Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa Lý 2013 - Phần 1 - Đề 14
lượt xem 2
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối c địa lý 2013 - phần 1 - đề 14', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa Lý 2013 - Phần 1 - Đề 14
- TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2013 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài : 180 phút,không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG (8,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1- Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? 2- Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. Câu II (3,5 điểm) 1- Chứng minh rằng khí hậu, thuỷ văn nước ta có sự phân hoá đa dạng? 2- Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta? Câu III ( 1,5 điểm) Cho b¶ng sè liÖu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (§¬n vÞ:Tỉ đồng, giá thực tế). Năm 2000 2010 Kinh tế nhà nước 170 141 668 300 Kinh tế ngoài nhà nước 212 879 941 814 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2010, NXB Thống kê 2011) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét II- PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) -Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu ( Câu IVa hoặc IVb)- Câu IVa. Theo chương trình chuẩn Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Câu IVb. Theo chương trình nâng cao Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh:………………
- Trường THPT Diễn Châu 4. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài : 180 phút,không kể thời gian phát đề Câu ý Nội dung Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM) 1 Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về 1,5 tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? - Nêu đúng 4 đặc điểm của tự nhiên Việt Nam: 0,5 + Đất nước nhiều đồi núi + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. + Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các nông 0,25 sản. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm 0,25 sản. + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp 0,25 I và thương mại. 0,25 (3 đ) + Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải 2 Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền 1,5 núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. -Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền 0,75 núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị: +Giữa miền núi, trung du với đồng bằng: .ĐB chiếm ít diện tích nhưng có số dân đông: Mật độ dân số cao nhất là ĐBSH, đến ĐBSCL và DHMT (d/c) . Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi, mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (d/c) + giữa nông thôn và thành thị: Lao động nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25 % lao động của cả nước, năm 2005).
- - Nguyên nhân: 0,5 +ở đồng bằng: . có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nước… . Có kinh tế phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi, là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động. . Có lịch sử khai phá lãnh thổ sớm nhất là ĐBSH + TD, Miền núi địa hình cao, hiểm trở là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. +Vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu, trình độ cơ giới hoá thấp, cần phải sử dụng nhiều lao động và do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên tỉ trọng dân cư nông thôn có xu hướng giảm dần. - ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý: 0,25 + Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu: đồng bằng đất chật người đông, miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động để khai thác… +Khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn… II 1 Chứng minh rằng khí hậu, thuỷ văn nước ta có sự phân hoá đa dạng? 2 (3,5 a. Khí hậu. đ) -Phân hoá thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã: 0,5 +Miền khí hậu phía bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Miền khí hậu phía nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo. -Phân hoá thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: Nhiệt đới chân núi, á 0,25 nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. -Bên cạnh sự phân hoá trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, 0,25 kiểu khí hậu địa phương. b. Thuỷ văn : Phân hoá thành ba miền - Miền thuỷ văn Bắc Bộ: Hướng chảy chung Tây Bắc – Đông Nam, lũ vào 0,25 mùa hạ, cạn vào mùa đông… -Miền thuỷ văn Đông Trường Sơn: Hướng chảy chung Tây – Đông, mùa lũ 0,25 lệch vào thu đông, có lũ tiểu mãn… -Miền thuỷ văn Tây Nguyên và Nam Bộ: Lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh lũ rơi 0,25 vào tháng 9 – 10. c. Sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng 0,25 biển- đảo và đất liền, giữa các bộ phận biển – đảo. 2 Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?
- -Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng, do: 0,5 +Kết quả của quá trình công nghiệp hoá +Di cư vào các thành phố. + Mở rộng địa giới các thành phố, thị xã, chuyển một số xã thành phường. -Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta: +Tích cực: 0,5 . Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84%GDP công nghiệp- xây dựng, 87%GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. . Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường sức hấp dẫn các nhà đầu tư.. . Giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống -Tiêu cực: 0,5 + Môi trường bị ô nhiễm. + Việc quản lí, trật tự xã hội, an ninh phức tạp. + Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc. a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn: 2 hình tròn có bán kính khác nhau, 1,0 vẽ đúng đẹp, đầy đủ các yếu tố (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) b Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét III -ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng sản 0,25 (1,5 phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%, tiếp đến là của thành đ) phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c) -Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo 0,25 thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (d/c) a Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như 2,0 thế nào cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước? Việc mở rộng, đa dạng IV hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? - Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh: 0,75 + Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (d/c)
- + Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người - Khó khăn: 0,5 + Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng… + Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống… + Gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. - Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay: +Nêu ý nghĩa: Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm 0,25 kiếm việc làm. + Diễn giải: Nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho 0,5 nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá. b Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta. Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi: a. Đối với phát triển kinh tế – xã hội: *Thuận lợi: -Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. +Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện. +Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. -Đối với nông, lâm nghiệp: +Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp. +Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. -Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng. *Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) b.ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên - Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hoá theo chiều cao, trong đó cảnh quan
- rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế. - Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam, theo chiều đông – tây… ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II+III+IV.a (hoặc IV.b)=10,00 điểm Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và đúng thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định. ……………..Hết…………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 268 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 241 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 202 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 213 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 553 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 193 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 213 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 172 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 194 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 178 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 406 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 383 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 208 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 283 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 123 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 227 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
5 p | 214 | 16
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn