Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa Lý 2013 - Phần 2 - Đề 11
lượt xem 6
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối c địa lý 2013 - phần 2 - đề 11', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa Lý 2013 - Phần 2 - Đề 11
- SỞ GD & ĐT THANH HÓA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I NĂM HỌC 2012 -2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: ĐỊA LÍ 12 - KHỐI C Thời gian làm bài 180 phút I. PHẦN DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC BAN(8 điểm) Câu I.(2 điểm). 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đối với việc phát triển KT-XH. 2. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung dân cư đông đúc nhất ở nước ta. Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông? Câu II.(3 điểm). 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tại sao công nghiệp khai thác dầu khí tuy mới hình thành, nhưng lại nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. 2. Hãy so sánh về điều kiện tự nhiên đối với phát triển cây công nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Kể tên sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng trên? Câu III(3 điểm). Cho bảng số liệu dưới đây: TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990- 2007 ( Đơn vị: triệu USD) Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu 1990 5.156,4 - 348,4 1992 5.121,4 + 40,0 1995 13.604,3 - 2.706,5 1999 23.162,0 - 82,0 2005 69.114,0 - 4.648,0 2007 111.243,6 -14.120,8 Anh (chị) hãy: 1. Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta qua các năm, thời kỳ 1990- 2007. 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta thời kỳ 1990-2007. 3. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta thời kỳ trên. II. PHẦN RIÊNG(2.0 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu dưới đây: Câu IVa. (2 điểm). Theo chương trình chuẩn. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta. Giải thích vì sao trong những năm gần đây trong cơ cấu sản lượng điện, tỉ trọng ngành công nghiệp nhiệt điện luôn tăng lên? Câu IVb.(2 điểm). Theo chương trình nâng cao. Tại sao Đông Nam Bộ lại đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. *****HẾT***** Họ và tên thí sinh: …………………………………….. Phòng thi số: ………………………….…..
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA BỒI DƯỠNG LẦN 2. NĂM HỌC 2012 -2013 MÔN THI: ĐỊA LÍ 12-KHỐI C. Câu ý Nội dung Điểm I Thuận lợi: 0,75 1 + Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. + Tài nguyên rừng phong phú, tiềm năng thủy điên lớn ở Tây Nguyên + Tài nguyên biển đa dạng và có giá trị to lớn(nhất là dầu khí) Khó khăn: xói mòn rửa trôi ở miền đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ 0,25 vào mùa mưa; thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thủy triều xâm nhập mặn... 2 Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung dân cư đông đúc nhất ở nước ta: 0,5 - Số dân năm 2006: 18,2 triệu người, chiếm 21,6 % dân số cả nước, là vùng có số dân đông và tỉ lệ dân số cao nhất so với cả nước. - Mật độ dân số cao: năm 2006 là 1225 người/km2, cao gấp 4,8 lần trung bình cả nước, 2,9 lần ĐbS Cửu Long, gấp 13,8 lần Tây Nguyên, gấp gần 17,8 lần Tây Bắc. Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông, vì: 0,5 - Các điều kiện về môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi: đất, nước, khí hậu, vị trí địa lí.... - Có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời: - Nền sản xuất kinh tế, xã hội phát triển: nông nghiệp thâm canh, công nghiệp phát triển.... II 1 Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực + Cơ cấu ngành CN đa dạng: gồm 3 nhóm với 29 ngành CN: nhóm CN khai thác (4 ngành), CN chế biến (23 ngành), nhóm sản xuất, phân phối điện, 0,5 nước, khí đốt (2 ngành). + Cơ cấu ngành CN đang có sự chuyển dịch: tăng công nghiệp chế biến, 0,75 giảm công nghiệp khai thác. - Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư. - Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh. - Hình thành một số ngành CN trọng điểm: (nêu khái niệm và 6 ngành CN
- trọng điểm tiêu biểu) + Có sự chuyển dịch trên là vì: trong xu hướng toàn cầu hóa, nước ta đẩy 0,5 mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành CN có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực. CN dầu khí 0,5 - Dầu mỏ (trữ lượng vài tỷ tấn) ở các bể sông Hồng, bể Trung Bộ, bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai. - Khí đốt (trữ lượng hàng trăm tỉ m3) ở Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ. Tình hình sản xuất dầu khí: bắt đầu khai thác 1986; sản lượng tăng liên tục, năm 2005: sản lượng 18.5 triệu tấn, khí được khai thác cho sản xuất điện + phân lân đạm. CN dầu khí là ngành trọng điểm vì: - Có thể mạnh lâu dài dựa trên nguồn nhiên liệu dồi dào: dầu mỏ trữ lượng 0,5 hàng tỉ tấn, khí thiên nhiên hàng trăm tỉ tấn tập trung ở 5 bể trầm tích trên thềm lục địa… - Có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đời sống. - Có ảnh hưởng mạnh đến các ngành khác: là cơ sở đầu tiên cho nhiều ngành kinh tế, là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật 2 Điều kiện tự nhiên đối với phát triển cây công nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. + Giống nhau: Có nhiều điều kiện thuận lời về tự nhiên để phát triển cây CN + Sự khác nhau về sản phẩm chuyên môn hóa bắt đầu từ sự khác nhau về 0,25 điều kiện phát triển nổi bật: Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên 0,5 - Khí hậu có mùa đông lạnh Khí hậu có tính chất cận xích đạo thích hợp cho cây trồng có thuận lợi cho cây nhiệt đới lâu năm. nguồn gốc cận nhiệt. - Đất pheralit (đỏ đá vôi) thuận lợi cho cây đậu tương, thuốc lá. - Đất đỏ bazan có diện tích rộng trên núi cao, nhiệt độ thấp có thể trồng chè. Sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng + Trung du miền núi Bắc Bộ: phát triển cây CN có nguồn gốc ôn đới và cận 0,5 nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi…), đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả, dược liệu… + Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, tiêu III 1 Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta qua các năm, thời kỳ 1990- 2007 Công thức tính: Tổng giá trị XNK – cán cân XNK âm (nếu cán cân dương thì cộng vào) Giá trị xuất khẩu = ------------------------------------------------------------- 2 Giá trị nhập khẩu = Tổng giá trị XNK – gia trị XK GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990- 2007 0,5 ( Đơn vị: triệu USD) Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu 1990 2404 2752,4
- 1992 2580,7 2540,7 1995 5448,9 8155,4 1999 11540,0 11622,0 2005 32233,0 3688,0 2007 48561,4 62682,2 (Lệch 2 số liệu cho 0,25 điểm, lệch từ 5 số liệu trở lên khoong cho điểm) 2 - Cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta qua các năm, thời kỳ 1990- 0,25 2007(%) Năm Tổng Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 100 46,6 53,4 1992 100 50,4 49,6 1995 100 40,1 59,9 1999 100 49,8 50,2 2005 100 46,6 52,4 2007 100 43,7 56,3 (Sai từ 2 số liệu trở lên thì không cho điểm) - Biểu đồ: Biểu đồ miền. Biểu đồ khác không cho điểm. Đảm bảo tính khoa 1,25 học thẩm mỹ, chính xác về tỉ lệ và ghi tỉ lệ trong biểu đồ, có kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, sai thiếu nội dung nào thì trừ 0,25 điểm 3 - Cơ cấu giá trị XNK có sự thay đổi, cơ cấu XNK tiến dần tới cần đối. Hiện 0,5 nay có nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới, tổng kim ngạch XNK 2005 tăng 13 lần so với 1990. - Hoạt động xuất khẩu; 0,25 + Kim ngạch tăng liên tục, 2005 đạt 32,4 tỷ đôla. + Mặt hàng tăng về tỷ trọng, sản lượng: khoáng sản, CN nhẹ, tiểu thủ CN. + Thị trường: Mỹ, Nhật, Trung Quốc… - Hoạt động nhập khẩu: 0,25 + Kim ngạch tăng mạnh, 2005: 36,8 tỉ đôla. + Mặt hàng: tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. + Thị trường: Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu,… - Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: + Thị trường mở rộng theo hướng đa phương. 0,25 + Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới. + Sự hội nhập WTO tạo cơ hội mới. VI.a. * Những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta: + Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển CN điện lưc: - Than: - Than Angtraxit (trữ lượng 3 tỉ tấn) ở Đông Bắc. - Than Nâu (hàng chục tỉ tấn) ở ĐB sông Hồng. - Than bùn (trữ lượng lớn) ở ĐB sông Cửu Long (U Minh). 0,25 - Than Mỡ (trữ lượng nhỏ) ở Thái Nguyên. Là nguồn nhiên liệu dồi dào để phát triển nhiệt điện than: Phả Lại 1, 2 (440 và 600 MW), Ninh Bình (100 MW)
- - Dầu khí: - Dầu mỏ (trữ lượng vài tỷ tấn) ở các bể sông Hồng, bể Trung Bộ, bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai. - Khí đốt (trữ lượng hàng trăm tỉ m3) ở Tiền Hải, Lan Tây, Lan Dầu, khí được khai thác cho sản xuất nhiệt điện: Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164 MW), 0,5 Bà Rịa (411 MW), Thủ Đức… - Thủy điện: Tiềm năng lớn, khoảng 30 triệu kw (hệ thống sông Hồng: 37%, Đồng Nai 19%, 0,5 Các nhà máy: Hòa Bình 1920MW ( Sông Đà); Yaly 20MW (sông Xê Xan), Thác Bà 110MW (sông Chảy), Trị An 400MW( Sông Đồng Nai), Hàm Thuận 300MW (sông La Ngà), Đa Nhim 160 MW (sông Đa Nhim)… - Nước ta còn có nhiều thế mạnh khác: Năng lượng gió, mặt trời dồi dào ….. * Trong những năm gần đây trong cơ cấu sản lượng điện, tỉ trọng ngành công nghiệp nhiệt điện luôn tăng lên. 0,25 - Có thể mạnh dựa trên nguồn nhiên liệu dồi dào: than, dầu, khí, … - Có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đời sống: Thời gian xây dựng nhanh, 0,5 vốn đầu tư không quá lớn, ít ảnh hưởng đến môi trường… - Việc đưa vào sử dụng nhiều nhà máy nhiệt điện khí và mở rông các nhà máy nhiệt điện than đã làm tăng sản lượng và tỉ trọng nhiệt điện trong cơ cấu. VI.b. * Đông Nam Bộ đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, vì 0,5 - Là vùng có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế: vị trí thuận lợi, đktn và tntn đa dạng, đkkt-xh phong phú….. - Là vùng có giá trị và tỉ trọng cao nhất trong nền kinh tế đất nước, các tài nguyên đều được khai thác ở mức độ lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Một số tài nguyên đang có nguy cơ bị suy thoái, ô nhiễm: * Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. - Thực trạng phát triển: 0,75 + Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước. + Giải quyết tốt vấn đề năng lượng: thủy điện Trị An, Thác Mơ, nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa-Vùng Tàu, đường dây cao áp 500KV đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng. + Phát triển các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy… + Hình thành và phát triển các khu CN, khu chế xuất. 0,75 - Hướng hoàn thiện; + Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, và cơ sở năng lượng. + Xây dựng cơ cấu CN đa dạng, mở rộng thu hút đầu tư. + Quan tâm đến môi trường, phát triển CN tránh tổn hại đến du lịch. Thí sinh có cách trả lời khác mà vẫn đảm bảo tính chính xác thì vẫn cho điểm tối đa Tổng Câu I+ Câu II+ Câu III+ Câu IV= 10 Điểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 268 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 241 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 202 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 213 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 553 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 193 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 213 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 172 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 194 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 178 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 406 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 383 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 208 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 283 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 123 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 227 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
5 p | 213 | 16
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn