Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 11 - Kèm đáp án
lượt xem 67
download
Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 11 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất. Chúc các em đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 11 - Kèm đáp án
- TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 11 – Năm học 2009-2010 Thời gian : 120 phút Đề thi : Nói về Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11,tập 1 có nhận định : “Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà sâu sắc”. Anh / chị hãy làm rõ nhận định trên qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 11 – Năm học 2009-2010 Thời gian : 120 phút Đề thi : Nói về Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11,tập 1 có nhận định : “Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà sâu sắc”. Anh / chị hãy làm rõ nhận định trên qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
- TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN : NGỮ VĂN Năm học 2009 – 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM I. Yêu cầu về kĩ năng : học sinh cần có kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kĩ năng viết câu, dựng đoạn, diễn đạt rõ ràng, ít mắc các lỗi dùng từ, đặt câu… II. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bài viết cần đảm bảo những ý chính sau đây : 1. Về tác giả, Thạch Lam là cây bút truyện ngắn xuất sắc của Tự lực văn đoàn ở giai đoạn 1930 – 1945. Truyện ngắn Thạch Lam có phong cách đặc sắc (như nhận định nêu ở đề bài). 2. “Hai đứa trẻ” (in trong tập “Nắng trong vườn”) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. a. “Hai đứa trẻ” giống như “một bài thơ trữ tình” : - Truyện không có cốt truyện, mà kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật Liên, tạo nên chất thơ trữ tình. - Tình quê sâu lắng : những rung cảm êm ái về một chiều êm ả như ru, những rung cảm trước cảnh đêm yên tĩnh của miền quê Việt Nam… - Những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động. Đó là tâm hồn của một cô gái mới lớn : nhạy cảm mà sâu lắng. Tâm hồn Liên là tâm hồn biết yêu thương và biết ước mơ. Tâm hồn nhạy cảm của Liên cũng chính là tâm hồn nhạy cảm của Thạch Lam. - Giọng văn Thạch Lam điềm đạm, nhỏ nhẹ. Nhịp điệu kể chuyện chậm rãi. Từ ngữ nhẹ nhàng mà đầy sức gợi. - Chất thi vị của truyện còn toát lên từ niềm khao khát đợi tàu của Liên và An, của những người dân nơi phố huyện. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang, nhộn nhịp và đầy ánh sáng, khác hẳn với cái vầng sáng tù mù của mấy ngọn đèn leo lét nơi phố huyện nghèo. b. “Hai đứa trẻ” “chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm mến yêu chân thành của tác giả”. Đó là niềm xót thương những mảnh đời mòn mỏi nơi phố huyện nghèo. - Qua cái nhìn và xúc cảm của nhân vật Liên, nhà văn khiến người đọc cảm động về những kiếp người như mấy đứa ttẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi điên, gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu. - Nhưng tình cảm mến thương của tác giả vẫn dành nhiều nhất cho hai đứa trẻ – chị em Liên, bỏ Hà Nội về sống đời mòn mỏi, tối tăm nơi phố huyện. Bức tranh đời sống ấy vừa làm nên chất hiện thực, vừa chứa đựng tấm lòng nhân ái của nhà văn. c. “Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà sâu sắc” :
- - Ngòi bút tự sự kết hợp chặt chẽ với miêu tả và trữ tình, khắc họa bức tranh đời sống thật cảm động và cũng vẽ nên bức tranh quê hương đầy thương mến. - Từ ngữ giản dị, không đao to búa lớn, thích hợp với việc diễn tả những rung động mơ hồ, tinh tế của lòng người và gợi nỗi buồn thương. III. Tiêu chuẩn cho điểm : Điểm 18 – 20 : nội dung phong phú, có cảm xúc và sáng tạo, diễn đạt lưu loát, có hình ảnh. Điểm 14 – 16 : nội dung phong phú, diễn đạt rõ ràng, có sáng tạo. Điểm 10 – 12 : nội dung đầy đủ, thể hiện việc nắm bắt vấn đề, có tư duy tổng hợp và khái quát, diễn đạt được. Điểm 6 – 8 : nội dung sơ sài, diễn đạt chưa rõ ý. Điểm 2 – 4 : không hiểu đề. Điểm 0 : bỏ giấy trắng, hoặc chỉ viết được một đoạn mà không rõ ý gì.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT HÀ TĨNH NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ PHỤ Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1 “Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng vào ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”. (Albert Einstein) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 2 Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ; và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó càng sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.” (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Bằng việc phân tích một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11, hãy làm sáng tỏ vấn đề. …………………..HẾT………………. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:....................................................Số báo danh:......................................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH YÊN BÁI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN THI: VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 17/ 12/2009 1. Câu 1: ( 8,0 điểm) Trong bài Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của thời gian. 2. Câu 2: (12,0 điểm) Nét độc đáo của hai nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) và Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng). ..................Hết................. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:........................ Số báo danh:............................. Chữ kí giám thị số 1:............... Chữ kí giám thị số 2:...............
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ------------- ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 2 (7,0 điểm). Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). ---------HẾT--------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). 1
- - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 2
- 1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…). 3
- + Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca. 3. Đánh giá: - Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc. - Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 4
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ------------- ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 2 (7,0 điểm). Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). ---------HẾT--------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). 1
- - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 2
- 1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…). 3
- + Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca. 3. Đánh giá: - Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc. - Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Đồng Nai
8 p | 340 | 19
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
7 p | 70 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
8 p | 35 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ninh
7 p | 30 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc
8 p | 99 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1
6 p | 96 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 32 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 2)
1 p | 49 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Hải Dương
11 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
9 p | 34 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Ninh
6 p | 29 | 1
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
1 p | 25 | 1
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Quảng Bình
1 p | 25 | 1
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Lào Cai
2 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn