Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 11
lượt xem 7
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối b sinh 2013 - phần 6 - đề 11', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 11
- ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 - NĂM 2013 MÔN: SINH HỌC - Thời gian làm bài: 90 phút; Mã đề thi 789 Phần I : Phần chung cho tất cả thí sinh gồm 40 câu (từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh? A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN. B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X. C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin. D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. Câu 2: Ở người, alen A quy đinh mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? A. XAY và XaY B. XAXAY và XaXaY. C. XAXAY và XaY. D. XAXaY và XaY. Câu 3: Cho các đặc điểm sau: (1) Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ (2) Có vùng phân bố rộng, kích thước quần thể lớn (3) Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao (4) Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế (5) Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít (6) Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều (7) Tiềm năng sinh học thấp (8) Tiềm năng sinh học cao (9) Tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ (10) Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính nào dưới đây dễ dẫn đến diệt vong? A. (1), (3), (4), (5), (6) B. (1), (4), (5), (7), (10) C. (2), (3), (4), (7), (9) D. (1), (4), (6), (8), (9) Câu 4: Khi phun thuốc kháng sinh ta không thể diệt được 100% vi khuẩn vì A. Khi đó trong quần thể vi khuẩn sẽ hình thành những con có khả năng kháng thuốc. B. Thuốc kháng sinh gây ra những đột biến trong quần thể vi khuẩn. C. Trong quần thể vi khuẩn đã có những gen có khả năng kháng thuốc. D. Thuốc kháng sinh làm xuất hiện những cá thể kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn. Câu 5: Ở chim P thuần chủng lông dài, xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết KG đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 chim lông dài, thẳng: 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có chim lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng, kiểu gen của chim mái lai với F1, tần số HVG của chim F1 lần lượt là: A. XabY , f= 25% B. XABY, f= 20% C. XABXAB , f= 20% D. AaXBY , f= 20% Câu 6: Quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì A. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. B. tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. C. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp. D. tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Câu 7: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. D. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. E. coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 8: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã) Trang 1/8 - Mã đề thi 789
- (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' 5' (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' 5' (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là : A. (1) (4) (3) (2) B. (2) (1) (3) (4) C. (1) (2) (3) (4) D. (2) (3) (1) (4) Câu 9: Một đột biến gen lặn ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con gái của họ đều bị bệnh. Câu 10: Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao. Ad BE Ad BE P: x và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,4. aD be aD be Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ: A. 30,09% B. 20,91% C. 28,91% D. 51% Câu 11: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cấy F1 người ta thu được F2 : 900 quả tròn ; 150 quả dài ; 1350 quả dẹt. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 : A. 1/81 B. 3/16 C. 1/16 D. 4/81 Câu 12: Cho các thông tin sau: (1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. (2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. (3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. (4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là: A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (2), (4). Câu 13: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. D. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. Câu 14: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là: A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ B. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A D. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ Câu 15: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên ,di nhập gen., các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên., các yếu tố ngẫu nhiên Câu 16: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn A. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp B. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể C. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng về kiểu gen Trang 2/8 - Mã đề thi 789
- D. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi AB AB Câu 17: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen x . Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn ab ab giống nhau, kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn có kiểu gen là ab/ab. Kết quả nào dưới đây không phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn ở đời con: A. 7,84%. B. 4,84%. C. 9%. D. 16%. Câu 18: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là: A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng. B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng. C. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng. D. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN? A. ARN có khả năng sao mã ngược B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin C. ARN chỉ có 1 mạch D. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim Câu 20: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp còn lại là 3,75%. Số thế hệ tự phối của quần thể trên là A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 21: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau 1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây. 2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. 3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. 4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. Quy trình tạo giống theo thứ tự A. 1,3,2,4. B. 2,3,4,1. C. 1,2,3,4. D. 1,3,4,2. Câu 22: Cho sóc cái đuôi xù, lông nâu giao phối với sóc đực đuôi trơn, lông xám. F1 thu được toàn sóc đuôi xù, lông nâu. Cho F1 tạp giao với nhau, F2 thu được: 291 sóc đuôi xù, lông nâu 9 sóc đuôi xù, lông xám 9 sóc đuôi trơn, lông nâu 86 sóc đuôi trơn, lông xám Và một số sóc đuôi trơn, lông xám bị chết ngay khi sinh.Biết rằng tất cả các con sóc F2 có kiểu hình khác bố mẹ chúng đều là sóc đực. Xác định số lượng con sóc đuôi trơn, lông xám bị chết ? A. 8 B. 28 C. 5 D. 10 Câu 23: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám, 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng? A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng. B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường. C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng , Tính trạng nâu trội hoàn toàn so với xám. D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng. Câu 24: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. Trang 3/8 - Mã đề thi 789
- B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. Câu 25: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. B. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. Câu 26: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. Câu 27: Câu nào dưới đây phản ánh đúng nội dung của học thuyết Đacuyn là đúng nhất? A. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. B. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa. C. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Câu 28: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 14. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 50 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 8 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 1% B. 0,25% C. 5% D. 2,5% Câu 29: Có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn (quần thể chính) và quần thể nhỏ nằm ở hòn đảo (quần thể đảo). Xét một gen gồm hai alen: A và a . Ở quần thể chính có pA = 1, quần thể đảo có pA= 0,6. Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 20% số cá thể là của quần thể chính. Tần số tương đối của các alen trong quần thể mới sau di cư là: A. pA=0,8;qa=0,2. B. pA=0,68;qa=0,32 C. pA=0,6;qa=0,4 D. pA= 0,78; qa= 0,22. Câu 30: Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng? A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu. C. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với các đại lục gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu. Câu 31: Bộ ba đối mã (anti côđon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin của sinh vật nhân thực là A. 3'AUG5'. B. 5'XAU3'. C. 3'XAU5'. D. 5'AUG3'. Câu 32: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? A. Làm thay đổi tần số alen và tần số các kiểu gen trong quần thể B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể D. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp. Câu 33: Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nucleoxom, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nucleotit .Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử Histon có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là: A. 6494 A0 ; 98 B. 6494 A0 ; 89 C. 3964 A0 ; 80 D. 6494 A 0 ;79 Câu 34: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. Trang 4/8 - Mã đề thi 789
- C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 35: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là: A. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Câu 36: Ở loài ong mật, ong thợ thích nghi với việc tìm mật hoa, lấy phấn hoa đảm bảo cho sự tồn tại của tổ ong nhưng không sinh sản được, do đó không thể di truyền đặc tính thích nghi này cho thế hệ sau mà việc này do ong chúa đảm nhiệm. Nếu ong chúa không sinh sản được những ong thợ tốt thì cả đàn bị tiêu diệt. Điều đó chứng tỏ CLTN đã chọn lọc A. quần thể B. cả cá thể và quần thể C. cá thể D. trên quần thể Câu 37: Một alen đột biến hiếm gặp trong quần thể sau một thời gian ngắn lại trở nên phổ biến trong quần thể. Nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân sau đây giải thích đúng nhất cho trường hợp trên? A. Do tốc độ đột biến của gen này xảy ra cao bất thường. B. Do môi trường sống có nhiều tác nhân đột biến. C. Do môi trường sống liên tục thay đổi theo một hướng xác định. D. Do đột biến lặp đoạn NST tạo ra nhiều gen. Câu 38: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên Câu 39: Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là: A. 2n= 8. B. 2n=10. C. 2n= 14. D. 2n= 46. Câu 40: Gen A quy định cây cao; a quy định cây thấp. Thế hệ ban đầu của một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen 1 Aa : 1 aa. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ ngẫu phối Fn: A. 7 cao : 9 thấp B. 15 cao : 1 thấp C. 3 cao : 1 thấp D. 9 cao : 7 thấp Phần II : Thí sinh được chọn 1 trong 2 phần A hoặc B A. Phần dành cho chương trình chuẩn gồm 10 câu (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Bệnh nào sau đây thuộc bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh ung thư máu, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Đao B. Bệnh phêninkêtôniệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ. D. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, hội chứng Klaiphentơ. Câu 42: Tại sao cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới. C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. Câu 43: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền B. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. C. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48. D. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3. Câu 44: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá? A. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng. B. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng. Trang 5/8 - Mã đề thi 789
- C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng. D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng. Câu 45: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là Bd Bd BD BD A. Aa ; f = 40%. B. Aa ; f = 30%. C. Aa ; f = 40%. D. Aa ; f = 30%. bD bD bd bd Câu 46: Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định xuất hiện ở đời con có chiều cao 165 cm là : A. 20/64 B. 6/64 C. 15/64 D. 9/64 Câu 47: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ 1. không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được. 2. có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng. 3. không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng. 4. có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ. Tổ hợp đáp án đúng là A. 4 B. 1,3. C. 3. D. 2,4. Câu 48: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào? A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. C. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài thực vật. D. Tốc độ sinh sản của loài, và quá trình phân ly tính trạng. Câu 49: Điều nào sau đây không phải là ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo giống thực vật bằng nuôi cấy hạt phấn A. Hiệu quả cao khi cần chọn các tính trạng về khả năng chống chịu B. Là cơ sở để tạo ra các dòng thuần chủng về mọi cặp gen C. Tính trạng chọn được rất ổn định D. Giống mới có năng suất cao hơn giống ban đầu Câu 50: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì? A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống. B. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát. C. Sự xuất hiện quyết trần. D. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật. B. Phần dành cho chương trình nâng cao gồm 10 câu (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể? 1. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 2. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 3. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. 4. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh. Đáp án đúng là A. 1,3,4. B. 2,3,4. C. 1,2,4. D. 1,2,3. Câu 52: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường? A. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động. B. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. C. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. D. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Câu 53: Hiện tượng nào sau đây thể hiện sự tiến hóa theo hướng đồng qui 1. Quần đảo Galapagot trong 48 loài thân mềm có 41 loài địa phương. 2. Thú có túi ở Oxtraylia. 3. Quần đảo Galapagot có điều kiện sinh thái phù hợp, nhưng không có loài lưỡng cư nào. 4. Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo hơn đảo lục địa. Trang 6/8 - Mã đề thi 789
- 5. Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở Châu Á Phương án đúng là: A. 5. B. 1. C. 4, 5. D. 2, 3. Câu 54: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan tương đồng. D. phôi sinh học. Câu 55: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người? (1) Hội chứng Etuốt. (2) Hội chứng Patau. (3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) (4) Hội chứng khóc như tiếng mèo kêu. (5) Bệnh máu khó đông . (6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Phương án đúng là: A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (4), (6). C. (3), (4), (6), (7). D. (2), (3), (6), (7). Câu 56: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi người này bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nuclêôtit. Nhiều khả năng là người này đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì? A. Primase. B. ADN polymerase C. Các nuclêôtit. D. ADN ligase. Câu 57: Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên? AD Ad Ad BD A. Bb B. Bb C. BB D. Aa ad aD AD bd Câu 58: Hệ gen của người có kích thước hơn hệ gen của E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E. coli khoảng vài chục lần là do A. ở người có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E. coli. B. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở người lớn hơn E. Coli nhiều lần. C. hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu tái bản. D. cấu trúc ADN ở người giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro. Câu 59: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại. (2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. (5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam lai chọn tạo. (6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng. (7) Tạo chủng vi khuẩnE. coli sản xuất insulin của người. (8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. (9) Tạo giống bông kháng sâu hại Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là: A. (1), (2), (4) ), (7), (9) B. (1), (2), (3) ), (7), (9) C. (1), (2), (6) ), (7), (8) D. (1), (2), (3) ), (5), (9) Câu 60: Lịch sử quả đất được chia thành các đại là do căn cứ trên: A. đặc điểm các di tích hóa thạch. B. những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình. C. sự phân bố lại đai lục và đại dương. D. các thời kỳ băng hà và sự phân rã các nguyên tố phóng xạ. Trang 7/8 - Mã đề thi 789
- TRƯỜNG THPT SÀO NAM ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1- NĂM 2013 MÔN SINH made cauhoi dapan made cauhoi dapan made cauhoi dapan 789 1 D 789 21 A 789 41 B 789 2 D 789 22 C 789 42 A 789 3 B 789 23 A 789 43 C 789 4 C 789 24 C 789 44 A 789 5 B 789 25 B 789 45 C 789 6 B 789 26 C 789 46 A 789 7 B 789 27 C 789 47 D 789 8 B 789 28 D 789 48 A 789 9 A 789 29 B 789 49 D 789 10 A 789 30 C 789 50 D 789 11 A 789 31 B 789 51 A 789 12 A 789 32 C 789 52 D 789 13 B 789 33 B 789 53 A 789 14 D 789 34 B 789 54 B 789 15 D 789 35 B 789 55 B 789 16 D 789 36 A 789 56 D 789 17 B 789 37 C 789 57 B 789 18 A 789 38 C 789 58 C 789 19 D 789 39 A 789 59 B 789 20 D 789 40 A 789 60 B Trang 8/8 - Mã đề thi 789
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 268 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 241 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 202 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 213 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 553 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 193 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 213 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 172 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 194 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 178 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 406 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 383 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 208 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 283 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 124 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 227 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
5 p | 214 | 16
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn