intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀKHẢO SÁT- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN:VẬT LÍ 11 Thời gian bàm bài: phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi:560 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Cho chiết suất của thuỷ tinh là 1,8; con số đó có ý nghĩa: A. Tốc độ truyền ánh sáng trong thuỷ tinh lớn hơn tốc độ truyền ánh sáng trong chân không 1,8 lần. B. Khi chiếu tia sáng từ chân không vào thuỷ tinh thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới 1,8 lần. C. Tốc độ truyền ánh sáng trong thuỷ tinh nhỏ hơn tốc độ truyền ánh sáng trong chân không 1,8 lần. D. Khi chiếu tia sáng từ thuỷ tinh vào chân không thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới 1,8 lần. Câu 2. Chọn cụm từ để điền vào dấu “...” sao cho được phát biểu hoàn chỉnh: “Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của ... trong mạch”. A. cường độ dòng điện B. nhiệt độ C. điện trở D. diện tích Câu 3. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng: A. thực hiện công của nguồn điện. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên điên tích dương. D. tạo ra electron trong một đơn vị thời gian. Câu 4. Một dòng điện chạy trong một vòng dây tròn nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Biết dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ. Vectơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có chiều: A. đi từ trên xuống dưới. B. đi từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ. C. đi từ dưới lên trên. D. đi từ ngoài vào trong mặt phẳng hình vẽ. Câu 5. Tính chất cơ bản của điện trường là: A. tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó. B. tác dụng lực đàn hồi lên điện tích đặt trong nó. C. tác dụng lực hấp dẫn lên điện tích đặt trong nó. D. tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó. Câu 6. Chọn phát biểu đúng về đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kì. A. Tia tới đi song song với trục chính thì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính. B. Tia sáng đi tới quang tâm thì truyền thẳng. C. Tia tới đi song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính. D. Tia ló luôn lệch về gần trục chính hơn so với tia tới. Câu 7. Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì: A. Cường độ của chùm tia khúc xạ bằng cường độ chùm tia tới. B. Cường độ của chùm tia khúc xạ nhỏ hơn cường độ chùm tia tới. C. Cường độ của chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới. D. Cường độ của chùm tia phản xạ lớn hơn cường độ chùm tia tới. Câu 8. Mối liên hệ của hiệu điện thế giữa hai điểm M và N với điện thế tại các điểm đó là: A. . B. . C. . D. . Câu 9. Đơn vị đo điện dung của tụ điện là: A. Fara (F). B. Jun (J). C. Vôn (V). D. Henry (H). Câu 10. Đơn vị của từ thông là: A. T. B. V/m. C. H. D. T.m2. Câu 11. Chọn phát biểu đúng về kính lúp. A. Là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật ở rất xa (các thiên thể). B. Là dụng cụ bổ trợ cho mắt nhằm tăng góc trông của các vật có kích thước nhỏ. C. Là thấu kính phân kì có tiêu cự dài khoảng vài centimet (cm). D. Là thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng vài mét (m). Câu 12. Chọn phát biểu đúng khi nói về lăng kính khi đặt trong không khí. A. Góc lệch của tia ló so với tia tới chỉ phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính. B. Nếu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần ở lăng kính thì chỉ xảy ra ở mặt đáy của lăng kính. C. Chỉ có lăng kính có tiết diện là tam giác vuông cân mới xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. D. Tia sáng đi qua lăng kính thường bị lệch về đáy của lăng kính. Câu 13. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng: A. Điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ của vật bằng 0K. B. Điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định. C. Điện trở của vật có giá trị rất lớn khi nhiệt độ của vật rất thấp. Vật Lý, Mã đề: 560, 5/16/2023. Trang 1 / 3
  2. D. Điện trở của vật giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ của vật rất cao. Câu 14. Từ trường không tồn tại xung quanh: A. dòng điện. B. điện tích chuyển động. C. nam châm. D. điện tích đứng yên. Câu 15. Hạt tải điện trong chất khí là: A. lỗ trống và electron dẫn. B. ion dương, ion âm và electron. C. ion dương, ion âm. D. electron tự do. Câu 16. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín có độ lớn phụ thuộc vào: A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. diện tích và hình dạng của mạch điện. C. hình dạng và kích thước của mạch điện. D. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. 0 Câu 17. Một dây bạch kim ở nhiệt độ 20 C có điện trở suất là . Cho hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là . Ở nhiệt độ 15000C dây bạch kim này có điện trở suất bằng: A. 6,1.10-7. B. 5,1.10-7. C. 9,6.10-8. D. 7,2.10-7. Câu 18. Một điện tích q = 3nC di chuyển một đoạn đường 8 cm, dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều có cường độ điện trường E = 500 V/m. Công mà lực điện sinh ra trên đoạn đường đó bằng: A. 2,4.10-7 J. B. 120 J. C. 1,2.10-7 J. D. 13,3.10-7 J. Câu 19. Cho một mạch điện kín trong đó nguồn điện có suất điện động là 15 V. Cường độ dòng điện trong mạch là 0,6 A. Công mà nguồn điện này sản ra trong thời gian 20 phút là: A. 180 J. B. 30000 J. C. 10800 J. D. 540J. Câu 20. Một đoạn dây dài 20 cm có dòng điện I = 5 A chạy qua. Đoạn dây nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T sao cho vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là: A. 0,1 N. B. 0,5 N. C. 0,2 N. D. 5 N. Câu 21. Một khung dây hình chữ nhật kích thước 40*60 cm nằm trong từ trường đều sao cho các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung góc 300. Biết cảm ứng từ B = 1,2 T. Từ thông gửi qua khung dây có độ lớn bằng: A. 0,288 Wb. B. 0,249 Wb. C. 0,166 Wb. D. 0,144 Wb. Câu 22. Một khung dây tròn có 20 vòng dây, đường kính các vòng dây là 50 cm. Biết dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I = 10 A. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây có độ lớn là: A. 1,6.10-4 T. B. 5.10-4 T. C. 2,5.10-5 T. D. 2,5.10-4 T. Câu 23. Mắc một điện trở 8 vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 12V và điện trở trong bằng 1, tạo thành một mạch điện kín. Cường độ dòng điện trong mạch bằng: A. 1,5 A. B. 1,2 A. C. 1,33 A. D. 0,75 A. Câu 24. Một kính hiển vi có khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 21cm, tiêu cự của các kính là f1 = 4 cm, f2 = 1 cm. Biết khoảng cực cận là Đ = 25 cm. Tính số bội giác của kính hiển vi này khi ngắm chừng ở vô cực? A. 525. B. 100. C. 400. D. 131,25. Câu 25. Ghép song song n nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r tạo thành bộ nguồn. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: A. nE, . B. E, nr. C. nE, nr. D. E, . Câu 26. Một người bị cận thị. Điểm xa mắt nhất mà người đó có thể nhìn rõ cách mắt 50 cm. Để nhìn rõ được các vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết thì người đó cần đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là: A. 2 dp. B. 5 dp. C. -5 dp. D. - 2 dp. Câu 27. Khi thực hành đo suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa, muốn sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số làm chức năng ampe kế một chiều ta điều chỉnh núm xoay ở vị trí: A. DCA. B. DCV. C. ACA. D. ACV. Câu 28. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,2 H. Khi dòng điện qua ống dây tăng đều theo thời gian thì xuất hiện một suất điện động tự cảm có độ lớn là 2 V. Tốc độ biến thiên của dòng điện trong ống dây là: A. 10 A/s. B. 0,4 A/s. C. 2 A/s. D. 0,1 A/s. Câu 29. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở 20, được mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 15V, điện trở trong 2. Biết Anốt của bình điện phân bằng đồng; đồng có A = 64, n = 2. Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian 30 phút là: A. 0,407g. B. 0,814g. C. 0,203g. D. 0,448g. Câu 30. Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh a = 50 cm và điện trở R = 2 Ω nằm trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Biết cảm ứng từ biến thiên theo quy luật: B = 20(0,5 + t) (T). Công suất toả nhiệt trong khung dây bằng: A. 12,5 W. B. 8,4 W. C. 3,125 W. D. 17,2 W. Câu 31. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,02 H được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị hình bên. Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm 0,05 (s) có độ lớn là: Vật Lý, Mã đề: 560, 5/16/2023. Trang 2 / 3
  3. A. 5 V. B. 20 V. C. 2 V. D. 50 V. Câu 32. Một kính lúp có độ tụ D = 10 dp. Một người có mắt bình thường, khoảng cực cận OCc = 25 cm dùng kính lúp trên để quan sát các vật nhỏ. Kính đặt cách mắt 2 cm. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực? A. 2,08. B. 10. C. 3,125. D. 2,5. Câu 33. Khi mắc điện trở R1 = 5 vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ 0,6 A. Khi mắc thêm điện trở R2 = 13 nối tiếp với R1 thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,2 A. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện bằng: A. 3 V; 1,5 . B. 9V; 0,5. C. 3,9 V;1,5. D. 10,8 V; 0,5. Câu 34. Vật sáng AB đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính. Khi vật được đặt ở hai vị trí cách nhau 4 cm thì thấu kính đều cho ảnh cao gấp 5 lần vật. Tiêu cự của thấu kính bằng: A. 8 cm. B. 20 cm. C. 10 cm. D. 16 cm. Câu 35. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn được đặt song song cách nhau 20 cm. Dòng điện chạy trong các dây theo cùng một chiều và có cường độ I1 = 1 A; I2 = 3 A. Tập hợp các điểm có cảm ứng từ bằng 0 thì nằm trên đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, song song với các dây và cách dây 1 là: A. 10 cm. B. 5 cm. C. 15 cm. D. 2,5 cm. Câu 36. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: E = 12V; R1 = 8 Ω; R2 =12; R3 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế A và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 0,4A. Điện trở trong r của nguồn điện là : A A. 6. B. 2. C. 8. D. 4 . Câu 37. Điểm sáng A trên trục chính và cách thấu kính một đoạn 30 cm. Thấu kính bắt đầu chuyển động ra xa vật với tốc độ không đổi là 5 cm/s. Biết rằng sau khi thấu kính chuyển động được 2 s thì ảnh bắt đầu đổi chiều. Tiêu cự của thấu kính bằng: A. 20 cm. B. 28 cm. C. 15 cm. D. 17 cm. Câu 38. Hai điện tích dương có cùng độ lớn q đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng AB = 10 cm.Điểm M nằm trên đường trung trực của đoạn AB và cách trung điểm H của đoạn AB một đoạn x. Để độ lớn cường độ điện trường tại M cực đại thì x bằng: A. 17,32cm B. 5,77 cm. C. 7,07 cm. D. 14,14 cm. Câu 39. Có mạch điện như hình vẽ.Nguồn điện có suất điện động = 20V, điện trở trong r = 1 . Điện trở R1 = 8 , R3 = 6 . Điều chỉnh R2 để công suất tiêu thụ trên R2 đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại đó bằng: A. 9,4 W. B. 3,8 W. C. 5,2 W. D. 7,6 W. Câu 40. Một từ trường đều được giới hạn trong vùng không gian tạo bởi hai mặt phẳng (P) và (Q) song song, cách nhau 0,5 cm. Các đường sức từ song song với các mặt phẳng trên và có cảm ứng từ là B = 0,02 T. Một electron có vận tốc đầu không đáng kể, sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 3,52 kV thì bay vào vùng có từ trường từ một điểm trên mặt phẳng (P) và theo phương vuông góc với mặt phẳng (P). Cho điện tích của electron là q = -1,6.10-19 C; khối lượng của electron là m = 9,1.10-31 kg. Khi bay ra khỏi từ trường, vectơ vận tốc của electron sẽ tạo với mặt phẳng (Q) góc gần bằng: A. 450. B. 750. C. 300. D. 600. -------------- Hết ------------- Vật Lý, Mã đề: 560, 5/16/2023. Trang 3 / 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2