intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Văn 10 năm 2013-2014

Chia sẻ: Hoàng Thị Thanh Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

615
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 10 năm 2013 - 2014 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Văn 10 năm 2013-2014

  1. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN Năm học 2013-2014 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn - 10 ( Thời gian làm bài : 180 phút ) ĐỀ BÀI Câu 1 (8 điểm) Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có. Câu 2 (12 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích đã học và đã đọc, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên. ……………………………………….Hết ………………………………
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo các ý sau: 1,GT câu ngạn ngữ (1,0) - Thế nào là người độ lượng: Người độ lượng là người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót mà người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. - Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người. 2, Bình luận (5,0) Câu ngạn ngữ là một triết lý sống sâu sắc, đúng đắn, bởi vì: - Trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn. - Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng. (Vì khi chúng ta không tha thứ, có nghĩa là chúng ta đã lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, có khi người không được tha thứ cũng đã nhận ra lỗi lầm, tự đứng lên để sống tốt hơn nhưng chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ thì sẽ trở thành thủ cựu, cố chấp)
  3. - “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn” 3, Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế (2,0) - Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. - Không chấp nhặt. - Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Nếu không biết cách tha thứ sẽ biến người tha thứ thành xuẩn ngốc và người được tha thứ sẽ lợi dụng để liên tiếp phạm sai lầm. Vì vậy điều quan trọng là tha thứ phải có giá trị, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn. ( Trong quá trình bình luận, bàn bạc mở rộng, người viết cần lấy dẫn chứng minh họa) Câu 2 ( 12 điểm ) I. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh có kĩ năng làm bài nghị luận văn học: nghị luận một ý kiến bàn về văn học; kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận; diễn đạt mạch lạc, có chất văn. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến (1,0 đ) - Truyện cổ tích: một thể loại của văn học dân gian thường viết về những con người nhỏ bé, đáng thương để thể hiện ước mơ về hạnh phúc, công bằng, công lý của nhân dân lao động. - Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét: Truyện cổ tích định hướng, giáo dục con người biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác và định hướng con người có thái độ đúng đắn: yêu mến, trân trọng cái thiện, cái tốt; lên án, phê phán cái xấu, cái ác. - Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ: truyện cổ tích mang đến nhiều giấc mơ đẹp từ đó hướng con người biết mơ ước những điều tốt đẹp, chính đáng để có niềm tin, sự lạc quan trong cuộc sống. => Nhận định đề cập đến sức tác động nhiều mặt của truyện cổ tích đối với con người: nó không chỉ hướng ta đến những thái độ, tình cảm đúng đắn mà còn biết nâng đỡ tâm hồn ta. Đây cũng là sự khẳng định giá trị phong phú, sức sống lâu bền của truyện cổ tích. 2. Bình luận (9,0 đ) a. Khẳng định ý kiến đã cho là xác đáng, sâu sắc.
  4. b. Đưa ra những cơ sở lí luận về đặc trưng, giá trị của truyện cổ tích và mịnh họa bằng những truyện cổ tích được học (Tấm Cám; Chử Đồng Tử,…) và những truyện cổ tích đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân một cách thuyết phục. Sau đây là một hướng giải quyết: - Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét vì: Truyện cổ tích thể hiện thái độ, quan điểm của nhân dân trước cái thiện và cái ác ở đời. Đọc truyện cổ tích, những quan điểm của người xưa thấm tự nhiên vào tâm hồn ta, định hướng cho ta cách sống, cách làm người: + Trong truyện cổ tích luôn có sự phân tuyến nhân vật thiện- ác rất rõ ràng và tác giả dân gian ngay từ đầu đã định hướng thái độ cho người đọc với các tuyến nhân vật này: các nhân vật thiện thường được gọi bằng: anh, chàng, nàng, cô… với các nhân vật ác thường được gọi là: hắn, mụ, gã… + Trong truyện cổ tích cuộc đấu tranh thiện- ác luôn gay cấn, quyết liệt, trong đó cái thiện luôn bị cái ác lừa gạt, áp bức. Người đọc luôn thấy đồng cảm, thương xót, bênh vực thậm chí hả hê trước hành động của nhân vật thiện chống lại cái ác; hành động của các nhân vật ác luôn khiến người đọc phẫn nộ, căm ghét. + Kết thúc của truyện cổ tích thường có hậu theo quy luật “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Kết thúc này cũng chính là tình cảm thái độ của nhân dân với cái thiện, cái ác từ đó định hướng thái độ đúng đắn cho người đọc. - Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ vì: truyện cổ tích đã thực sự bồi đắp, nâng đỡ tâm hồn con người + Ra đời trên cái nền hiện thực ngột ngạt và bức bối, truyện cổ tích với sự tham gia của các yếu tố thần kì đã dựng nên thế giới của những ước mơ đẹp: ước mơ về công bằng, công lý; ước mơ về cuộc sống no đủ; ước mơ về tự do hôn nhân; ước mơ công việc lao động trở nên nhẹ nhàng hơn… Từ đó truyện cổ tích dạy ta phải biết vươn lên trên hiện thực để hướng tới chân, thiện, mĩ. + Truyện cổ tích dạy con người ước mơ những điều chân chính và thiết thực chứ không phải là những ước mơ viển vông, xa vời. + Trong truyện cổ tích, những giấc mơ đẹp chỉ thành hiện thực với những con người hiền lành, lương thiện bởi vậy truyện cổ tích dạy ta phải trở thành người tốt trước khi đến với những ước mơ bay bổng, lãng mạn.
  5. + Nhân vật chính trong truyện cổ tích có thể gặp nhiều bất hạnh nhưng không bao giờ bi quan, tuyệt vọng từ đó truyện cổ tích dạy con người phải có niềm tin, niềm lạc quan trong cuộc sống. Ở mỗi ý, thí sinh cần chọn dẫn chứng tiêu biểu trong những truyện cổ tích đã học, đã đọc, biết phân tích có định hướng để làm sáng tỏ ý kiến. 3. Mở rộng vấn đề:(1,5 đ) Hiểu được giá trị của truyện cổ tích cần có cách ứng xử đúng đắn như: đọc truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; có thái độ trân trọng, gìn giữ kho tàng truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung; làm những giá trị cao đẹp đẽ của cổ tích thấm nhuần trong tâm hồn con người. 4. Khẳng định giá trị của nhận định (0,5 đ) Nhận định đã góp một tiếng nói khẳng định giá trị phong phú, giàu chất nhân văn và sức sống bất diệt của truyện cổ tích, truyền đến cho ta tình yêu, sự trân trọng đối với thể loại này nói riêng và văn học dân gian nói chung…
  6. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN Năm học 2013-2014 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn - 10 ( Thời gian làm bài : 180 phút ) ĐỀ BÀI Câu 1 (8 điểm) Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có. Câu 2 (12 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích đã học và đã đọc, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên. ……………………………………….Hết ………………………………
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo các ý sau: 1,GT câu ngạn ngữ (1,0) - Thế nào là người độ lượng: Người độ lượng là người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót mà người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. - Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người. 2, Bình luận (5,0) Câu ngạn ngữ là một triết lý sống sâu sắc, đúng đắn, bởi vì: - Trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn. - Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng. (Vì khi chúng ta không tha thứ, có nghĩa là chúng ta đã lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, có khi người không được tha thứ cũng đã nhận ra lỗi lầm, tự đứng lên để sống tốt hơn nhưng chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ thì sẽ trở thành thủ cựu, cố chấp)
  8. - “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn” 3, Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế (2,0) - Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. - Không chấp nhặt. - Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Nếu không biết cách tha thứ sẽ biến người tha thứ thành xuẩn ngốc và người được tha thứ sẽ lợi dụng để liên tiếp phạm sai lầm. Vì vậy điều quan trọng là tha thứ phải có giá trị, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn. ( Trong quá trình bình luận, bàn bạc mở rộng, người viết cần lấy dẫn chứng minh họa) Câu 2 ( 12 điểm ) I. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh có kĩ năng làm bài nghị luận văn học: nghị luận một ý kiến bàn về văn học; kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận; diễn đạt mạch lạc, có chất văn. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến (1,0 đ) - Truyện cổ tích: một thể loại của văn học dân gian thường viết về những con người nhỏ bé, đáng thương để thể hiện ước mơ về hạnh phúc, công bằng, công lý của nhân dân lao động. - Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét: Truyện cổ tích định hướng, giáo dục con người biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác và định hướng con người có thái độ đúng đắn: yêu mến, trân trọng cái thiện, cái tốt; lên án, phê phán cái xấu, cái ác. - Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ: truyện cổ tích mang đến nhiều giấc mơ đẹp từ đó hướng con người biết mơ ước những điều tốt đẹp, chính đáng để có niềm tin, sự lạc quan trong cuộc sống. => Nhận định đề cập đến sức tác động nhiều mặt của truyện cổ tích đối với con người: nó không chỉ hướng ta đến những thái độ, tình cảm đúng đắn mà còn biết nâng đỡ tâm hồn ta. Đây cũng là sự khẳng định giá trị phong phú, sức sống lâu bền của truyện cổ tích. 2. Bình luận (9,0 đ) a. Khẳng định ý kiến đã cho là xác đáng, sâu sắc.
  9. b. Đưa ra những cơ sở lí luận về đặc trưng, giá trị của truyện cổ tích và mịnh họa bằng những truyện cổ tích được học (Tấm Cám; Chử Đồng Tử,…) và những truyện cổ tích đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân một cách thuyết phục. Sau đây là một hướng giải quyết: - Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét vì: Truyện cổ tích thể hiện thái độ, quan điểm của nhân dân trước cái thiện và cái ác ở đời. Đọc truyện cổ tích, những quan điểm của người xưa thấm tự nhiên vào tâm hồn ta, định hướng cho ta cách sống, cách làm người: + Trong truyện cổ tích luôn có sự phân tuyến nhân vật thiện- ác rất rõ ràng và tác giả dân gian ngay từ đầu đã định hướng thái độ cho người đọc với các tuyến nhân vật này: các nhân vật thiện thường được gọi bằng: anh, chàng, nàng, cô… với các nhân vật ác thường được gọi là: hắn, mụ, gã… + Trong truyện cổ tích cuộc đấu tranh thiện- ác luôn gay cấn, quyết liệt, trong đó cái thiện luôn bị cái ác lừa gạt, áp bức. Người đọc luôn thấy đồng cảm, thương xót, bênh vực thậm chí hả hê trước hành động của nhân vật thiện chống lại cái ác; hành động của các nhân vật ác luôn khiến người đọc phẫn nộ, căm ghét. + Kết thúc của truyện cổ tích thường có hậu theo quy luật “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Kết thúc này cũng chính là tình cảm thái độ của nhân dân với cái thiện, cái ác từ đó định hướng thái độ đúng đắn cho người đọc. - Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ vì: truyện cổ tích đã thực sự bồi đắp, nâng đỡ tâm hồn con người + Ra đời trên cái nền hiện thực ngột ngạt và bức bối, truyện cổ tích với sự tham gia của các yếu tố thần kì đã dựng nên thế giới của những ước mơ đẹp: ước mơ về công bằng, công lý; ước mơ về cuộc sống no đủ; ước mơ về tự do hôn nhân; ước mơ công việc lao động trở nên nhẹ nhàng hơn… Từ đó truyện cổ tích dạy ta phải biết vươn lên trên hiện thực để hướng tới chân, thiện, mĩ. + Truyện cổ tích dạy con người ước mơ những điều chân chính và thiết thực chứ không phải là những ước mơ viển vông, xa vời. + Trong truyện cổ tích, những giấc mơ đẹp chỉ thành hiện thực với những con người hiền lành, lương thiện bởi vậy truyện cổ tích dạy ta phải trở thành người tốt trước khi đến với những ước mơ bay bổng, lãng mạn.
  10. + Nhân vật chính trong truyện cổ tích có thể gặp nhiều bất hạnh nhưng không bao giờ bi quan, tuyệt vọng từ đó truyện cổ tích dạy con người phải có niềm tin, niềm lạc quan trong cuộc sống. Ở mỗi ý, thí sinh cần chọn dẫn chứng tiêu biểu trong những truyện cổ tích đã học, đã đọc, biết phân tích có định hướng để làm sáng tỏ ý kiến. 3. Mở rộng vấn đề:(1,5 đ) Hiểu được giá trị của truyện cổ tích cần có cách ứng xử đúng đắn như: đọc truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; có thái độ trân trọng, gìn giữ kho tàng truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung; làm những giá trị cao đẹp đẽ của cổ tích thấm nhuần trong tâm hồn con người. 4. Khẳng định giá trị của nhận định (0,5 đ) Nhận định đã góp một tiếng nói khẳng định giá trị phong phú, giàu chất nhân văn và sức sống bất diệt của truyện cổ tích, truyền đến cho ta tình yêu, sự trân trọng đối với thể loại này nói riêng và văn học dân gian nói chung…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1