Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 161
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 161 để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 161
- SỞ GD & ĐT VĨNH ĐỀ THI KSCL LẦN 1, NĂM HỌC 2017 2018 PHÚC Môn: GDCD Lớp 12 Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi (Đề gồm: 04 trang) 161 Họ và tên: ……………………… …………. ……………... SBD: ……..……… Câu 1. Trong lưu thông việc trao đổi hàng hóa trên thị trường phải được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Thỏa thuận. B. Tôn trọng. C. Độc quyền. D. Ngang giá. Câu 2. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là A. giá trị của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết. C. tính có ích của hàng hoá. D. thời gian lao động cá biệt. Câu 3. Thực hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa với thị trường nước ngoài là việc vận dụng quy luật giá trị của A. Nhà nướC. B. công dân. C. Chính phủ. D. doanh nghiệp. Câu 4. Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện thanh toán. D. Thước đo giá trị. Câu 5. Ngày 12/11/2015 cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh phát hiện anh Nguyễn Văn Sinh (34 tuổi, ngụ tại Bình Chánh, TP HCM) sản xuất và tiêu thụ võng Duy Lợi giả. Cơ quan chức năng đã thu được 111 bộ võng giả (trị giá gần 140 triệu đồng). Em có nhận định như thế nào về hành vi của anh Nguyễn Văn Sinh? A. Hành vi của anh Sinh là hành vi vi phạm hình sự vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, buôn bán hàng giả với số lượng lớn. B. Hành vi của anh Sinh là hành vi vi phạm hành chính vì xâm hại đến nguyên tắc quản lí nhà nước về kinh tế, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. C. Hành vi của anh sinh là hành vi vi phạm dân sự vì hành vi này có mức độ nguy hiểm thấp, xâm phạm nguyên tắc quản lí nhà nước về kinh tế. D. Hành vi của anh Sinh là hành vi vi phạm hành chính và vi phạm dân sự vì vừa xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước về kinh tế vừa xâm phạm đến quan hệ nhân thân làm ảnh hưởng uy tín của nhãn hàng võng Duy Lợi. Câu 6. Trong các nội dung sau, đâu là một đặc trưng của pháp luật? A. Tính nhân đạo. B. Tính truyền thống. C. Tính hiện đại. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 7. Bạn D đang học lớp 12, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, bị bạn bè lôi kéo nên D đã sử dụng ma túy và chơi lô đề cờ bạc. Vậy, hành vi của D là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm dân sự và kỉ luật. B. Vi phạm hành chính và kỉ luật. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm hình sự. Câu 8. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành? A. Bộ chính trị. B. Chính phủ. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Nhà nước. Câu 9. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của Trang 1/4 Mã đề thi 161
- A. Khái niệm cạnh tranh B. Nguyên nhân cạnh tranh C. Mục đích cạnh tranh D. Tính hai mặt của cạnh tranh. Câu 10. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là A. phương hướng của sản xuất của cải vật chất. B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. C. nội dung của sản xuất của cải vật chất. D. vai trò của sản xuất của cải vật chất. Câu 11. Ông V (cán bộ xã) kiên quyết không làm giấy khai sinh cho cháu bé Nguyễn Văn A với lí do cháu là con ngoài giá thú. Như vậy, hành vi của ông V là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm hình sự. Câu 12. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật? A. Anh B và chị C đến Ủy ban nhân dân xã để đăng kí kết hôn. B. Công ty X đóng thuế đầy đủ cho cơ quan nhà nước. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. D. Anh A gửi đơn tố cáo lên cơ quan nhà nước. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh? A. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng. C. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người. D. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. Câu 14. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh B ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường C là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 15. Bác A bị mất trộm chiếc xe máy cũ nhưng vì quá bàng hoàng nên không biết phải làm sao. Nếu là hàng xóm của bác em sẽ khuyên bác như thế nào? A. Nên đi báo cáo vì trách nhiệm của cơ quan pháp luật là phải giải quyết mọi nguyện vọng của dân. B. Không nên đi báo cáo cho đỡ mất việc, pháp luật chỉ bảo vệ người có tiền thôi. C. Nếu mất tài sản lớn thì báo cáo chứ cái xe máy cũ thì công an người ta sẽ không mất công điều tra đâu. D. Nên đi báo cáo vì pháp luật chính là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 16. Bản chất xã hội của pháp luật được hiểu là A. Pháp luật nhằm đàn áp giai cấp bị trị. B. Pháp luật được bắt nguồn và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. C. Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. D. Pháp luật do giai cấp thống trị làm ra. Câu 17. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng A. trước Nhà nước và xã hội. B. về quyền và nghĩa vụ. C. về trách nhiệm pháp lí. D. trước tòa án. Câu 18. Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là nội dung của A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 19. Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là A. giá trị cá biệt. B. giá trị trao đổi. C. giá trị. D. giá trị sử dụng. Câu 20. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 21. Khoản 1 Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. chính trị. B. văn hóa. C. đạo đức. D. kinh tế. Trang 2/4 Mã đề thi 161
- Câu 22. Các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với A. nguyện vọng của nhân dân. B. phong tục tập quán. C. Hiến pháp. D. quy tắc đạo đức. ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ưu thông hang hoa thông qua Câu 23. Quy luât gia tri tac đông đên điêu tiêt va l ́ ̀ ́ ́ ̣ ̃ ̣ ̀ ́ ̉ A. gia tri xa hôi cân thiêt cua hang hoa. ̀ ́ ̣ B. quan hê cung câu. ̀ ́ ̣ ̀ C. gia tri hang hoa trên th ́ ị trường. ́ ̉ ̣ ương. D. gia ca trên thi tr ̀ Câu 24. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính phổ cập. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính nhân dân. D. Tính rộng rãi. Câu 25. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực của nhà nước. B. chủ trương của nhà nước. C. chính sách của nhà nước. D. uy tín của nhà nước. Câu 26. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý? A. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 17 tuổi. C. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi. Câu 27. Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong phạm vi cả nước tăng quá nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K giữ nguyên diện tích trồng hồ tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu. Còn anh H và S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây. Trong trường hợp này, ai đã vận dụng sai chức năng của thị trường? A. Anh M, K, H, và S. B. Anh K. C. Anh M, H và S. D. Anh M. Câu 28. Pháp luật không quy định những việc nào dưới đây? A. Phải làm. B. Không được làm. C. Nên làm. D. Được làm. Câu 29. Bạn H 16 tuổi, đi xe máy vượt đèn đỏ đã gây tai nạn cho chị T. Do va chạm quá mạnh nên xe máy của chị T bị hư hỏng nặng còn chị T được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Vậy, hành vi của bạn H thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm dân sự và hình sự. B. Vi phạm hành chính và hình sự. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm hình sự. Câu 30. Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là nội dung của A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm kỉ luật. Câu 31. Vi phạm quan hệ nhân thân là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự. Câu 32. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý? A. Dưới 14 tuổi B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 33. Bạn nam 16 tuổi và bạn nữ 12 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục với nhau nhiều lần dẫn tới bạn nữ mang thai. Em nhận định như thế nào về hành vi của bạn nam? A. Bạn nam chưa đủ 18 tuổi nên chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí, bạn chỉ hành động bồng bột. B. Bạn nam phải chịu trách nhiệm hình sự vì bạn đã 16 tuổi và có hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên. C. Bạn nam không vi phạm pháp luật vì cả hai đều tự nguyện. D. Bạn nam phải chịu trách nhiệm dân sự, phải có trách nhiệm với cái thai của bạn nữ. Câu 34. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên. Câu 35. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.” Khẳng định này của Bác thể hiện bản chất gì của pháp luật? Trang 3/4 Mã đề thi 161
- A. Bản chất nhân đạo. B. Bản chất nhân dân. C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất xã hội. Câu 36. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật? A. Hành vi trái chính sách. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. D. Hành vi trái pháp luật. Câu 37. H quan sát thấy gia đình anh K đang xây nhà với nhiều vật dụng để ngổn ngang như: gạch, đá, cát, giàn giáo, xà gồ, thước, bàn chà, bay. Vậy, đâu là đối tượng lao động của những người thợ xây nhà? A. Gạch, đá, cát. B. Giàn giáo, xà gồ. C. Thước, bàn chà, bay. D. Gạch đá, cát, giàn giáo, xà gồ. Câu 38. A (18 tuổi) nghiện ma túy cờ bạc. A đã rủ B (16 tuổi) đi cướp tài sản. A và B đã dùng dao giết chết bác xe ôm để cướp điện thoại và xe máy của bác. Tòa tuyên án: A tù chung thân còn B 12 năm tù giam. Tòa xử như vậy có đảm bảo sự công bằng không? A. Không, vì hai người cùng thực hiện. B. Có, vì A là chủ mưu. C. Không, vì B chưa đủ 18 tuổi nên không phải đi tù. D. Có, vì A là người trưởng thành (19 tuổi) còn B mới 16 tuổi. Câu 39. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là A. hoạt động. B. sức lao động. C. lao động. D. sản xuất của cải vật chất. Câu 40. Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước thực hiện nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khẳng định này biểu hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. chính trị. B. đạo đức. C. xã hội. D. kinh tế. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 Mã đề thi 161
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
5 p | 132 | 12
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
5 p | 117 | 9
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 77 | 7
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
5 p | 74 | 5
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 38 | 4
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 76 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 63 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 123
4 p | 71 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
4 p | 58 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
4 p | 67 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 61 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
3 p | 66 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 78 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
4 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
5 p | 100 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
5 p | 60 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 87 | 2
-
Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
3 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn