intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ  KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦ TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC 2022­2023 ( Đề gồm 02 trang) MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể th phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc  đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận Mùa sen mùa cốm trên vai Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím Ngày đi rưng rưng đôi dép lê. Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng những đồng bạc lẻ Những đồng bạc lặng lẽ Thấm đấm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió Vòng tay ngỏ Lời ru con căng sữa Họ gánh về cổng tôi những mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên  nếu không có họ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm Làng  Vòng vừa trăn trở những hạt xanh Họ gánh về tặng tôi ngọn gió mát lành thổi về từ đồng quê... (Trích Những ngôi sao hình quang gánh ­ Nguyễn Phan Quế Mai, giải nhất  cuộc thi thơ về Hà Nội, 2010, Đài truyền hình Hà Nội và báo văn nghệ tổ chức) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ qua những hình ảnh  nào? Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong  những câu thơ sau?   Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận Mùa sen mùa cốm trên vai Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím Ngày đi rưng rưng đôi dép lê.                       Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng những đồng bạc lẻ Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả đối với người bán hàng rong  được thể hiện qua đoạn trích? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (5.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày  suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại. 1
  2. Câu 2 (5.0 điểm) Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho  đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người  đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội  chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng  phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...! Khi đi được bốn phố, giữa lúc Typn và bà vợ, bà phó đoan và ông Joseph (Giô­dép)  Thiết, và mấy người nữa đương lào xào phê bình thái độ của Xuân thì thấy cả đám  phải đứng dừng lại như hàng đầu gặp phải một nạn xe cộ vậy. Giữa lúc ấy, sáu  chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng, từ một ngả len vào  chiếm chỗ sau năm lá cờ đen. Hai vòng hoa đồ sộ, một nhà báo Gõ mõ, một của  Xuân, cũng len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội chạy lên bấm máy ảnh lách tách rồi  xuống thưa với mẹ. Cụ bà hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức, vì nó là phần  của ông Xuân đốc tờ và ông Xuân, cố vấn báo Gõ mõ, nên mới có sự long trọng  như thế thêm cho đám ma. Cụ sung sướng kêu: “Ấy giá không có món ấy thì là  thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!” Sư cụ Tăng Phú thì sung  sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng trong số thiên hạ  đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được  Hội Phật Giáo và như thế thì là một cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ mõ vậy.   [...]Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn  nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc  biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn  Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng  viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Ðám cứ đi... Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt  nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà  cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì  một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng   Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười   tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng  những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma. Ðám cứ đi... 2
  3. (Hạnh phúc của một tang gia – Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,Ngữ văn 11, Tập  một, NXB Giáodục 2014) Phân tích đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về giá trị hiệnthực của đoạn trích. …………Hết…………… ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 0,75 2 ­Hình  ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ  nhà thơ  qua những hình ảnh:   0,75 “mùa ổi”, “mùa xoài”, “mùa mận”, “mùa sen” “ngọn gió đồng quê”… Hướng dẫn chấm: ­ HStrả lời từ 04­05 hình ảnh: 0,75 điểm. ­ HS trả lời đúng mỗi hình ảnh: 0,25 điểm. 3 ­ Biện pháp tu từ liệt kê: xoài, ổi, mận, sen, cốm. 0,25 ­ Tác dụng: + Những hình  ảnh gợi nhớ  đến hương vị  của mùa thu với những thức ăn  bình dị  của quê hương. Người bán hàng gánh những đòn quang gánh trên  0,5 vai, mang theo những đặc sản bình dị chứa đựng đầy những hương vị của   quê hương. + Giúp cho đoạn thơ hấp dẫn, lôi cuốn, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 0,25 4 Nhận xét thái độ của tác giả ở đoạn trích: 0,5 ­Tác giả cảm thông với những vất vả của những người bán hàng rong, họ  suốt ngày kẽo kẹt gánh hàng trên vai đi qua ngõ nghách xóm làng, phố  phường. ­Tác giả còn trân trọng, tri ân sâu sắc đến những người bán hàng rong bởi  họ không chỉ mang đến cho người mua sản phẩm của đồng quê mà còn  mang theo cả mùa kí ức của quê hương kết tinh thành giá trị tinh thần riêng  của người Việt. Những người bán hàng rong đúng là những ngôi sao của  mọi người ­ ngôi sao hình quang gánh.  Hướng dẫn chấm: ­ HS trả lời đúng mỗi nội dung đạt: 0,25 điểm. ­HS trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về  2,0 sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh  có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng­  phân­ hợp, móc xích hoặc song hành. 3
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong  0,25 cuộc sống hiện đại. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị  luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong  cuộc sống hiện đại. Có thể  bày tỏ  suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải  phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể trình bày theo hướng  sau: ­ Lòng trắc  ẩn là sự  thương xót, đồng cảm và thấu hiểu giữa con người  với con người.  ­ Sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại. + Đối với bản thân: Người có lòng trắc ẩn có thể hiểu và cảm thông, chia  sẻ với tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác.Từ đó giúp những  người gặp khó khăn, bất hạnh vơi bớt đi khổ đau,bất hạnh, buồn thương  và ta sẽ nhận được sự tin cậy, yêu quý của mọi người. Đó chính là chìa  khóa của thành công và hạnh phúc. + Đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự đồng  cảm, chia sẻ... sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, sẽ có thêm động lực để vượt qua  những khó khăn, thử thách... + Đối với xã hội: Lòng trắc ẩn giúp người gần người hơn, tạo dựng một  xã hội nhân văn, thật sự tốt đẹp... ­ Phê phán lồi sống vô cảm, thờ ơ, ích kỉ…chỉ biết đến bản thân. ­ Mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và hãy rèn luyện cho mình lòng trắc  ẩn, sống chân thành, mở lòng với cuộc sống xung quanh. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản   thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong   diễn đạt, lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục. 2 Phân   tích   đoạn   trích   trong  tiểu   thuyết  Số   đỏ  của  Vũ   Trọng  5,0 Phụng.  Từ đó, nhận xét về giá trị hiệnthực của đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở  bài nêu được vấn đề,  Thân bài triển khai được vấn đề,  Kết bài khái  quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảnh đưa đám của một “đám ma gương mẫu” qua nghệ  thuật trào phúng  bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.  Từ  đó, nhận xét về  giá trị  hiệnthực của   đoạn trích. Hướng dẫn chấm:  ­ HS xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. 4
  5. ­ HS  xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm  HScó thể  triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác   lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: *  Giới thiệu khái quát vềtác giảVũ Trọng Phụng, tác phẩm  Số  đỏ  và   0,5 đoạn tríchHạnh phúc của một tang gia. * Cảm nhận  đoạn văn:  Cảnh đưa đám của một “đám ma gương mẫu”  2,5 qua nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. ­ Nội dung: Cảnh đưa đám của một “đám ma gươngmẫu” trong đoạn trích  không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà còn mang đến tiếng  khóc than cho những giá trị đạo đức bị băng hoại. + Qua cái nhìn bao quát đám ma khi đang đi trên đường: Kết hợp theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú  dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối. Vài trăm người đi đưa. Cậu tú Tân chỉ huy những nhà tài tử đã thi nhau chụp ảnh như ở hội  chợ, Xuân được đề cao, Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo  khoe chiến tích đã đánh đổ được Hội Phật Giáo... Điệp ngữ: “Đám cứ đi” => “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan  tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!” + Qua cái nhìn cận cảnh: Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, nhưng sự thật là đang thì thầm  với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm,  một cái áo mới may… Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,  ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của  những người đi đưa ma.. => Đám tang của cụ cố Tổ hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn,  nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo. ­ Nghệ thuật:  Khẳng định nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng  Phụng trong đoạn trích + Mâu thuẫn trào phúng: một đám ma rất to, rất đông, rất trọng thể, đúng   là một “đám ma gương mẫu” nhưng thực tế  lại giống một đám hội, đám  rước. + Nhân vật trào phúng: hàng loạt chân dung trào phúng như Xuân tóc đỏ,   sư cụ Tăng Phú, đám giai thanh gái lịch, hàng phố…  + Cảnh tượng trào phúng: Cảnh đưa đám nhốn nháo, giả tạo. =>Đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa,   giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội ­  Hướng dẫn chấm:  Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích   chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm ­ 2,0 điểm); phân tích chung chung,   5
  6. chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ  lược, không rõ các ý (0,25 điểm ­   0,5 điểm) *Từ đó, nhận xét về giá trị hiệnthực của đoạn trích. 0,5 ­ Giá trị  hiện thực trong tác phẩm văn học là sự  phản ánh hiện thực đời  sống một cách chân thực. Từ  đó, nhà văn tố  cáo những mặt hạn chế  của   hiện thực, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp. ­ Giá trị hiện thực trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: qua đám  tang cụ cố Tổ, Vũ Trọng Phụng phản ánh hiện thực xã hội thượng lưu bị  tha hóa về mặt đạo đức và nhân cách sống:sự tiếp thu văn hóa nhố nhăng  qua đám tang dư  thừa vật chất và lễ  nghi, sự  thờ   ơ  của tình người, vì  đồng tiền mà mất hết tình thân Hướng dẫn chấm: Học sinh đánh giá 2 ý cho 0,5 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ   pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình   phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ   thuật của đoạn văn; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống;   văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. ­ Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. ­ Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2