 4-6 năm. (0.25đ) Câu 11 A. Khó tan. (0.25đ) Câu 12 B. Đào hố  Bóc vỏ bầu  Đặt cây vào hố  Lấp đất  Tưới nước. (0.25đ) Câu 13 B. Tạo điều kiện cho rễ phát triển tối đa. (0.25đ) Câu 14 D. Ở giữa hố. (0.25đ) Câu 15 C. Lấp đất cao hơn mặt bầu. (0.25đ) Câu 16 D. Phân hữu cơ trộn với phân lân, kali. (0.25đ) II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 HS cần ghi được triệu chứng và nguyên nhân của 1 loại bệnh hại đã (2.0 điểm) học ở bài 12 (bệnh thán thư, bệnh vàng lá, bệnh loét,…) Ví dụ: (1.0đ) - Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây ăn quả: Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên toàn bộ bề mặt lá, trái, sau đó chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra có thể là những đốm tròn hay bất định, màu đen và hơi có quầng màu xanh Trang 7
  8. vàng. (1.0đ) - Nguyên nhân: do nấm có tên khoa học Colletotrichum geoe portioides phát sinh, do độ ẩm trong vườn cao. Câu 2 Khi thực hành trồng cây ăn quả, cần có những dụng cụ và vật liệu: (1.0 điểm) - Cuốc, xẻng; (0.25đ) - Phân hữu cơ, phân lân, kali và vôi (nếu đất chua); (0.25đ) - Cây giống; (0.25đ) - Bình tưới. (0.25đ) Câu 3 Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả: (2.0 điểm) - Bước 1. Xác định vị trí bón phân. (0.25đ) Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí (0.25đ) thường bón phân cho cây ăn quả. - Bước 2. Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân. (0.25đ) Kích thước của rãnh hoặc hố tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. (0.25đ) - Bước 3. Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất. (0.25đ) + Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố. (0.25đ) + Lấp đất kín. - Bước 4. Tưới nước. (0.25đ) Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân. (0.25đ) Câu 4 Để làm xi rô quả, cần: (1.0 điểm) a/ Chọn quả tươi, chín đều, không giập nát. (0.5đ) Rửa quả thật sạch, để ráo nước. b/ Cách xếp quả vào lọ: (0.5đ) Xếp theo thứ tự: 1 lớp quả, 1 lớp đường; sao cho lớp đường phủ kín quả. Hết./. Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2