intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/10/2023 Thời gian làm bài: 180 phút, không tính thời gian phát đề Đề thi gồm 05 câu, 01 trang. Câu 1. (2,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. Tại sao khu vực xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm lại thấp hơn khu vực chí tuyến? b. Trình bày vai trò của cây công nghiệp. Tại sao các nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới có thế mạnh phát triển cây công nghiệp? Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao tầng ôdôn bị suy giảm? Phân tích những hậu quả của hiệu ứng nhà kính và mưa axit đối với đời sống trên Trái Đất. Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí và hình thể nước ta đến tự nhiên. b. Nêu đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam. Phân tích ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam đến đặc điểm khí hậu của vùng. Câu 4. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích ý nghĩa của các dạng địa hình bờ biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Vì sao việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp khó khăn? b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào? Câu 5. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2004 - 2012 Năm 2004 2006 2007 2012 - Sản lượng (nghìn tấn) 3467 3722 4200 5142 + Khai thác 1988 2027 2075 2414 + Nuôi trồng 1479 1695 2125 2728 - Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 63678 74493 89694 153170 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2004 - 2012. b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2004 - 2012. ---HẾT--- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo Dục để làm bài. Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: ...................................... Cán bộ coi thi số 1: ....................................... Cán bộ coi thi số 2: ...........................................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: ĐỊA LÍ HƯỚNGTHẢO DỰ DẪN CHẤM Ngày thi: 25/10/2023 DỰ THẢO Hướng dẫn chấm có 03 trang CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM a Trình bày đặc điểm phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. Tại sao khu vực 1.0 xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm lại thấp hơn khu vực chí tuyến? * Đặc điểm phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: - Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. 0.25 - Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt. 0.25 (Chấm như hướng dẫn) * Khu vực xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm lại thấp hơn khu vực chí tuyến vì: - Khu vực xích đạo có diện tích đại dương lớn, thảm thực vật phong phú, lượng 0.25 bốc hơi nước lớn… - Khu vực chí tuyến có diện tích lục địa lớn, thảm thực vật nghèo nàn, mưa ít độ 0.25 ẩm thấp, lượng bốc hơi nhỏ… Câu 1 (Trong mỗi ý, nếu HS nêu được từ 2 ý nhỏ là cho điểm tối đa) (2,0đ) b Trình bày vai trò của cây công nghiệp. Tại sao các nước đang phát triển 1.0 thuộc miền nhiệt đới lại có thế mạnh phát triển cây công nghiệp? * Vai trò của cây công nghiệp: Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất 0.25 hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm; khắc phục được tính mùa vụ; tận dụng tài nguyên đất; phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. (Nếu HS nêu được từ 2 vai trò là cho điểm tối đa) * Các nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới có thế mạnh phát triển cây công nghiệp vì: - Khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển. (Nếu HS không diễn giải được thì không cho điểm) 0.25 - Tài nguyên đất phong phú: đất Feralit thích hợp với cây công nghiệp lâu năm; 0.25 đất phù sa thích hợp với cây công nghiệp hàng năm. (Nếu HS không diễn giải được thì không cho điểm) - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp, thị trường tiêu 0.25 thụ lớn… Vì sao tầng ôdôn bị suy giảm? Phân tích những hậu quả của hiệu ứng nhà 1.0 kính và mưa axit đối với đời sống trên Trái Đất. * Tầng ôdôn bị suy giảm là do: - Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào 0.25 khí quyển một lượng lớn khí thải. Câu 2 - Đồng thời khí thải CFCs đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn 0.25 (1,0đ) ngày càng rộng ra. * Những hậu quả của hiệu ứng nhà kính và mưa axit đối với đời sống trên Trái Đất: - Hiệu ứng nhà kính làm băng tan ở hai cực; thời tiết thay đổi thất thường… 0.25
  3. - Mưa axit làm các công trình kiến trúc bị ăn mòn, ảnh hưởng sức khỏe con 0.25 người, axit hóa đất, làm rửa trôi nghèo chất dinh dưỡng trong đất... (Chấm như hướng dẫn) a Phân tích ảnh hưởng của vị trí và hình thể nước ta đến tự nhiên. 1.0 - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. 0.25 - Giữa miền Bắc với miền Nam…(diễn giải) 0.25 - Giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo…(diễn giải) 0.25 - Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau…(diễn giải) 0.25 Câu 3 (Nếu HS chỉ nêu mà không diễn giải được thì cho ½ số điểm) (2,0đ) 1.0 b Nêu đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam. Phân tích ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam đến đặc điểm khí hậu của vùng. * Đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam: - Vùng núi Trường Sơn Nam nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã, gồm các khối núi và cao nguyên. Có sự tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao 0.25 nguyên ba dan ở phía tây tương đối bằng phẳng tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây của vùng Trường Sơn Nam. (Chấm như hướng dẫn) * Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam đến đặc điểm khí hậu của vùng: - Làm khí hậu phân hóa theo độ cao (diễn giải) 0.25 - Làm khí hậu phân hóa Đông - Tây rõ rệt hơn (diễn giải) 0.25 - Làm hình thành những vùng khô hạn và mưa nhiều nhất cả nước (diễn giải) 0.25 (Nếu HS không diễn giải thì không cho điểm) a Phân tích ý nghĩa của các dạng địa hình bờ biển đối với sự phát triển kinh 1.0 tế - xã hội nước ta. Vì sao việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp khó khăn? * Ý nghĩa của các dạng địa hình bờ biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta: - Địa hình bờ biển đa dạng tạo thuận lợi cho các tỉnh ven biển phát triển nhiều 0.25 ngành kinh tế: các vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển; các vũng vịnh nông, các bãi bồi nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn; các bãi biển đẹp phát triển du lịch biển; các bãi biển thấp, bằng phẳng sản xuất muối… (Nếu HS phân tích được ý nghĩa của 2 dạng địa hình trở lên thì cho điểm tối đa) - Giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động… 0.25 * Việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp khó khăn vì: - Môi trường biển là môi trường nước, trên diện rộng nên khó xác định phạm vi, 0.25 hậu quả khó dự đoán, khó kiểm soát… - Việc huy động người, công cụ, phương tiện xử lí thường phức tạp và tốn kém hơn. 0.25 Câu 4 (Chấm như hướng dẫn) (2,0đ) b Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như 1.0 thế nào? - Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta 0.25 (thời gian, hướng di chuyển, tính chất, phạm vi hoạt động). - Tác động: + Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 0.25 + Gây hiện tượng gió phơn Tây Nam khô, nóng cho vùng đồng bằng ven biển 0.25 Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. + Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn. 0.25
  4. (Chấm như hướng dẫn) a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản 1.75 nước ta giai đoạn 2004 - 2012. * Vẽ biểu đồ: Câu 5 (3,0đ) - Vẽ chính xác: Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường (sản lượng vẽ cột chồng, giá trị sản xuất vẽ đường). - Có chú giải, tên biểu đồ. - Đảm bảo khoảng cách năm. - Chính xác và đủ về số liệu trên biểu đồ. Chú ý: + Vẽ biểu đồ khác không cho điểm. + Nếu thiếu hoặc sai mỗi nội dung trừ 0,25 điểm. b * Bảng số liệu: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA 0.25 GIAI ĐOẠN 2004-2012 (Đơn vị: %) Năm 2004 2006 2007 2012 Khai thác 57.3 54.5 49.4 46.9 Nuôi trồng 42.7 45.5 50.6 53.1 (Nếu HS xử lí sai số liệu không cho điểm) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai 1.0 đoạn 2004 - 2012. * Nhận xét: - Cơ cấu sản lượng sản nước ta giai đoạn 2004 - 2012 có sự chuyển dịch rõ nét: + Tỉ trọng sản lượng khai thác giảm; tỉ trọng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng) 0.25 + Giai đoạn 2004 - 2006, tỉ trọng sản lượng khai thác chiếm ưu thế; đến giai 0.25 đoạn 2007 - 2012 ưu thế lại nghiêng về sản lượng thủy sản nuôi trồng (dẫn chứng) (Nếu HS không có dẫn chứng thì không cho điểm) * Giải thích: - Do sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác thủy sản. 0.25 (Chấm như hướng dẫn) - Do nuôi trồng thủy sản có nhiều điều kiện thuận lợi hơn đánh bắt thủy sản như: 0.25 diện tích mặt nước lớn; chủ động nuôi trồng được các loài có giá trị cao; chủ động được nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; thị trường tiêu thụ mở rộng; chính sách… (Nếu HS nêu được 3 ý trở lên cho điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0