intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 20

Chia sẻ: Dam But | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối b sinh 2013 - phần 6 - đề 20', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 20

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: SINH HỌC – Khối B Thời gian làm bài: 90 phút; Câu 1: Ở operon Lactôzơ, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì A. lactôzơ gắn với enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này. B. lactôzơ gắn với protein ức chế làm cho protein ức chế bị bất hoạt. C. lactôzơ gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành. D. lactôzơ gắn với prôtêin điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin. Câu 2: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D quả tròn, d quả dài. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBbdd và AabbDd. Số loại kiểu gen và kiểu hình khác nhau ở F1 là A. 27 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 12 kiểu gen, 8 kiểu hình. C. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình. D. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình. Câu 3: Ưu thế nổi bật của phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là: A. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt. C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt D. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao. Câu 4: Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ta áp dụng phương pháp gây đột biến A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn lớn. Câu 5: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 3, người ta thu được kết quả sau Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: AGCHBFED Dòng 3: AGCDEFBH Dòng 4: ABFEDCGH Nếu dòng 1 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là: A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 1 → 2 → 4 → 3 C. 1 → 4 → 3 → 2 D. 1 → 3 → 4 → 2 Câu 6: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì: A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau. B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc. D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. Câu 7: Ở người bệnh di truyền phân tử là do A. đột biến gen gây nên B. đột biến số lượng nhiếm sắc thể. C. đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể. D. biến dị tổ hợp. Câu 8: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa và AAaa cho đời con có tỷ lệ kiểu hình là: A. 11 đỏ :1 vàng B. 35 đỏ :1 vàng C. 5 đỏ :1 vàng D. 3 đỏ :1 vàng Câu 9: Bệnh phêninkêtô niệu là do A. đột biến gen trên NST giới tính. B. đột biến cấu trúc NST thường. C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin. D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin. Câu 10: Nguồn nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. Biến dị thường biến và biến dị đột biến B. Biến dị tổ hợp và di nhập gen C. Biến dị đột biến và biến dị tổ hợp D. Di nhập gen và chon lọc tự nhiên
  2. Câu 11: Cho một phân tử mARN sơ khai có 10 đoạn exon, mỗi đoạn có 150 Nu và 9 đoạn intron, mỗi đoạn có 100 Nu. Phân tử mARN trưởng thành có số nucleotit là A. 19 B. 1500 C. 2400 D. 4800 Câu 12: Cho các nhân tố tiến hóa sau: 1- Đột biến, 2- giao phối không ngẫu nhiên, 3- di nhập gen, 4- chọn lọc tự nhiên, 5- các yếu tố ngẫu nhiên. Những nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 3, 5 Câu 13: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào A. Đột biến đó là trội hay lặn B. Thời điểm phát sinh đột biến. C. Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. Tổ hợp gen và điều kiện môi trường sống. DE Câu 14: Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử de tối đa là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 15: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không AB D d AB D có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ♀ X X x♂ X Y cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, ab ab mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75 %. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là A. 10 %. B. 21,25 %. C. 10,625 %. D. 15 %. Câu 16: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây? A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền. B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và chữa trị được một số bệnh di truyền ở người. C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người. D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền. Câu 17: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ : A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256 Câu 18: Một gen lặn có hại có thể được nhân lên nhanh chóng trong quần thể do nhân tố tiến hóa A. di –nhập gen. B. yếu tố ngẫu nhiên. C. đột biến gen. D. chọn lọc tự nhiên Câu 19: Giả sử trong một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5-BU. thì sau 6 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế A-T bằng GX và bao nhiêu gen bình thường A. 7 và 24 . B. 15 và 24. C. 16 và 15 D. 15 và 48 Câu 20: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường? A. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. B. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. C. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động. D. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. Câu 21: Di truyền chéo xảy ra khi tính trạng được qui định bởi: A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X. B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X. C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y. D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y. Câu 22: Ôkazaki được tổng hợp theo chiều A. 3’-5’ B. 5’->3’. C. 5’->3’ hoặc 3’-5’ D. 5’->3’ và 3’-5’ Câu 23: Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền:
  3. A. 0,0225AA+ 0,2550Aa + 0,7225aa = 1 B. 0,15AA+ 0,45Aa + 0,40aa = 1 C. 0,235 AA+ 0,5Aa + 0,265aa = 1 D. 0,4AA+ 0,2Aa + 0,4aa = 1 Câu 24: Các tính trạng di truyền có phụ thuộc vào nhau xuất hiện ở A. định luật phân li độc lập. B. qui luật liên kết gen và qui luật phân tính. C. qui luật liên kết gen và qui luật phân li độc lập. D. qui luật hoán vị gen và qui luật liên kết gen. Câu 25: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AabbDdee. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây dị hợp ở F1 là A. 9/16. B. 15/16. C. 7/9. D 8/9. Câu 26: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. C. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. Câu 27: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là: A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử. Câu 28: Cơ thể AaBbDDEe giảm phân cho số loại giao tử tối đa là A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 29: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là A. sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. B. sự trao đổi chéo giữa các crômatit cùng nguồn của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. C. sự trao đổi chéo của các crômatit trên các cặp NST tương đồng khác nhau. D. sự trao đổi giữa các đoạn NST trên cùng một NST. Câu 30: Quần thể ban đầu có 0,6AA: 0,4 Aa qua 4 thế hệ tự thụ có cấu trúc di truyền là: A. 0,78 AA: 0,025 Aa: 0,195 aa B. 0,7875AA: 0,025 Aa: 0,1875 aa C. 0,8375AA: 0, 025 Aa: 0,1375 aa D. 0,9125 AA: 0,025 Aa: 0,0625 aa. Câu 31: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là: A. 31,36% B. 56,25% C. 81,25% D. 87,36% Câu 32: Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là A. 84 B. 142 C. 115 D. 132 Câu 33: Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là A. đều có sự tham gia của các loại enzim ARN pôlimeraza. B. đều diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực. C. đều dựa trên nguyên tắc bổ sung. D. đều có sự tham gia của mạch gốc ADN. Câu 34: Một quần thể sóc gồm 640 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật, có tần số alen A là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,6. Có 160 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn để tìm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc vườn, 320 con sóc
  4. trưởng thành từ quần thể vườn di cư sang quần thể rừng. Tần số alen A ở quần thể sóc vườn sau sự di cư này là? A. 0,68 B. 0,7 C. 0,9 D. 0,8 Câu 35: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là A. Phân hóa khả năng sống, khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Tạo ra sự đa hình cân bằng của những kiểu gen, kiểu hình khác nhau trong quần thể. C. Làm phát sinh các alen mới, do đó làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Tác động tực tiếp lên các alen, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 36: Một cơ thể Ruồi giấm có 2n=8. trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn. Tỉ lệ giao tử mang đột biến và tỉ lệ giao tử bình thường theo trình tự là A. 1/4 và 3/4 B. 3/4 và 1/4 C. 1/2 và 1/2 D. 7/8 và 1/8 Câu 37: Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai gồm các bước: 1- Lai thuận nghịch, lai khác dòng đơn hoặc dòng kép để thu được con lai có ưu thế lai cao 2- Tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết 3- Đem lai các dòng thuần chủng khác nhau và tuyển chọn tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn Quy trình đúng là: A. 321 B. 132 C. 1 23 D. 231 Câu 38: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt (2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n (3) Tạo giống lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp  -caroten trong hạt (4) Tạo giống nho không hạt (5) Tạo cừu Đôli (6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A. (2) và (6) B. (1); và (3) C. (2) và (4) D. (5) và (6) Câu 39: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’. B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. Câu 40: Để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công bằng cách A. Dùng thể truyền có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào nhận. C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất. D. Dùng xung điện kích thích vào môi trường chứa các tế bào nhận. Câu 41: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại. B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống. C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất. D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. Câu 42: Cho 2 thứ cây lai thuận nghịch được kết quả sau: Lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm. Lai nghịch: ♀lá xanh x ♂lá đốm F1: 100% lá xanh. Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được sẽ thế nào ? A. F2 : 75% lá xanh : 25 % lá đốm. B. F2 : 100 % lá đốm. C. F2 : 100 % lá xanh. D. F2 : 50% lá xanh : 50 % lá đốm. Câu 43: Nếu có 80 tế bào trong số 400 tế bào sinh tinh trùng thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị giữa 2 gen bằng bao nhiêu? A. 30% B. 20% C. 10% D. 40% Câu 44: Cho các bệnh, tật ở người: 1- Ung thư máu; 2- Hội chứng mèo kêu; 3- Bệnh mù màu;
  5. 4- Hồng cầu hình liềm; 5- Bệnh bạch tạng; 6- Bệnh máu khó đông. Bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là: A. 3, 4, 5, 6. B. 3, 6 C. 2, 3, 6. D. 1, 2, 4. Câu 45: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay phải, mù màu. D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. Câu 46: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế A. cách li sinh thái B. cách li tập tính . C. cách li địa lý D. lai xa và đa bội hóa Câu 47: Một gen của E.coli dài 0,51μm. Mạch mang mã gốc của gen có A = 350; T = 800; X = 350. Gen phiên mã tạo ra mARN. Theo lý thuyết, số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN là: A. 27 B. 24 C. 8 D. 64 Câu 48: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) chính xác nhất là A. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường. C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. Câu 49: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Chân chuột chũi và chân dế chũi B. Cánh sâu bọ và cánh dơi C. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan D. Mang cá và mang tôm Câu 50: Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể tứ bội A. Tế bào có 25 NST. B. Tế bào có 48 NST. C. Tế bào có 36 NST. D. Tế bào có 23 NST. .............................................HẾT........................................... ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1-10 B B A A C C A A C C 11-20 B B D C A B A B D B 21-30 B B A D B D B C A B 31-40 D D C D A B D C B A 41-50 A C C B C D B D C B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2