intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

420
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Ngữ văn lớp 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT) I, Nhận thức đề: Đây là dạng đề sử dụng thao tác phân tích, đối sánh để học sinh trình bày những cảm nhận của mình về vấn đề: cảm hứng đất nước trong thơViệt Nam giai đoạn 1945-1975 qua hai tác phẩm thơ (một đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi) đã học và đọc thêm trong chương trình. Qua đánh giá, đối sánh làm rõ những nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện cảm hứng về đề tài đất nước của hai nhà thơ qua hai thi phẩm. II, Yêu cầu: 1, Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hệ thống ý mạch lạc, diễn đạt trong sáng. 2, Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về giai đoạn thơ Việt Nam 1945- 1975, những nét cơ bản về hai tác giả và hai tác phẩm, học sinh biết đánh giá, phân tích đối sánh hợp lí, làm rõ những nét riêng trong sự cảm nhận và thể hiện hình ảnh đất nước ở hai tác phẩm, thấy được những đóng góp của mỗi nhà thơ trong cùng một đề tài. Cách sắp xếp ý có thể khác nhau, nhưng cần trình bày được các vấn đề cơ bản sau: a, Cảm hứng là nguồn gốc trực tiếp của sáng tạo nghệ thuật. Đó là trạng thái tình cảm, cảm xúc cao độ, tràn đầy, đòi hỏi phải được tự biểu hiện trong hình thức nghệ thuật. Cảm hứng về đất nước là một nguồn cảm hứng rộng rãi và lâu bền nhất của văn học Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn thơ 1945-1975, cảm hứng ấy trở thành phổ biến và nổi bật ( giải thích lí do). b, Những nét giống nhau trong cảm hứng ở hai tác phẩm: - Chỗ gặp gỡ trong tư tưởng về đất nước của hai tác giả: Đó là nhận thức về đất nước gắn liền với nhân dân, tư tưởng ấy thấm sâu vào cách thể hiện hình ảnh đất nước ở hai tác phẩm, trong những câu thơ có tính chất khái quát. + Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng ( Nguyễn Đình Thi) + Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại ( Nguyễn Khoa Điềm) - Cả hai bài thơ cùng khai thác một đề tài, theo cách khái quát về hình ảnh đất nước, thể hiện những trải nghiệm, suy tư của hai nhà thơ về đất nước. c, Những nét riêng trong nội dung và cách thể hiện: - Nội dung:
  2. + Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi tập trung nói về đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nêu cảm xúc và suy tưởng của tác giả gắn liền với những không gian, thời gian cụ thể (nửa đầu bài thơ là hai hình ảnh mùa thu đất nước ở Hà Nội và ở chiến khu Việt Bắc, phần sau bài thơ dựng lên khái quát hình ảnh đất nước trong chiến tranh, từ đau thương căm hờn mà bất khuất vùng lên đứng dậy, chiến thắng. + Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ nhưng không trực tiếp thể hiện hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến ấy, cũng không gắn với một không gian địa lí cụ thể của vùng miền nào. Đoạn trích là sự suy ngẫm khái quát về đất nước trên những bình diện thời gian lịch sử, không gian địa lí, chiều sâu văn hoá, tâm hồn dân tộc, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán hàng ngày. -Cách thể hiện: + Nguyễn Đình Thi sử dụng nhiều hình ảnh giàu ấn tượng cảm xúc, gắn với kỉ niệm và trải nghiệm của chính tác giả, cùng với những hình ảnh có tính tượng trưng, khái quát. Bài thơ là sự “ lắp ghép” của nhiều bài thơ khác nhau nhưng vẫn tạo nên sự nhất quán. Những câu thơ không câu nệ vần điệu mà vẫn tạo được tiếng nhạc. + Nguyễn Khoa Điềm chú trọng khai thác các chất liệu văn hoá, văn học dân gian, từ truyền thuyết, cổ tích đến ca dao, tục ngữ, phong tục, sinh hoạt dân gian đem đến cho người đọc những hứng thú về sự khám phá, cách nói bất ngờ mới mẻ về đất nước. Nhà thơ sử dụng hình thức tâm tình trong câu chuyện của đôi lứa yêu nhau để nói về đất nước khiến cho đoạn trích vừa giàu chất trữ tình, vừa có tính triết luận. ( Học sinh dùng dẫn chứng trong tác phẩm để chứng minh) d, Nâng cao vấn đề: Cách cảm nhận riêng của hai tác giả về một đề tài chung tạo nên sự phong phú cho thơ ca viết về đất nước. Đây cũng là yêu cầu của sự sáng tạo trong nghệ thuật. III, Thang điểm - Điểm 10, 9: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết trong sáng, có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc. - Điểm 8,7: Đáp ứng đủ những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng làm nổi bật được trong tâm, có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 6,5: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa phong phú, diến đạt chưa hay nhưng rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 4,3: Chưa nắm vững nội dung yêu cầu của đề, bài viết chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích hạn chế, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. - Điểm 2,1: Không nắm được nội dung đề bài, hiểu sai tinh thần của đề, phân tích hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp.
  3. -------------------------------------------
  4. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM HỌC 2011 – 2012 ¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề chính thức Môn: Ngữ văn - lớp 12 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề) Ngày thi 24/9/2011 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề thi này có 01 trang Câu 1: (8 điểm) Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2: (12 điểm) Thơ ca lãng mạn giai đoạn 1930-1945 thấm đượm nỗi buồn. Em hãy giải thích nguyên nhân và chứng minh qua các bài thơ Tràng giang (Huy Cận), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử). ---Hết---
  5. ĐỀ THI HSG KHỐI 12 Năm học 2012-2013 (Thời gian 180 phút- không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ THI: - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc đợt học tập và ôn luyện học sinh giỏi với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức thi tự luận. - Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận xã hội. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ THI: Hình thức tự luận. Cách tổ chức thi: cho học sinh làm bài thi tự luận trong 180 phút.
  6. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 2. Làm văn Nhận biết một tư Hiểu được hậu quả Bàn về một tư tưởng, đạo lí của tư tưởng ấy. tưởng, đạo đức, lối sống Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 8,0 Số điểm:8,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% 3. Làm văn Viết bài văn nghị l - Tạo lập văn về một bài thơ, đ (NLVH: NL về thơ ( Đoạn trích V t bài thơ, đoạn Bắc của Tố Hữu) ). Số câu: 1 Số điểm: 12,0 Tỉ lệ : 80% Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Tổng số điểm Số điểm: 8,0 Số điểm: 8,0 Số điểm:12,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ 80%
  7. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO) Năm học 2012 - 2013 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (8,0 điểm). “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc có một lần” (Giăng Pôn) Anh(chị) suy nghĩ gì về nhận định trên? Câu 2 (12,0 điểm). Việt Bắc của Tố Hữu là bài thơ đậm đà tính đân tộc. Qua đoạn trích đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó. ---HẾT---
  8. V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI HOC SINH GIỎI Đề chính thức MÔN NGỮ VĂN - 12 (Đáp án gồm 5 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 NL về một tư tưởng, đạo lí: “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ 8,0 điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc có một lần” (Giăng Pôn) Anh(chị) suy nghĩ gì về nhận định trên? 1.1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 1.2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giải thích cuốn sách là gì?, Kẻ điên rồ?, Người khôn ngoan?(2.5 điểm) - Cuốn sách: nhiều trang, chứa đựng nhiều kiến thức, giãi bày 0,5 những cảm xúc của tác giả => Khẳng định: lời so sách cuộc sống như một cuốn sách, nghĩa là cuộc sống rất đa dạng, đa sắc màu. - “Kẻ điên rồ”: Kẻ không biết quý trọng cuộc sống, đón nhận cuộc 0,5 sống hời hợt, không cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc đời. - “Người khôn ngoan”: Là người biết trân trọng cuộc sống, luôn suy nghĩ để phát hiện và đón nhận giá trị của cuộc sống vì cuộc sống chỉ có một lần. 0,5 => Khái quát: Nhận định đã khẳng định giá trị quý báu của cuộc sống, nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết nắm bắt các giá trị của cuộc sống. 1,0 b Bàn luận và rút ra bài học nhận thức, hành động(5,5 điểm) - Cuộc sống phong phú, đa dạng sắc màu: có hạnh phúc, khổ đau; 1,0
  9. có niềm vui, nỗi buồn; có thất bại, thành công; có những cơ hội và có cả những cám dỗ… - Những kẻ điên rồ đón nhận cuộc sống hời hợt, không thể khám phá hết ý nghĩa của cuộc sống, không thấy nhiều mặt của cuộc 1,0 sống. Do đó, khi thất bại dễ nản lòng, bi quan, thậm chí có những hành động dại dột, tiêu cực… - Những người khôn ngoan nhận thức được cuộc sống chỉ có một lần, đón nhận cuộc sống một cách trân trọng, luôn suy nghĩ để khám phá các giá trị cuộc sống, nhận thức các sự việc của cuộc đời một cách bình tĩnh, kỹ càng…và họ sẽ tìm thấy nhiều niềm vui của 1,0 cuộc đời, học hỏi được nhiều điều, nắm bắt những cơ hội để vươn tới thành công, có hành động và việc làm thiết thực, ý nghĩa. - Phê phán: + Những kẻ đón nhận cuộc sống hời hợt, lãng phí thời gian, sống gấp, sống vội, tha hóa nhân cách. 1,0 + Những kẻ sử dụng thời gian vào những việc vô nghĩa, những việc hại người... * Bài học nhận thức và hành động - Trân trọng cuộc sống. - Sống có ích, có ý nghĩa để không phải hối tiếc. 1,5 2 NL văn học: Việt Bắc của Tố Hữu là bài thơ đậm đà tính đân 5,0 tộc. Qua đoạn trích đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó. 2.1 Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ . - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 2.2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm và phong cách thơ Tố Hữu, 1,0 trong đó nhấn mạnh đặc biệt tính dân tộc đậm đà trong thơ ông. b. Tính dân tộc và những biểu hiện của tính dân tộc trong Việt Bắc 10,0 của Tố Hữu.
  10. * Tính dân tộc trong văn học 2,0 + Tính dân tộc của một nền văn học, của mỗi tác phẩm văn học thể 1,0 hiện ở rất nhiều khía cạnh, nhưng tập trung rõ nhất ở ba mặt: tư tưởng, tâm hồn và những nét sinh hoạt của một dân tộc. Mỗi tác phẩm văn học, dù là bài thơ hai câu hay một tiểu thuyết dài nhiều tập đều mang tư tưởng nhà văn, mà tư tưởng nhà văn thì sẽ mang tư tưởng của một dân tộc nhất định. Những nhà văn tiên tiến của mọi thời đại đều là người đại diện tiêu biểu của dân tộc mình về mặt tư tưởng. + Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện (Nội dung phản ánh là hiện thực đời sống cách 1,0 mạng, tình cảm, đạo lí cách mạng và đó là tình cảm, tinh thần và đạo lí của dân tộc; Nghệ thuật biểu hiện qua thể thơ, việc sử dụng những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và diễn đạt trong thơ ca dân gian, biểu hiện qua nhạc điệu và vần…) * Biểu hiện của tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu 8,0 - Về nội dung: Đoạn thơ là nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng 5,5 khi phải xa mảnh đất và con người nơi chiến khu Việt Bắc 1.ViệtBắc với vẻ đẹp của cảnh và người 3,5 a) Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc: Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng, thi vị, gợi rõ nét độc đáo của Việt Bắc 1,25 so với nhiều miền quê khác của đất nước. Đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, là những “rừng nứa bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy”, là tiếng mõ trâu về trong rừng chiều, tiếng “Chày đêm nện cối đều đều suối xa”…Đặc biệt là cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa một sắc và mang vẻ đẹp của cảnh núi rừng Việt Bắc (Thể hiện qua đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình) b) Nét độc đáo của người Việt Bắc: Những người dân Việt Bắc cần 1,25 cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình. Người Việt Bắc là con người giản dị, người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng…Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo ra sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính
  11. tình nghĩa gắn bó và san sẻ cùng nhau chịu đựng gian khổ thiếu thốn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ, cuộc kháng chiến đa đi đến ngày thắng lợi. c) Vẻ đẹp của cảnh và người có sự đan cài hòa quyện: Sự hoà quyện giữa cảnh với người đã tạo nên một bức tranh Việt Bắc toàn 1,0 bích. Cảnh và người như tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh thêm sinh động và có hồn hơn. Qua đó thể hiện tình yêu với thiên nhiên đất nước và con người của Tố Hữu. 2.Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu 1,0 Khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với những hình ảnh hào hùng, những hoạt động sôi nổi, những âm thanh náo nức, phấn chấn. Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ sử thi hiện đại bởi vì chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc,Tố Hữu đã nêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của dân tộc. 3.Việt Bắc trong cảm hứng tự hào là cuuọi nguồn của cách mạng Từ tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh và người Việt Bắc, từ 1,0 niềm tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Tố Hữu tự hào Việt Bắc là cái nôi của cách mạng và kháng chiến. * Về nghệ thuật: 2,5 + Kết cấu của bài thơ là kết cấu đối đáp của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, kết cấu đó được thể hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách 1,0 mạng. + Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển 1,0 chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư. + Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình 0,5
  12. nghĩa. c. - Đánh giá chung: 1,0 “Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ góp phần khẳng định vững chắc hơn tên tuổi và sự nghiệp thơ ca Tố Hữu. Lưu ý :  Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 3,0 điểm.  Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 2,0 điểm.  Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1,0 điểm.
  13. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Đề thi chính thức Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm). Phía sau lời nói dối... Câu 2 (12 điểm). Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú. Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế. --- Hết --- Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
  14. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Đề thi chính thức Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG B Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38) Câu 2 (12 điểm). Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. --- Hết --- Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
  15. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Đề thi chính thức Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38) Câu 2 (12 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục) --- Hết --- Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
  16. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1. (8 điểm) Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung. 1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống. 2. Phía sau lời nói dối có thể là: - Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật; né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác... - Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc, hối hận - hả hê,... - Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,... 3. Bài học: - Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối. - Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối. - Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
  17. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. Câu 2. (12 điểm) Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận. Sau đây là một số gợi ý: 1.Giải thích: - Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. - Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú: gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong lòng người ... 2. Cảm nhận về một bài thơ như thế: Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là: - Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình. - Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống... 3. Đánh giá: - Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật. - Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học. Biểu điểm: - Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.
  18. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8 điểm). 1.Giải thích: - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối... 2. Bình luận: - Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích. - Nhưng phải luôn ý thức rằng: + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. 3. Bài học: - Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm... - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
  19. Câu 2 (12 điểm). Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận. Sau đây là một số gợi ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 2. Giải thích khái niệm chất thơ: là chất trữ tình, thể hiện qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 3. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ: - Bức tranh thiên nhiên phố huyện từ lúc chiều muộn đến đêm khuya: bình dị, thân thuộc, êm ả, nên thơ... - Tâm hồn hai đứa trẻ: ngây thơ, trong sáng, tinh tế, nhạy cảm, nhân hậu... - Giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm, giàu tính nhạc và sức biểu cảm... 4. Đánh giá: - Chất thơ là yếu tố làm nên vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn Hai đứa trẻ. - Chất thơ làm nên dấu ấn phong cách Thạch Lam: "mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình đượm buồn..." Biểu điểm: - Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.
  20. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8 điểm). 1.Giải thích: - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối... 2. Bình luận: - Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích. - Nhưng phải luôn ý thức rằng: + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. 3. Bài học: - Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm... - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hành văn trong sáng. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. Câu 2 (12 điểm). 1. Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2