intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chuyên đề lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

92
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi khảo sát chuyên đề lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chuyên đề lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KHẢO SÁT CĐ LẦN 1­ LỚP 11 Trường THPT Ngô Gia Tự Năm học 2017 ­ 2018 Môn : Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề A ­ Trắc nghiệm: 3 điểm Chọn câu trả lời đúng nhất (0,25đ/câu) Câu 1: Một phân tử  mARN có 700 codon tham gia quá trình dịch mã tạo protein hoàn  chỉnh.  Qúa trình này có sự tham gia của 8 riboxom trượt qua không lặp lại khoảng cách giữa riboxom   thứ  nhất với riboxom thứ  tư  về thời gian là 1,5s. Vận tốc trượt của các riboxom là 102 A 0/s.  Số axitamin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã trên và khoảng cách về độ  dài giữa 2   riboxom kế tiếp nhau là: A. 5584 axitamin, 51A0 B. 5592 axitamin, 51A0 C. 5592 axitamin, 153A0 D. 5584 axitamin, 153A0 Câu 2: 1 gen khi nhân đôi 1 lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp cho mạch 1 của gen 200 nu   loại A. Cung cấp cho mạch 2 là 300 nu loại G; 100 nu loại X và 150 nu loại A. Số nu các loại  trên mạch 1 của gen là : A. A = 200 G = 300 T  =  150 X = 100 B. A = 200 T = 150 G  =  100 X = 300 C. A = 150 T = 200 G  =  100 X = 300 D. A = 150 T = 200 G  =  300 X = 100 Câu 3: Một phân tử mARN có 300 U chiếm 20% tổng số ribônu, trong quá tình giải mã có tất   cả  5 ribôxom tham gia giải mã, mỗi ribôxom trượt qua 1 lần và không lặp lại. Số  phân tử  nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp các chuỗi polypeptit đó là: A. 2485 phân tử nước  B. 2495 phân tử nước      C. 2490 phân tử nước D. 2500 phân tử nước Câu 4: Trong quá tình dịch mã trên 1 phân tử  mARN có 8 riboxom trượt qua 1 lần không lặp  lại. Các riboxom trượt cách đều nhau, khoảng cách về  thời gian giữa 2 riboxom kêt tiếp là  0,5s. Tổng thời gian của quá trình dịch mã là 108s. Thời gian 1 riboxom trượt hết phân tử  mARN là: A. 107,5s  B. 106,5s       C. 105,5s         D. 104,5s  Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước trong thân là: A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. B. Lực liên kết của các phân tử nước với thành mạch. C. Lực đẩy của áp suất rễ. D. Lực hút của sự thoát hơi nước. Câu 6: Pha tối của quá trình quang hợp là pha khử  CO2. Qúa trình này diễn ra rất nhiều các  phản  ứng tạo ra rất nhiều các sản phẩn trung gian  để  tạo thành sản phẩm cuối cùng là   cacbohidrat. Các sản phẩm làn lượt xuất hiện trong quá trình đó là: A. RiĐP 1,3 điphotphat → AlPG­> APG → Glucôzơ B. RiĐP 1,5 điphotphat → AlPG­> APG → Glucôzơ C. RiĐP 1,5 điphotphat → APG­> AlPG → Glucôzơ D. RiĐP 1,3 điphotphat → APG­> AlPG → Glucôzơ Câu 7: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào? A. Pha tối. B. Chất nhận CO2 đầu tiên. C. Thời gian cố định CO2.   D. Pha sáng.
  2. Câu 8: Nguyên tố có vai trò hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, sự  đóng mở  khí khổng là   vai trò của nguyên tố: A. Kali B. Mangan C. Magie  D. Canxi Câu 9: Các vi sinh vật cộng sinh với thực vật có khả  năng cố định nitơ  phân tử  từ  khí trời là  nhờ chúng có loại enzim: A. Nitraza B. Nitrôgenaza C. Amilaza D. Nitritaza Câu 10: Các sự kiện trong quá trình giảm phân góp phần làm đa dạng phong phú sinh giới là: A. Có 1 lần nhân đôi nhưng có 2 lần phân chia. B. Trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST kép tương đồng ở  kì đầu I và sự  phân ly độc  lập của các NST ở kì sau I C. Sự phân ly độc lập NST ở kì sau I và sự phân ly đồng đều NST ở kì sau II D. Các NST tập trung thành 2 hàng, 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo lần lượt ở kì giữa 1 và ở  kì giữa 2 của quá trình giảm phân. Câu 11: Cho các loại tế bào: 1. Vi khuẩn E.coli 2. Tế bào ung thư 3. Tế bào thần kinh 4. Tế bào rễ cây 5. Tế bào phôi 6. Tế bào hồng cầu 7.Tế bào bạch cầu 8.Vi   khuẩn   nitrat  hoá. Tổ hợp đúng các tế bào không có khả năng phân chia theo hình thức nguyên phân là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 5, 7 C. 1, 3, 6, 8  D. 2, 5, 6, 8 Câu 12: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra  ở các tế bào sinh dục ở  vùng chín. Kết quả  số  lượng NST trong các tế  bào con giảm đi một nửa so với tế  bào mẹ. Thực chất số  lượng   NST bị giảm từ kì:  A. Kì cuối 1  B. Kì cuối 2 C. Cả kì cuối 1 và kì cuối 2  D. Cả kì đầu 1 và kì cuối 2 B­ Tự luận: 7 điểm Câu 1:  (2 điểm) a) Vai trò của đai caspari? b) Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá? Câu 2: (2 điểm)            a) Giải thích tại sao đất chua lại nghèo chất dinh dưỡng? b) Dùng 1 cây nhỏ  còn nguyên bộ  rễ  đã rửa sạch. Nhúng bộ  rễ  vào dung dịch xanh   metilen, sau vài phút lấy ra rửa sạch và cho vào dung dịch CaCl2, ta thấy dung dịch CaCl2 từ  không màu chuyển sang màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 3: (2 điểm)     a) Giải thích tại sao huyết áp  ở  mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn   huyết áp ở mao mạch các mô khác? b)  Thức ăn sau khi được tiêu hoá  ở  dạ  dày được  chuyển xuống ruột từng đợt với  lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên?      Câu 4: (1 điểm)             Kể tên các thành phần cấu tạo nên hệ dẫn truyền tim ở người? ­­­­­­­­­­­­­­­Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  3. ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: 1A 2B 3C 4D 5D 6C 7D 8ª 9B 10B 11C 12A B. Tự luận: Câu 1: a) Vai trò của đai caspari: Đai caspari chặn cuối con đường gian bào nên phải chuyển sang con đường TB chất để vào  mạch gỗ. Vì vậy đai caspari điều chỉnh lượng nước, ngăn cản chất độc và kiểm tra chọn lọc  các chất hòa tan cần thiết trước khi các chất được thấm vào mạch gỗ. b) Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá: + Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước từ rễ lên lá một cách dễ dàng. Người ta gọi  đó là động lực trên của con đường vận chuyển nước.  + Khi thoát hơi nước→ nhiệt độ của bề mặt lá được điều hoà, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng  râm một chút.  + Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, hơi nước thoát ra → dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào  lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường. Câu 2:  a) Đất chua nghèo chất dinh dưỡng: ­ Đất chua là đất có số lượng ion H+ rất cao, các ion này chiếm chỗ trên bề mặt các hạt keo  đất đẩy các ion khoáng trên bề mặt hấp phụ của các hạt keo đất vào dung dịch đất và khi trời  mưa các ion khoáng ở dạng tự do dễ bị rửa trôi → đất nghèo dinh dưỡng. b) CaCl2 từ không màu chuyển sang màu xanh do 2 nguyên nhân: ­ Thứ nhất do tính thấm có chọn lọc của màng TB rễ: TB rễ là TB sống nên màng chỉ cho  những chất cần thiết cho TB vào trong TB. ­ Thứ hai do cơ chế hút bám trao đổi: + Khi nhúng rễ vào dung dịch xanh metilen → các phân tử xanh metilen không ngấm vào TB rễ  mà chỉ bám trên bề mặt rễ. + Khi nhúng rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và ion Cl­  sẽ hút bám vào rễ và đẩy các  phân tử xanh metilen ra dung dịch → dung dịch có màu xanh (là màu của xanh metilen). Câu 3: a) HUYẾT ÁP ở MM phổi rất thấp, thấp hơn MM ở các mô khác vì: ­ Cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.         ­ Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau.      ­ Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi. ­ Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30 mmHg trong khi  đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg. b) ­ Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:
  4.   + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần  thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ  cao). + Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó. + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng. ­ Hiện tượng TĂ xuống ruột từng đợt nhỏ được điều khiển bởi cơ chế đóng mở môn vị có  liên quan đến:    + Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.  + Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày  dồn xuống (từ kiềm sang axít). Câu 4: Hệ dẫn truyền tim ở người gồm: ­ Nút xoang nhĩ. ­ Nút nhĩ thất. ­ Bó his ­ Mạng Puôckin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2