intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 - Sở GD-ĐT Long An

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

759
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi học sinh giỏi sắp tới và đạt kết quả cao. Dưới đây là đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Long An mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 - Sở GD-ĐT Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 06/10/2011 THỜI GIAN: 180 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (8,0 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” (Vội vàng- Xuân Diệu) Câu 2: (12,0 điểm) Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”. (Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150) -------HẾT-------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 06/10/2011 THỜI GIAN: 180 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) A. YÊU CẦU CHUNG:  Thí sinh phải làm đủ cả hai câu.  Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài.  Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Đặc biệt, cần chú ý đến tính sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng.  Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai bài văn (20,0 điểm- chiết đến 0,5 điểm). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thảo luận thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: I. Câu 1: (8 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:  Đây là bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Do đó, thí sinh phải có tri thức xã hội và khả năng liên hệ thực tế đời sống; phải nắm vững phương pháp làm bài, biết lựa chọn và kết hợp nhiều thao tác lập luận để khái quát được ý nghĩa đoạn thơ, đánh giá luận bàn về ý nghĩa đoạn thơ và vấn đề quan niệm sống hiện nay.  Bài viết có kết cấu rõ ràng, trình bày sạch đẹp, cảm xúc chân thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau:  Đoạn thơ thể hiện cách sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời.  Sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời là cách sống tranh thủ, tận dụng thời gian để tận hưởng mọi vẻ đẹp trần thế của cuộc đời. 2
  3.  Sống vội vàng, hưởng thụ là một quan niệm sống mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu ở những năm trước Cách mạng. Trong cuộc sống hiện nay, quan niệm sống ấy vẫn thể hiện giá trị tốt đẹp.  Giúp con người ý thức thời gian, công việc.  Giúp con người sống lạc quan, yêu đời hơn.  Là một trong những biểu hiện của xã hội tiến bộ.  Thể hiện quy luật tất yếu của cuộc đời: quy luật nhân quả (…).  Tuy nhiên, xã hội cần phê phán những biểu hiện tiêu cực, thái quá của lối sống vội vàng, khao khát hưởng thụ (chỉ trông chờ và hưởng thụ mà không cống hiến; sống nhanh, sống gấp, sống buông thả; tính ích kỉ; sự hụt hẫng, thất vọng, tuyệt vọng; chạy đua với thời gian để làm việc mà quên những giá trị sống đích thực; …).  Cần xác định lí tưởng sống tích cực và những hành động thực tế phù hợp.  Làm việc bằng sự cố gắng hết mình, không quá kì vọng vào những mục tiêu đã đề ra.  Cần sắp xếp hài hòa giữa công việc và sự hưởng thụ những giá trị của cuộc sống. (…) c) Hướng dẫn cho điểm:  Điểm 7- 8: Bài viết hiểu rõ vấn đề, đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo được các phần nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình và luận có ít nhất 3 luận điểm); lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, vận dụng các thao tác lập luận thích hợp; trình bày ý kiến tự nhiên, sâu sắc; diễn đạt tốt.  Điểm 5- 6: Bài viết hiểu đề, đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, đảm bảo được các phần nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình và luận có ít nhất 2 luận điểm); biết đánh giá, đề xuất những ý kiến xác đáng, nhưng có chỗ chưa phân tích, đánh giá sâu sắc; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ).  Điểm 3- 4: Có nắm bắt được vấn đề nhưng nhìn nhận chưa toàn diện; luận điểm chưa rõ; lập luận chưa chặt chẽ; phân tích đánh giá vấn đề chưa sâu sắc; lỗi diễn đạt nhiều.  Điểm 1- 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề; bài viết sơ sài; không rõ luận điểm; lập luận thiếu chặt chẽ; diễn đạt yếu.  Điểm 0: Không làm bài; hiểu vấn đề sai lệch hoàn toàn. II. Câu 2: (12 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:  Thí sinh biết cách làm bài về nghị luận văn học. Đây là dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu nội dung ý kiến văn học, sau đó sử dụng các thao tác lập luận, chọn lọc và sử dụng các chi tiết, hình ảnh, dẫn chứng,… trong tác phẩm để làm sáng tỏ các nội dung đã được phát hiện qua quá trình đọc hiểu, cảm nhận. 3
  4.  Bài viết có kết cấu hợp lí, luận điểm rõ ràng, diễn đạt tốt, giàu cảm xúc và tính sáng tạo. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau:  Ý kiến nêu lên sự đối lập giữa cái đẹp, cái cao cả với cái xấu, cái tầm thường, từ đó đề cao những giá trị tốt đẹp của con người.  Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” ở các phương diện:  Phát hiện tài năng, khí phách Huấn Cao trong sự đối lập với cái nhìn của xã hội phong kiến.  Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối.  Sự tỏa sáng nhân cách người tử tù trong những phút giây cuối cùng của cuộc đời.  Vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục trong sự tương phản với nghề quản ngục. (…)  Lí giải nguyên nhân các nhà văn đề cao những giá trị tốt đẹp của con người: khát vọng thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm mãnh liệt của các nhà văn lãng mạn; khẳng định sự trong sạch của tâm hồn, không chạy theo danh lợi; hướng đến sự toàn thiện, toàn mĩ,….  Với mỗi phương diện trên, thí sinh cần chọn lọc và phân tích các chi tiết, hình ảnh, dẫn chứng … từ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ. c) Hướng dẫn cho điểm:  Điểm 10- 12: Bài viết hiểu rõ và đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo các phần nội dung; dẫn chứng phong phú, chính xác, toàn diện, có chọn lọc để làm nổi bật các nội dung; phân tích sâu sắc; luận điểm sáng rõ, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 3 luận điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); hành văn trong sáng; giàu cảm xúc.  Điểm 7- 9: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài; đảm bảo các phần nội dung; biết chọn lọc dẫn chứng phân tích để làm rõ vấn đề; diễn đạt khá (có thể mắc một số lỗi sai sót nhỏ, không đáng kể); luận điểm rõ ràng, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 2 luận điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); văn có cảm xúc.  Điểm 4- 6: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản; phân tích, dẫn chứng chưa sâu, chưa chính xác; diễn đạt tạm; luận điểm chưa rõ.  Điểm 1- 3: Bài viết phân tích chung chung, chưa xác định nội dung đề yêu cầu; luận điểm không rõ; phạm nhiều lỗi diễn đạt; kết cấu lộn xộn; diễn đạt yếu.  Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lệch hoàn toàn về nội dung và phương pháp. -HẾT- 4
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 (8 điểm): Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định trên. Câu 2 (12 điểm): Nét riêng của giá trị nhân đạo thể hiện trong ba truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao). -------------HẾT-------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm.
  6. SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG 1 LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC A.YÊU CẦU CHUNG: - Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, cảm xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung cơ bản, định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm, và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh. Đặc biệt, cần chú ý đến tính sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng. - Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của bài văn (20,00 – chiết đến 0,50). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra thang điểm phù hợp, chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu Đáp án Điểm 8,00 Câu 1 Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định trên. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý sau: -Nêu vấn đề nghị luận. 0,50 -Nhận định trên muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về 1,00 nhân cách của người trẻ hiện nay. - Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt: ngôn ngữ, 1,50 hành động, ứng xử….. - Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: bản thân, gia đình, xã 1,50 hội… - Một số giải pháp cho vấn đề. 1,00 - Bên cạnh đó một bộ phận lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc 1,50 xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế
  7. giới… -Thí sinh nêu bài học nhận thức, hành động của bản thân. 1,00 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Thí sinh có thể có ý kiến riêng nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Câu 2 12,00 Nét riêng của giá trị nhân đạo thể hiện trong ba truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao). a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phân tích nét riêng trong giá trị nhân đạo thể hiện qua ba truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về ba tác giả và tác phẩm, thí sinh biết chọn phân tích những chi tiết đặc sắc để nổi bật nét riêng trong giá trị nhân đạo của ba truyện ngắn. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần nêu bật những ý sau: -Nêu được vấn đề nghị luận. 1,00 -Khái quát về giá trị nhân đạo. 1,00 *Hai đứa trẻ : - Thể hiện niềm xót thương, day dứt của nhà văn với những kiếp người sống 1,00 nghèo khổ, tăm tối, mòn mỏi, tù đọng nơi phố huyện. - Tác giả còn xót thương cho nỗi buồn và cả những ước mơ mong manh, le lói của họ, đồng thời cũng trân trọng, nâng niu khát vọng nhỏ bé đó. 1,00 *Chữ người tử tù: - Ca ngợi vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng của nhân vật Huấn Cao. 1,00 - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật quản ngục, một “thanh âm trong trẻo”. 1,00 *Chí Phèo: - Tiếng kêu đau đớn về bi kịch của con người sinh ra là người nhưng bị tước 1,00 đoạt quyền làm người. - Nhìn thấy lương tri, khát vọng làm người lương thiện ở những con người 1,00 không được xem là người. - Mỗi tác giả thể hiện tư tưởng nhân đạo bằng một nghệ thuật độc đáo: Hai đứa trẻ là kiểu truyện “không có chuyện”, nghệ thuật tả cảnh tả tình đặc sắc, 2,00 ngôn ngữ giàu chất thơ…;Chữ người tử tù là nghệ thuật xây dựng tình huống, bút pháp khắc họa nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính…; Chí Phèo hấp dẫn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí bậc thầy, giọng văn lạnh lùng như dồn nén cảm xúc. - Mỗi nhà văn có cảm hứng, quan điểm khác nhau khi cầm bút nên giá trị nhân đạo cũng có những nét riêng, nhưng mỗi tác giả đã tạo ra sản phẩm độc 1,00 đáo làm giàu có nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của ba tác phẩm. 1,00 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức.
  8. ------HẾT-------
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG C) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (4 điểm): Giải thích nhan đề và câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài thơ Tràng giang (Huy Cận). Câu 2 (6 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lợi ích và tác hại của internet đối với học sinh hiện nay. Câu 3 (10 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục) ----HẾT----  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm.
  10. SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG 1 LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG C) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC A.YÊU CẦU CHUNG: - Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, cảm xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung cơ bản, định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm, và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh. Đặc biệt, cần chú ý đến tính sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng. - Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của bài văn (20,00 – chiết đến 0,50). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra thang điểm phù hợp, chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu Đáp án Điểm Câu 1 Giải thích nhan đề và câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ 4,00 sông dài” của bài thơ Tràng giang (Huy Cận). Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: - Tràng giang cùng ngữ nghĩa với Trường giang nhưng điệp vần “ang” gợi 2,00 lên dòng sông vừa dài vừa rộng, tô đậm cảm giác về sự mênh mang, hiu hắt. - Câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”đã thâu tóm linh hồn bài thơ. + Có thể hiểu: Con người bâng khuâng nhớ nhung trước cảnh trời rộng sông dài. Cũng có thể hiểu: Trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài. 1,00 + Cái độc đáo của câu đề từ là sự giao thoa của hai nghĩa ấy, nó vừa gợi ra bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. 1,00 Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của 6,00 anh (chị) về lợi ích và tác hại của internet đối với học sinh hiện nay. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý sau: - Nêu vấn đề. 0,50 - Internet đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở giới trẻ, 0,50 trong đó có học sinh, họ là những người tiếp nhận internet rất nhanh nhạy.
  11. - Internet có nhiều lợi ích: + Là nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, là kênh giải trí phong phú, đa 1,00 dạng. + Là nơi học tập, giao lưu và nhiều tiện ích khác. 1,00 - Nếu lạm dụng, internet cũng có nhiều tác hại: + Làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến học tập, sức khỏe… 1,00 + Những trang web, những trò chơi trực tuyến có nội dung không lành mạnh có thể ảnh hưởng tới cách hành xử, nhân cách con người, nhất là tuổi 1,00 học sinh. - Thí sinh rút ra bài học nhận thức, hành động đúng đắn, để thành tựu vĩ 1,00 đại này của nhân loại được sử dụng hợp lí và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân cũng như cho xã hội. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 10,00 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Câu 3 Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục). a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để cảm nhận thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần nêu bật nhưng ý sau: - Nêu vấn đề. 1,00 - Đoạn thơ tập trung vào việc khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng 1,00 bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực nên hình tượng người lính đậm chất bi tráng. Hình tượng tập thể người lính Tây Tiến: - Là những anh hùng trận mạc thể hiện ở sự vượt lên, xem thường mọi 1,50 gian khổ, thiếu thốn. - Nhưng họ cũng là những tâm hồn lãng mạn, những trái tim khao khát 1,00 yêu thương, đầy mơ mộng. - Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, coi cái chết nhẹ 1,00 tựa lông hồng. 2,00 - Sự hi sinh của người lính được diễn tả thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. - Nghệ thuật dùng từ Hán Việt, bút pháp lãng mạn… 1,50 - Đánh giá chung. 1,00
  12. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2