intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 111

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

16
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 111 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 111

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN. Môn: Sinh học 11 (Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề)  ĐỀ CHÍNH THỨC Đề gồm có 4 trang, 40 câu Mã đề thi 111 Họ, tên thí sinh:............................................Số báo danh:............................................. Câu 1: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quang hợp như  thế nào? A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 không thuận lợi cho quang  hợp. C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 2: Biện pháp nào sau đây không đúng để tăng hệ số kinh tế cây trồng? A. Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị  kinh tế (hạt, quả, củ… ) với tỉ lệ cao. B. Bón phân, tưới nước hợp lí. C. Tăng cường độ quang hợp bằng cách chiếu sáng cả ngày và đêm. D. Đối với cây nông nghiệp lấy hạt, củ, quả, bón đủ phân kali giúp tăng sự vận chuyển sản  phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả. Câu 3: Quang hợp ở cây xanh phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối cuả quang hợp. B. Nhiệt độ cực tiểu làm ngưng quang hợp ở những loài cây giống nhau thì khác nhau. C. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực, núi cao, ôn đới. D. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp giống nhau ở các loài cây khác nhau. Câu 4: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử gluco bị phân giải trong quá trình  hô hấp hiếu khí? A. 38 phân tử. B. 34 phân tử. C. 36 phân tử. D. 32 phân tử. Câu 5: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là A. nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và  NO3–). B. nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật  và vi sinh vật). C. nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ  được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3–). D. nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+. Câu 6: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ  (A+T)/(G+X) =  ¼ thì tỉ lệ nucleotit  loại G của phân tử ADN này là A. 10% B. 40% C. 20% D. 25% Câu 7: Từ 20 tế bào sinh trứng qua giảm phân sẽ cho A. 40 thể định hướng và 40 trứng B. 20 thể định hướng C. 80 trứng D. 20 trứng và 60 thể định hướng. Câu 8: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 111
  2. C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày. Câu 9: Năng suất sinh học là A. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh  trưởng. B. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh  trưởng. C. Tổng hợp chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh  trưởng. D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh  trưởng. Câu 10: Trong các loại vi khuẩn cố định nit khí quyển gồm: Azotobacter, Rhizobium, Clostridium,   Anabaena. Loại vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu A. Rhizobium B. Clostridium. C. Azotobacter. D. Anabaena. Câu 11: Có một phân tử  ADN thực hiện nhân đôi một số lần tạo ra 62 phân tử  ADN với nguyên   liệu hoàn toàn mới từ môi trường. Số lần tự nhân đôi của phân tử ADN trên là A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 12: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là A. đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. B. chỉ đóng vào giữa trưa. C. chỉ mở ra khi hoàng hôn. D. đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. Câu 13: Tác dụng của việc bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường là:   I. Bón không đúng năng suất cây trồng thấp, hiệu quả  kinh tế  thấp. II. Bón phân vượt quá liều   lượng cần thiết sẽ  làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao. III. Bón phân không đúng gây ô  nhiễm nông sản và môi trường đe doạ  sức khoẻ  của con người. IV. Bón phân càng nhiều năng  suất cây trồng càng cao, hiệu quả  kinh tế  cao. V. Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô   nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý. A. II, III, V. B. I, II, III, V. C. I, IV D. I, IV, V Câu 14: Sắc tố  nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong   sản phẩm quang hợp ở cây xanh? A. B. Diệp lục a, b và carôtenôit. B. Diệp lục a. C. Diệp lục a, D. Diệp lục b. Câu 15: Công thức biểu thị sự cố định nitơ khí quyển là A. N2 + 3H2  →   2NH3 B. 2NH3  →   N2 + 3H2. C. glucôzơ + 2N2  →  axit amin. D. 2NH4+  →  2O2 + 8e­  →  N2 + 4H2O. Câu 16: Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là:  I. Thú   ăn thịt xé thịt và nuốt, thú ăn thực vật nhai, nghiền nát thức ăn, một số  loài nhai lại thức ăn.  II.  Thú ăn thịt tiêu hóa chủ  yếu ở dạ  dày nhờ  enzim pepsin, thú ăn thực vật tiêu hóa chủ  yếu ở  ruột   non nhờ enzim xenlualara. III. Thú ăn thực vật nhai kĩ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh   trong dạ cỏ và manh tràng tham gia vào tiêu hóa thức ăn. IV. Thú ăn thịt manh trang không có chức   năng tiêu hóa thức ăn. A. II, III, IV. B. II, IV. C. I, III. D. I, II, IV. Câu 17: Những kì nào sau đây trong nguyên phân, NST ở trạng thái kép A. Trung gian, đầu và cuối. B. Đầu, giữa, và cuối. C. Đầu, giữa, sau và cuối . D. Trung gian, đầu và giữa Câu 18: Cây trong vườn có cường độ  thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:  I. Cây   trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. II. Cây trên đồi có quá  trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 111
  3. III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.  IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. II, IV. Câu 19: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men? A. 18 lần. B. 19 lần. C. 17 lần. D. 16 lần. Câu 20: Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa A. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp. B. giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên. C. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác. D. Để khí oxi khuếch tán từ không khí vào lá. Câu 21: Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh dưới tác dụng của bức xạ vùng quang   phổ nào, vì sao? A. Xanh tím; vì bức xạ này kích thích mạnh nhất đến giai đoạn quang lý. B. Bức xạ đỏ; vì đây là tia giàu năng lượng và dễ gây ra các biến đổi quang hóa nhất. C. Xanh lục; vì tia sáng này làm cho clorophyl dễ hấp thụ nhất D. Màu cam; vì bức xạ này kích thích quá trình quang phân ly nước, tạo ATP xảy ra nhanh  chóng. Câu 22: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì? A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH C. NADPH, O2 D. ATP và CO2 Câu 23: Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim A. nitrôgenaza. B. đêaminaza. C. Perôxiđaza D. đêcacboxilaza. Câu 24: Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì: I. Làm thay đổi nhiệt độ  đột ngột theo   hướng bất lợi cho cây. II. Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ  ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo. III. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn   không hút được nước. IV. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá. A. I, II, IV. B. II, IV. C. II, III, IV. D. II, III Câu 25: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào? A. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ. B. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ. C. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ. D. Con đường tế bào chất và con đường gian bào. Câu 26: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào nội bì. B. Tế bào vỏ rễ. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào mạch gỗ ở rễ. Câu 27:  Trên một mạch của gene có 150 A và 120 T và gene có 20% G. Số  lượng từng loại   nucleotide của gene là A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360 C. A = T = 270; G = X = 180 D. A = T = 180; G = X = 270 Câu 28: Sự thoát hơi nước qua khí khổng diễn ra gồm 3 giai đoạn:  I. Hơi nước khuếch tán từ khe   qua khí khổng. II. Nước bốc hơi từ bề mặt tế bào nhu mô lá vào gian bào.  III. Hơi nước khuếch   tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh. Giai đoạn có tính chất sinh lý, phụ thuộc vào số lượng   khí khổng và sự đóng mở của khí khổng là A. I B. II C. I, III D. II, III Câu 29: Tiêu hóa là quá trình A. làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 111
  4. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp  thụ được. Câu 30: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan A. thực quản. B. dạ dày. C. ruột non. D. ruột già. Câu 31: Giai đoạn có tính chất sinh lý, phụ thuộc vào số lượng khí khổng và sự đóng mở của khí   khổng là A. I B. II, III C. II D. I, III Câu 32: Một gene có chiều dài 10200 Ăngtoron , số lượng A chiếm 20%. Liên kết hydro của gene  là A. 7200 B. 600 C. 7800 D. 3600 Câu 33:  Cho các nguyên tố  : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các  nguyên tố đại lượng là A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi. B. Nitơ, kali, photpho, và kẽm. C. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và đồng. D. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng. Câu 34: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotide là A+ G / T + X    1/2.  Tỉ  lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,2 B. 2,0 C. 0,5 D. 5,0 Câu 35: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở mía là giai đoạn A. Pha tối. B. Quang phân li nước. C. Chu trình Canvin. D. Pha sáng. Câu 36: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Chuỗi truyền điện tử electron. B. Đường phân. C. Chu trình Crep. D. Tổng hợp axetyl­coA. Câu 37: Có 10 tế bào sinh dục chín ở người (2n = 46) thực hiện quá trình giảm phân bình thường.   Kết thúc lần phân bào I, các tế bào có chứa A. 690 tâm động B. 230 tâm động C. 920 tâm động D. 460 tâm động Câu 38: Điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp A. pha sáng xảy ra khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục B. pha sáng xảy ra ở tilacôit. C. pha sáng xảy ra ở strôma cần năng lượng ánh sáng. D. pha sáng xảy ra ở tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục Câu 39: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ lá lách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách. Câu 40: Đặc điểm nào của lá có tác dụng giúp lá hấp thụ được nhiều ánh sáng Mặt trời? A. Có cuống lá. B. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ  ánh sáng. C. Có diện tích bề mặt lá lớn. D. Phiến lá dày. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2