intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lại môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong những kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi lại môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lại môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA LẠI - NĂM HỌC 2022 – 2023 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 105 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1. Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau : A. Véc tơ vận tốc không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. D. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm. Câu 2. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. Tốc độ dài không đổi. B. Tốc độ góc không đổi. C. Vectơ gia tốc không đổi. D. Quỹ đạo là đường tròn. Câu 3. Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau? A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn. B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn. C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn. D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn. Câu 4. Chọn câu sai đối với hệ va chạm mềm. A. Động năng toàn phần không thay đổi. B. Nội lực rất lớn nên ta có thể bỏ qua ngoại lực. C. Biến dạng không được phục hồi. D. Tổng động lượng của hệ trước và sau va chạm thì bằng nhau. Câu 5. Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện. B. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh. C. Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay khi đu quay bắt đầu hoạt động. D. Chuyển động quay của điểm đầu kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ. Câu 6. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. Câu 7. Một động cơ xe gắn máy có trục quay 600 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s? A. 3600. B. 20𝜋. C. 40𝜋. D. 60𝜋. Câu 8. Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng? 𝜋 3𝜋 𝜋 𝜋 A. 300 = rad B. 𝑟𝑎𝑑 = 1350 C. 600 = rad D. 10 = 𝑟𝑎𝑑 4 4 3 180 2 2 Câu 9. Biểu thức 𝑝 = √𝑝1 + 𝑝2 là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp: Trang 1/2 – Mã đề 105
  2. A. hai véc tơ vận tốc vuông góc với nhau. B. Hai véc tơ vận tốc cùng phương ngược chiều. C. Hai véc tơ vận tốc cùng hướng. D. Hai véc tơ vận tốc hợp với nhau góc 600. Câu 10. Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi? A. Vật được ném ngang. B. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại. C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 11. Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 giảm 4 lần thì động năng của hệ sau va chạm A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. Câu 12. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là: A. ω = 2π/T và ω = 2π/f B. ω = 2πT và ω = 2π/f. C. ω = 2π/T và ω = 2πf D. ω = 2πT và ω = 2πf PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (2.5 điểm) Một toa xe có khối lượng 200 kg đang chuyển động trên một đường ray thẳng, nằm ngang với vận tốc 10 m/s tới va chạm với toa xe thứ hai có khối lượng 300 kg đang chuyển động với vận tốc 15 m/s ngược chiều toa xe 1. Sau va chạm hai toa xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm tốc độ và chiều chuyển động của 2 toa xe sau va chạm. Bỏ qua ma sát trong quá trình chuyển động. Câu 2. (2 điểm) Một ô tô nặng 2,5 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 18km/h thì tài xế hãm phanh gấp để dừng lại. Bỏ qua lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Biết xe dừng lại sau 2s kể từ lúc phanh. Tính lực hãm phanh biết trong quá trình chuyển động xe không đổi hướng. Câu 3. (2.5 điểm) Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 1,5 tấn bay quanh Trái Đất theo quỹ đạo tròn với tốc độ 1000 m/s và cách mặt đất một độ cao h = 13600km. Biết bán kính Trái Đất là R=6400km. Tính: a. Tính tốc độ góc của vệ tinh. b. Tính gia tốc hướng tâm của vệ tinh. c. Tính lực hướng tâm tác dụng vào vệ tinh trong quá trình chuyển động. --- HẾT --- Trang 2/2 – Mã đề 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2