Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối c, d văn 2013 - phần 2 - đề 1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối C, D Văn 2013 - Phần 2 - Đề 1
- ĐỀ VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ SỐ 1 - MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.
Câu 2 (3 điểm): Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim
Lân.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Văn học 12 - tập một,
tr.154-155, NXB Gio dục, H Nội, 2005)
Gợi ý:
* Câu 1 (2 điểm):
Lui Aragông sinh ra và lớn lên ở Paris, ham mê văn chương nhưng theo ý gia đình học y khoa.
Năm 1918 nhập ngũ, sau một năm thì xuất ngũ, theo đuổi văn chương, lúc đầu theo trường phái
siêu thực, nổi lọan. Nhưng sau đó, tìm thấy cái đẹp lý tưởng cộng sản, gia nhập Đảng cộng sản
Pháp năm 1927. Năm 1928 gặp và yêu Elsa Triolet (cô gái Nga gốc Do Thái) và năm 1932 thì
cưới nàng. Tình yêu Elsa đã chấp cánh thơ, lý tưởng đẹp của nhà thơ. Trong thế chiến thứ hai
(1939-1945), ông nhập ngũ chống phát xít Đức. Năm 1953 được bầu vào ban chấp hành đảng
cộng sản Pháp. Năm 1957 được trao giải thưởng hòa bình mang tên Lênin.
Sự nghiệp văn chương của L.Aragông đồ sộ gồm: thơ, tiểu thuyết, bình luận văn học. Tác phẩm
tiêu biểu: tiểu thuyết “Những người cộng sản” ( 6 tập); Thơ “Đôi mắt Elsa”, “Anh chàng say
đắm Elsa”…
* Câu 2 (3 điểm):
I. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
- Một trong những thành công của tác phẩm Vợ nhặt là nhà văn đã sáng tạo được một tình huống
truyện độc đáo.
- II. Giải quyết vấn đề:
1. Tóm tắt tình huống truyện:
Tràng - một anh nông dân nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ vài câu hò buâng quơ và
mấy bát bánh đúc đã có vợ hẳn hoi theo về.
2. Nhận xét:
Đây là một tình huống lạ, hiếm thấy nhưng lại có giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật
cao:
-Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng
khiếp năm 1945.
- Con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn khát khao sống hạnh phúc, vẫn tin tưởng và kỳ
vọng vào tương lai
- Nhờ tình huống độc đáo mà tác phẩm lôi cuốn và hấp dẫn. Nhân vật được đặt trong các tình
huống gay cấn để bộc lộ tâm trạng, tính cách.
III. Kết thúc vấn đề:
Với tình huống được cấu trúc độc đáo, tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đã để lại những ấn tượng
sâu sắc trong lòng người đọc.
* Câu 3 (5 điểm)
- Yêu cầu thí sinh biết cách làm bài phân tích một đọan thơ để cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay,
đặc sắc của đoạn thơ. Bố cực mạch lạc, hành văn trôi chảy.
- Bài làm gồm các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Việt Bắc là bài thơ hay, đặc sắc của Tố Hữu và của
thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua lời hát đối đáp mang âm hưởng đối đáp giao duyên
trong ca dao, dân ca, tác giả bộc lộ tình cảm lớn của thời đại, ân tình cách mạng và ca ngợi chủ
nghĩa anh hùng cách mạng trong 9 năm kháng chiến đầy gian khổ ở Việt Bắc. Đoạn thơ trên bộc
lộ tâm trạng của người ở lại Việt Bắc thương nhớ và sắt son với người cán bộ kháng chiến về
xuôi.
2. Cái hay cái đẹp trong đọan thơ: thể thơ lục bát, truyền thống của dân tộc được tác giả sử dụng
nhuần nhuyễn, điêu luyện trong lối hát đối đáp giao duyên như trong ca dao dân ca, đặc biệt
chọn lựa và sử dụng cặp từ nhân xưng “mình - ta” thật phù hợp, thân thiết mà không sổ sàng; kín
đáo mà không xa vời. Ở đoạn thơ này người ở lại Việt Bắc với nhân xưng là “mình”.
- - Hai cặp lục bát trên với những câu hỏi (tu từ) đã bộc lộ tấm lòng quyến luyến, đồng thời gợi lên
những kỷ niệm ân tình gắn bó trong 9 năm kháng chiến gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Cùng chịu
đựng sẻ chia gian khổ “miếng cơm chấm muối” và cùng chung mối căm thù cao độ “mối thù
nặng vai”.
- Hai cặp lục bát dưới: tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “ rừng núi nhớ ai” và “hắt hiu
lau xám, đậm đà lòng son”, cũng như hình thức điệp từ “nhớ” để bộc lộ tấm lòng thủy chung son
sắc của người ở lại Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
3. Cái hay cái đẹp của đoạn thơ là những câu thơ lục bát với giọng tâm tình tha thiết, đậm đà tính
dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng nhớ thương và thủy chung của đồng bào dân tộc Việt Bắc với
người cán bộ kháng chiến về xuôi, với cách mạng, với đảng và Bác Hồ.