intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT BỐ HẠ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 11 (Đề thi có 09 trang) Ngày thi: ……/02/2025 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 101 Họ, tên thí sinh:............................................................................Số báo danh:…….................. * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Li =7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Mn=55. * Số sóng hấp thụ đặc trung trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức: PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (14 ĐIỂM) I. Dạng 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. Câu 1. Cho cân bằng hoá học: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. thay đổi nhiệt độ. B. thêm chất xúc tác Fe. C. thay đổi áp suất của hệ. D. thay đổi nồng độ N2. 0 Câu 2. Cho cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) xt ,t , p 2SO3(g). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là A. phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 3. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (Y) có công thức phân tử là C2H4O2 như hình bên dưới: Chất (Y) này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polymer trong công nghiệp sản xuất sơn, chất kết dính, là dung môi hoà tan các chất hoá học, sản xuất và bảo quản thực phẩm, đặc biệt dùng để sản xuất giấm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy xác định peak nào có thể chứng minh nhóm chức – COOH có trong (Y)? A. B. C. Peak A và D. Peak B và E. F. Peak A và G. H. Peak D và Mã đề 101 Trang 1/6
  2. Câu 4. Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản xuất đường saccarose từ cây mía là? A. Nước Javen. B. Khí chlorine. C. Chloride vôi. D. Khí sulfur dioxide. Câu 5. Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen (trong cơn mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho cây? A. Phân kali. B. Phân lân. C. Phân đạm ammonium. D. Phân đạm nitrate. Câu 6. Dung dịch X chứa 0,01 mol Ca , 0,01 mol Mg , 0,04 mol Na+, 0,02 mol Cl- và HCO3-. Cô cạn 2+ 2+ dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m bằng A. 3,05. B. 4,67. C. 4,07. D. 2,23. Câu 7. Cho phương trình hóa học sau: aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 ⎯⎯ dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O → Tỉ lệ a : b là A. 3 : 2. B. 2 : 3. C. 6 : 1. D. 1 : 6. Câu 8. Anthracene là một arene đa vòng, được điều chế từ than đá. Anthracene được dùng để sản xuất thuốc nhuộm alizarin đỏ, bảo quản gỗ, làm thuốc trừ sâu,… Anthracene có công thức cấu tạo: Công thức phân tử và liên kết π trong phân tử anthracene là A. C16H18 và 9. B. C14H12 và 8. C. C14H10 và 7. D. C14H8 và 6. Câu 9. Trong công nghiệp sản suất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành những chất có công thức chung là A. H 2 S2 O7 B. H 2SO4 .nSO3 C. H 2 SO4 D. (SO3)n Câu 10. Sản phẩm tạo thành khi 2-methylpent-2-en tác dụng với Br2 có tên gọi là A. 2,3-dibromo-2-methylpentane. B. 4-bromo-2-methylpent-2-ene. C. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene. D. 3,4-dibromo-4-methylpentane. Câu 11. Ammonium chloride (NH4Cl) là chất rắn, màu trắng là nguyên liệu sản xuất phân bón (90%) cung cấp nguyên tố nitrogen (đạm) cho cây trồng, nên đôi khi được gọi là đạm chloride. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Loại liên kết không có trong phân tử NH4Cl là? Ammonium chloride (NH4Cl) A. Cộng hóa trị không phân cực. B. Hydrogen. C. Cộng hóa trị phân cực. D. Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. Câu 12. Methane và acetylene cháy trong oxygen theo các phản ứng hóa học sau: 0 t CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2H2O(g) (1) → 0 t 2C2H2(g) + 5O2(g) ⎯⎯ 4CO2(g) + 2H2O(g) (2) → Biết nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất: Cho các phát biểu sau: (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (2) là -2 512,4 kJ. (b) Nếu đốt cháy cùng số mol thì lượng nhiệt tỏa ra từ C2H2 gấp CH4 là 3,131 lần. (c) Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1) về nhiệt. (d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -800,5 kJ. Mã đề 101 Trang 2/6
  3. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định. (b) Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. (c) Khi tiến hành tách riêng hỗn hợp xăng và nước bằng phương pháp chiết, nước sẽ được chiết ra trước. (d) Trong phương pháp chưng cất, chất có nhiệt độ sôi cao hơn chuyển thành hơi sớm hơn. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 14. Khi bromine hóa một alkane chỉ thu được một dẫn xuất monobromo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hydrogen là 75,5. Tên của alkane đó là A. 2,2,3-trimethylpentane. B. isopentane. C. 3,3-dimethylhecxan. D. 2,2-dimethylpropane. Câu 15. Cho các nhận định sau về phân tử ammonia và ion ammonium: (a) Nguyên tử N đều còn một cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. (b) Trong dung dịch ammonia chỉ chứa NH3 và NH4+. (c) Đều có tính base yếu theo Brønsted - Lowry. (d) Nguyên tử nitrogen đều có số oxi hóa là -3. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1 C. 2. D. 4. Câu 16. Thành phần dầu tẩy trang hoa hồng Cocoon có C15-19 Alkane, tức là các alkane có từ 15 đến 19C. Hãy cho biết vì sao người ta dùng alkane vào thành phần dầu tẩy trang? A. Do các alkane có khả năng chống nắng tốt B. Do alkane dễ hoa tan trong nước C. Do các alkane này có khả năng làm mềm da, trơ về mặt hóa học, vô hại với sức khỏe con người, không phân cực, dễ hòa tan các chất không phân cực trong phấn, kem, bụi bẩn kéo theo và bị rửa trôi đi D. Do alkane dễ tác dụng với các chất trong kem, phấn bôi da thành chất tan dễ bị rửa trôi Câu 17. Một loại phân bón hỗn hợp trên thị trường có chỉ số N-P-K là 20-20-15. Nếu khối lượng của một bao phân bón là 50 kg. Vậy khối lượng của N, P, K có trong 50 kg phân bón đó lần lượt là: A. 10 kg; 4,37 kg; 6,22 kg B. 10 kg; 10 kg; 7,5 kg C. 20 kg; 20 kg; 15 kg D. 10 kg; 8,73 kg; 12,44 kg Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chiều tăng dần tính acid HF < HCl < HBr < HI. B. Ở điều kiện thường (25 oC), các chất HF, HCl, HBr, HI đều ở thể khí. C. Nhiệt độ sôi HCl < HBr < HI là do tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng dần. D. Nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các chất còn lại là do năng lượng liên kết H-F lớn. Mã đề 101 Trang 3/6
  4. Câu 19. Một lọ dung dịch chuẩn (A) chứa 100 ml NaOH 0,02M dung trong chuẩn độ. Trong quá trình thao tác, một học sinh đã đổ nhầm 200ml dung dịch KOH 0,05M vào lọ dung dịch chuẩn kia, tạo thành một dung dịch mới, gọi là dung dịch X. pH của dung dịch X là: A. 11,33 B. 12.60 C. 1,40 D. 2,67 Câu 20. Cho các chất sau: acetylene, propane, propene, propyne, butane, but-l-yne, but-2-yne, but-1-ene và cis-but-2-ene. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là A. 3. B. l. C. 4. D. 2. II. Dạng 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Chỉ số octane (octane number) là đại lượng đặc trưng cho yếu tố đo lường khả năng chống kích nổ của một nhiên liệu khi nhiên liệu này bốc cháy với không khí bên trong xí lanh của động cơ đốt trong. Nếu chỉ số octane của một mẫu xăng thấp, xăng sẽ tự cháy mà không do bu-gi bật tia lửa điện đốt. Điều này làm cho hiệu suất động cơ giảm và sẽ hư hao các chi tiết máy. Người ta quy ước rằng chỉ số octane của 2,2,4- trimethylpentane là 100 và của heptane là 0. Các hydrocarbon mạch vòng và mạch phân nhánh có chỉ số octane cao hơn hydrocarbon mạch không phân nhánh. a) Chỉ số octane càng cao thì khả năng chịu nén của nhiên liệu trước khi phát nổ (đốt cháy) càng nhỏ, đồng thời giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. b) Ethanol có thể làm tăng chỉ số octane của xăng. c) Phản ứng reforming alkane đươc ứng dụng làm tăng chỉ số octane của xăng, dầu. d) Một mẫu xăng chỉ gồm 8 phần thể tích 2,2,4-trimethylpentane và 2 phần thể tích heptane thì chỉ số octane của mẫu xăng này 60. Câu 2. Nhiều hợp chất khác trong hà thủ ô cũng tan trong ether như chất béo, chất nhầy, chất nhựa,… khiến dịch chiết ether bị lẫn nhiều tạp chất. Vì anthranoid phản ứng được với base để tạo một hợp chất tan tốt trong nước nên có thể dùng dịch chiết ether chiết bằng dung dịch NaOH 10%, khi đó anthranoid sẽ phản ứng với NaOH và tạo thành hợp chất tan trong nước, còn các chất khác vẫn ở lại lớp ether. a) Quá trình này là một ví dụ của phương pháp chiết lỏng - rắn. b) Các chất tan tốt trong ether sẽ chuyển sang lớp nước sau khi phản ứng với NaOH. c) Quá trình chiết lỏng – lỏng giữa ether và NaOH 10% giúp loại bỏ các tạp chất khác khỏi anthranoid. d) Có thể thực hiện quá trình ngược lại là chiết anthranoid bằng dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng HCl và chiết bằng ether. Câu 3. Trong việc xử lý sự cố thủy ngân rơi vãi, người ta có thể sulfur có thể được sử dụng để khử độc bằng cách: a) Sulfur không có khả năng phản ứng với thủy ngân và không giúp loại bỏ thủy ngân rơi vãi mà nó phản ứng với oxygen trong không khí tạo SO2 có tác dụng khử độc. b) Sulfur có thể hòa tan trong thủy ngân để làm giảm nồng độ của nó trong môi trường. c) Sulfur chỉ có tác dụng làm tăng độc tính của thủy ngân khi phản ứng với nó. d) Sulfur phản ứng với thủy ngân để tạo thành mercury sulfide (HgS), một hợp chất ít độc hại hơn và dễ xử lý hơn. Câu 4. Geraniol có trong tinh dầu hoa được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hương liệu, thực phẩm,… vì có mùi thơm đặc trưng. Citral có trong tinh dầu sả có tác dụng an thần đối với hệ thần kinh, loại bỏ tế bào chết và chất nhờn trên da, hạ sốt, lợi tiểu, chống đầy hơi, khử trùng và kháng khuẩn mạnh. Geraniol và citral có cấu tạo như hình sau: Trong thực tế, mercury (thủy ngân) là một kim loại rất độc và tồn tại dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Mã đề 101 Trang 4/6
  5. a) Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của nhóm O – H trong geraniol khoảng 1760 – 1690 cm–1. b) Geraniol thuộc loại hydrocarbon. c) Geraniol có chứa nhóm chức alcohol, citral chứa nhóm chức ketone. d) Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của nhóm C=O trong citral khoảng 1740 – 1685 cm–1. Câu 5. Cho các phản ứng: (1) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) Δr = -184,6 kJ (2) CO2(g) + H2(g) → CO(g) + H2O(g) Δr = +41,2 kJ (3) C(s) + ½O2(g) → CO(g) Δr = -110,5 kJ (4) H2(g) + ½O2(g) → H2O(g) Δr = -241,8 kJ a) Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là -393,5 kJ/mol. b) Có 3 phản ứng tỏa nhiệt và 1 phản ứng thu nhiệt. c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl là -184,6 kJ/mol. d) Ở điều kiện chuẩn (25 oC, áp suất 1 bar), phản ứng (2) xảy ra thuận lợi nhất về nhiệt. Câu 6. Cho hình vẽ mô tả dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm điều chế ethylene và thử tính chất của ethylene: Tiến hành: - Cho vài viên đá bọt, 20 mL cồn 96o vào bình cầu. Rót 40 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống đong, sau đó rót từ từ H2SO4 đặc từ ống đong qua phễu vào bình cầu để tránh sự toả nhiệt quá mạnh. - Lắp bộ dụng cụ như hình trên. - Đun nóng đến khi ethylene sinh ra và sục ngay vào các ống nghiệm (1) và (2). Thay ống dẫn khí thuỷ tinh hình chữ L bằng ống dẫn thuỷ tinh có đầu vuốt nhọn. - Dùng que đóm đang cháy để đốt ethylene ở đầu ống dẫn khí. Mỗi phát biểu sau đây về thí nghiệm trên là đúng hay sai? a) Đốt ethylene ở đầu ống dẫn khí, khí ethylene cháy và tỏa nhiều nhiệt. b) Khí ethylene làm mất màu nước bromine hoặc dung dịch KMnO4. c) Vai trò của NaOH là để trung hoà acid H2SO4 thoát ra. d) Vai trò của đá bọt là để điều hoà quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi. III. Dạng 3: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho thí nghiệm: Chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây: Số lần Thể tích acetic acid (mL) Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL) 1 6,0 20,0 2 6,0 19,9 3 6,0 20,0 Nồng độ mol của acetic acid là bao nhiêu? (Kết quả cuối cùng lấy sau dấu phẩy 1 chữ số) Câu 2. (H) là hydrocarbon có công thức phân tử là C9H12. (H) không làm mất màu nước bromine nhưng (H) làm mất màu dung dịch thuốc tím đã được acid hoá (ví dụ dung dịch KMnO4 trong H2SO4), thu được sản phẩm là terephthalic acid. Cho biết công thức cấu tạo của terephthalic acid là: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát đúng? (1) Công thức cấu tạo của H là o–CH3 – C6H4 – CH=CH2. (2) Tên gọi của H là: 1–ethyl–2–methylbenzene. (3) H làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường. Mã đề 101 Trang 5/6
  6. (4) Phương trình hóa học của phản ứng giữa H với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là: 5CH3-C6H4-CH2-CH3 + 18KMnO4 + 27H2SO4 ⎯⎯ 5HOOC-C6H4-COOH + 9K2SO4 + 5CO2 + → 18MnSO4 + 42H2O. Câu 3. Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NOx nhiệt: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) r 0 298 180, 6 kJ Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là x kJ/mol. Giá trị x bằng bao nhiêu? (Kết quả cuối cùng lấy sau dấu phẩy 1 chữ số) Câu 4. Tiến hành thí nghiệm trộn từng cặp dung dịch sau: (a) NH3 và AlCl3; (b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2; (c) NH4Cl và AgNO3; (d) NH3 và HCl. Sau khi phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? Câu 5. Xét cân bằng của dung dịch gồm NH4Cl 0,1M và NH3 0,05M ở 250C NH3 + H2O NH4+ + OH- Kb = 1,74.10-5 Bỏ qua sự phân li của nước, xác định pH của dung dịch trên. (Kết quả cuối cùng lấy sau dấu phẩy 2 chữ số) Câu 6. Hiện nay người ta sản xuất NH3 theo chu trình Haber – Bosch bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí methane (trong các tháp phản ứng) qua các giai đoạn theo sơ đồ sau:  CH 4  CO 2    N2     Không khí  N2     H2  H O  2 H  2   Nếu lấy 1000 m3 không khí (chứa 21% O2 và 78% N2 còn lại là CO2) thì cần phải lấy V m3 khí methane để thu được N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammonia. Biết các phản ứng xảy ra ở giai đoạn (1) đều xảy ra hoàn toàn. Các khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Xác định giá trị của V. PHẦN 2: TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu 1: (2,5 điểm). 1. Mỗi trường hợp sau viết 1 phương trình phản ứng (dạng phân tử): a. Cho Ba(OH)2 dư tác dụng KHCO3 b. Cho CO2 dư tác dụng dung dịch NaOH c. Cho NaOH tác dụng với Ca(HCO3)2 dư d. 2 mol H3PO3 vào dung dịch chứa 3 mol KOH 2.Cho biết A,B,C,D,E là các hợp chất của sodium. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng là X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Cho các khí X, Y, Z, T tác dụng với nhau từng đôi một trong điều kiện thích hợp. Tỷ khối của X so với Z bằng 2 và tỷ khối của Y so với T cũng bằng 2. X, Y, Z, T là các khí được học trong chương trình phổ thông. Chỉ ra các chất A, B, C, D E, X, Y, Z, T phù hợp với giữ kiện trên và viết các phương trình phản ứng xẩy ra trong các thí nghiệm trên. Câu 2: (2,0 điểm). 1. Hãy mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 8 ml nước brom (màu vàng nhạt). Thêm vào ống thứ nhất 2 ml hexan và vào ống thứ hai 2 ml hex-2-en, sau đó lắc nhẹ cả hai ống nghiệm, rồi để yên. 2. Cho vài giọt nước quỳ tím vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Màu của A biến đổi như thế nào trong các thí nghiệm sau: - Thêm lượng BaCl2 có số mol bằng số mol H2SO4 trong A. - Thêm lượng Ba(OH)2 có số mol bằng số mol H2SO4 trong A. Câu 3: (1,5 điểm). 1. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần 900 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,07 mol khí H2 và dung dịch chứa 53,23 gam muối. Tính giá trị của m. 2. Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A (xúc tác Ni) một thời gian thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 16,25. Dẫn B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 32,0 gam. Tìm công thức phân tử của X. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 6/6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
96=>0