intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 1 - Đề 17

Chia sẻ: Van Tho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối c địa 2013 - phần 1 - đề 17', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 1 - Đề 17

  1. Đề 9 Câu 1 (2đ): Đô thị hoá là một quá trình kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế xã hội nước ta. Anh (chị) hãy: a) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đến việc phát triển kinh tế xã hội. b) Hãy kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đô thị đặc biệt ở nước ta. Câu 2: (3đ) Điện lực là 1 trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta. Anh (chị) hãy: a) Phân tích các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực b) Xác định tên, công suất, địa điểm xây dựng (tỉnh, thành phố) của 5 nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta đã đi vào hoạt động. Câu 3: (3đ) Cho bảng số liệu sau đây CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 Khu vực kinh tế 1990 1991 1995 1999 2000 2003 2005 Nông, lâm, ngư nghiệp 73,1 72,7 71,2 68,9 65,1 60,2 57,3 Công nghiệp & xây 11,1 11,2 11,4 11,9 13,1 16,4 18,2 dựng Dịch vụ 15,8 16,1 17,4 19,2 21,8 23,4 24,5 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Anh chị hãy: a) Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 1990 – 2005. b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra những nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta theo khu vực kinh tế và giải thích. Câu 4: (2đ) Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Anh (chị) hãy : a) Nêu ý nghĩa của việc phát triển ngành du lịch ở nước ta b) Nêu các trung tâm du lịch quốc gia và các tài nguyên du lịch chính của các trung tâm này.
  2. Đáp án đề 9 Câu 1: Đô thị hoá là một quá trình kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế xã hội nước ta. a) Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đến việc phát triển kinh tế xã hội : - Những ảnh hưởng tích cực: Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. + Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động - Tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng có những ảnh hưởng tiêu cực: Quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội... Vì thế cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá phù hợp với quá trình công nghiệp hoá. b) 5 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đô thị hoá đặc biệt ở nước ta. - Năm thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ - Hai đô thị hoá đặc biệt là: Hà Nội và TP.HCM Câu 2: Điện lực là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta. a) Thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực. * Về tự nhiên: - Nước ta có trữ lượng than lớn: gồm than đá, than bùn, than nâu để phục vụ cho phát triển nhiệt điện. - Trữ lượng dầu khí lớn trên thềm lục địa Biển Đông tạo điều kiện phát triển nhiệt điện và điện khí - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông dốc, lượng nước lớn thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy thuỷ điện. - Ngoài ra, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển điện nhờ gió, thuỷ triều, sóng, điện mặt trời * Về kinh tế xã hội - Nền kinh tế xã hội phát triển nhanh nên nhu cầu lớn về điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển để công nghiệp điện lực đi trước một bước. - Công nghệ xây dựng và vận hành các nhà máy điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Đội ngũ lao động có trình độ, tiếp thu và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật b) Năm nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đã đi vào hoạt động STT Tên nhà máy Công suất (MW) Địa điểm xây dựng 1 Thuỷ điện Hoà Bình 1920 Hoà Bình
  3. 2 Thuỷ điện Yaly 720 Gia Lai 3 Thuỷ điện Trị An 400 Đồng Nai 4 Thuỷ điện Thác Bà 110 Yên Bái 5 Thuỷ điện Hàm Thuận 300 Bình Thuận Câu 3: a) Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ miền - Vẽ chính xác, đẹp. Đảm bảo khoảng cách năm, tỉ lệ % - Có đủ đơn vị, năm, tên, chú giải biểu đồ. b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét. - Từ 1990 đến 2005: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng) - Tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục nhưng vẫn còn cao (57,3% - 2005) - Tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhưng còn thấp (dẫn chứng), trong đó khu vực dịch vụ có tỉ trọng lao động tăng nhanh và cao hơn khu vực công nghiệp (dẫn chứng) - Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của nước ta chuyển dịch còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Giải thích - Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch như trên là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ - Tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn vì cơ bản kinh tế nước ta vẫn là nông nghiệp và đang trong quá trình công nghiệp hoá - Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh và cao hơn trong khu vực công nghiệp – xây dựng vì thời gian qua nước ta đã đa dạng hoá và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động. Câu 4: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay : a) Ý nghĩa của việc phát triển ngành du lịch. - Tạo ra mối giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong cả nước và với các nước trên thế giới. Là cơ hội để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của nước ta với các nước trên thế giới. - Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một lực lượng lao động lớn. - Khai thác tốt hơn tiềm năng vốn có của các vùng lãnh thổ. - Góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển như GTVT, TTLL, vui chơi giải trí... b) Các trung tâm du lịch quốc gia - Hà Nội: Lễ hội truyền thống, di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh, làng nghề cổ truyền - Huế: Du lịch biển, di sản văn hoá thế giới, thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng - Đà Nẵng: Làng nghề cổ truyền, du lịch biển, di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh - TP.HCM: Thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, làng nghề cổ truyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2