intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐỀ KIỂM TRA HKII (NH: 2021-2022) HỌ VÀ TÊN: ……………………….. MÔN: SINH HỌC 9 LỚP:……… THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN I) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1) Giới hạn sinh thái là gì? (0.25đ) A. là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 2) Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất về khái niệm Môi trường? (0.25đ) A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 3) Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? (0.25đ) A. Vì con người có tư duy, có lao động. B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. C. Vì con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên. Câu 4) Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? (0.25đ) A. Đất, nước, cơ thể sinh vật B. Nước, không khí, cơ thể sinh vật C. Không khí, đất, cơ thể sinh vật. D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật Câu 5) Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào? (0.25đ) A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác B. Biện pháp canh tác, bón phân C. Bón phân, biện pháp sinh học D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí . Câu 6) Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? (0.25đ) A. Gây ra chiến tranh làm tiêu hủy sức người, sức của và ô nhiễm môi trường. B. Phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. C. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng.
  2. D. Cả a, b và c. Câu 7) Có mấy tác nhân gây ô nhiễm môi trường? (0.25đ) A) 5. B) 3. C) 2. D) 4. Câu 8) Cho các cụm từ: đồng hợp; gen lặn; thoái hóa; dị hợp; thế hệ; điền vào chỗ trống cho thích hợp. (1.25đ) Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều..............có thể gây ra hiện tượng .................là do các................có hại chuyển từ trạng thái ....................sang trạng thái................... II) PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1) Thế nào là quần thể sinh vật, quần xã sinh vật? Lấy ví dụ. (2.5đ) Câu 2) Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. (1đ) Câu 3) Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? (3đ) Câu 4) Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật: Cây cỏ; sâu; châu chấu, ếch, hổ; dê; gà; rắn, vi sinh vật. Em hãy thành lập lưới thức ăn của các sinh vật trên. (0.5đ) BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2021-2022 1) Vì sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa. Chứng minh lý do không dùng con lai F1 để nhân giống. 2) Môi trường sống của sinh vật là gì? Các loại môi trường sống. Kể tên các nhân tố sinh thái. 3) Giải thích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường lên đời sống sinh vật. 4) Khái niệm giới hạn sinh thái. Vẽ được sơ đồ giới hạn sinh thái của sinh vật 5) Các mối quan hệ cùng loài và khác loài. Lấy các VD minh họa. Ứng dụng trong sản xuất. Các biện pháp để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, dẫn đến làm giảm năng suất. 6) Nêu các khái niệm về: quần thể SV, quần xã SV, hệ sinh thái. 7) Viết được sơ đồ của các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn (Chỉ rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải..) 8) Các biện pháp bảo vệ Hệ sinh thái. 9) Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 10) Các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã, bảo vệ các Hệ sinh thái. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2021-2022) MÔN: SINH HỌC 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT I) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1) Giới hạn sinh thái là gì? (0.25đ) A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 2) Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất về khái niệm Môi trường? (0.25đ) A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
  4. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 3) Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? (0.25đ) A. Vì con người có tư duy, có lao động. B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. C. Vì con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên. Câu 4) Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? (0.25đ) A. Đất, nước, cơ thể sinh vật B. Nước, không khí, cơ thể sinh vật C. Không khí, đất, cơ thể sinh vật. D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật Câu 5) Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào? (0.25đ) A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác B. Biện pháp canh tác, bón phân C. Bón phân, biện pháp sinh học D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí . Câu 6) Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? (0.25đ) A. Gây ra chiến tranh làm tiêu hủy sức người, sức của và ô nhiễm môi trường. B. Phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. C. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng. D. Cả a, b và c. Câu 7) Có mấy tác nhân gây ô nhiễm môi trường? (0.25đ) A) 5. B) 3. C) 2. D) 4. Câu 8) Cho các cụm từ: đồng hợp; gen lặn; thoái hóa; dị hợp; thế hệ; điền vào chỗ trống cho thích hợp. (1.25đ) Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều..............có thể gây ra hiện tượng .................là do các................có hại chuyển từ trạng thái ....................sang trạng thái................... II) PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1) Thế nào là quần thể sinh vật, quần xã sinh vật? Lấy ví dụ. (2.5đ) Câu 2) Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. (1đ) Câu 3) Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? (3đ) Câu 4) Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật: Cây cỏ; sâu; châu chấu, ếch, hổ; dê; gà; rắn, vi sinh vật. Em hãy thành lập lưới thức ăn của các sinh vật trên. (0.5đ) ĐÁP ÁN
  5. I) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1) C Câu 2) B Câu 3) C Câu 4) D Câu 5) D Câu 6) B Câu 7) A Câu 8) thế hệ; thoái hóa; gen lặn; dị hợp; đồng hợp. II) PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1) Thế nào là quần thể sinh vật, quần xã sinh vật? Lấy ví dụ. (2.5đ) - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. (1đ) Ví dụ: Rừng thông; tổ ong... (0.25đ) - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. (1đ) Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới. (0.25đ) Câu 2) Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. (1đ) - Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: + Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... + Trồng rừng. + Phòng cháy rừng. + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư. + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng. + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng. Câu 3) Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì (0.5đ) - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài. (0.5đ) - Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điểu hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. (1đ) - Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như: chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt., mao mạch dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt. (1đ) Câu 4) Lưới thức ăn: (0.5đ) Dê Hổ Vi sinh vật Cây cỏ Sâu Gà Châu chấu Ếch Rắn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2