Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa - Đề số 3
lượt xem 13
download
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa - Đề số 3 giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi đại học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa - Đề số 3
- ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (2,0 điểm) 1. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đối với các điều kiện tự nhiên của nước ta? 2. Tại sao vấn đề việc làm lại đang là vấn đề được cả nước quan tâm? Câu 2 (3,0 điểm) 1. Kể tên các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh có đường bờ biển đi qua theo trình tự từ Bắc vào Nam. 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ? 3. Tại sao các nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua? Câu 3 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VÀO VIỆT NAM THỜI KÌ 1991 2006 Vốn đăng kí Vốn thực hiện Năm Số dự án (triệu USD) (triệu USD) 1991 152 1292 329 1995 415 6937 2556 1996 372 10164 2714 1997 349 5591 3115 2000 391 2839 2414 2005 970 6840 3309 2006 987 12004 4100 Anh (Chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong thời kì 1991 – 2006. 2. Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời 1991 – 2006.
- Câu 4 (2,0 điểm): Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực. Anh (chị) hãy chứng minh sự chuyển dịch đó và giải thích nguyên nhân. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 3 Câu 1. 1. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với các điều kiện tự nhiên của nước ta. 1.1 Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta – Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. – Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. – Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. – Vùng biển nước ta hàng năm xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. 1.2 Biển Đông ảnh hưởng đến địa hình – Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. – Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô… 1.3 Biển Đông ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển nước ta – Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển xanh tốt quanh năm. – Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo… 1.4 Biển Đông ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, sông Hồng. – Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. – Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ.
- – Tài nguyên hải sản phong phú: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 2. Vấn đề việc làm đang được cả nước quan tâm – Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%. – Hàng năm, nước ta có trên 1 triệu lao động cần phải giải quyết việc làm. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, phân bố lao đọng không đồng đều giữa các vùng. Câu 2. 1. Các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh có đường bờ biển đi qua theo trình tự từ Bắc vào Nam Tỉnh và thành phố tương Tỉnh và thành phố tương STT STT đương cấp tỉnh đương cấp tỉnh 1 Quảng Ninh 15 Bình Định 2 Hải Phòng 16 Phú Yên 3 Thái Bình 17 Khánh Hòa 4 Nam Định 18 Ninh Thuận 5 Ninh Bình 19 Bình Thuận 6 Thanh Hóa 20 Bà Rịa – Vũng Tàu 7 Nghệ An 21 TP. Hồ Chí Minh 8 Hà Tĩnh 22 Tiền Giang 9 Quảng Bình 23 Bến Tre 10 Quảng Trị 24 Trà Vinh 11 Thừa Thiên Huế 25 Sóc Trăng 12 TP Đà Nẵng 26 Bạc Liêu 13 Quảng Nam 27 Cà Mau 14 Quảng Ngãi 28 Kiên Giang
- Câu 2. 1. Những thuận lợi a. Đất trồng: – Đồng bằng nhỏ hẹp, có nguồn gốc sông biển, lớn nhất là đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc. – Dọc ven biển có khả năng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. – Đất đỏ badan phân bố rải rác ở chân núi phía tây của Bắc Trung Bộ, ở đây có thể trồng cà phê, cao su, hồ tiêu.. b. Khí hậu: – Khí hậu vẫn còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông nên có mùa đông lạnh vừa. Đặc biệt ở Thanh Hóa và một phần ở Nghệ An, khí hậu có tích chất chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, vẫn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông. – Mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô. c. Sông ngòi: – Hệ thống sông dày đặc, phần lớn ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh. – Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu). d. Điều kiện kinh tế – xã hội – Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó, đông là thị trường tiêu thụ. – Cơ sở vật chất kỹ thuât có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào. – Mạng lưới các đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển: Thanh Hóa, Vinh, Huế. Là các trung tâm chế biến đồng thời tiêu thụ. – Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tạo cho sự phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ trong tương lai. 2. Khó khăn a. Khó khăn về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên – Hạn hán, bão, lũ lụt, triều cường gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt. – Nạn cát bay, cát chảy lấn sâu vào đồng ruộng, làng mạc. b. Khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội – Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- – Mức sống của người dân còn thấp. – Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé. – Mạng lưới công nghiệp còn mỏng, giao thông vận tải kém phát triển. 3. Các nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua – Có nguồn nguyên liệu dồi dào, tại chỗ. – Có nguồn lao động dồi dào, rẻ, có khả năng tiêp thu trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, có truyền thống kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn, sức mua ngày càng tăng. – Ít vốn đầu tư ban đầu, thu hồi vốn nhanh. – Sử dụng được nhiều lao động, thời gian đào tạo lao động ngắn. – Không cần đầu tư lớn về khoa học công nghệ như công nghiệp nặng. – Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến thủy hải sản... Câu 3. 1. Vẽ biểu đồ * Yêu cầu: – Biểu đồ cột chồng kết hợp cột (các loại khác không cho điểm). – Chính xác về đơn vị, khoảng cách năm. – Có chú giải và tên biểu đồ. – Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ. 2. Nhận xét và giải thích a. Nhận xét: – Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta có nhiều biến động, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên: + Số dự án tăng từ 152 dự án năm 1991 lên 987 dự án năm 2006 (tăng ...). + Số vốn đăng ký tăng từ 1292 năm 1991 lên 12004 năm 2006 (tăng...). + Số vốn thực hiện tăng từ 329 triệu USD năm 1991 lên 4.100USD năm 2006 (tăng...). – Nhịp điệu tăng có sự khác nhau qua từng thời kỳ: + 1991 – 1996 tăng nhanh (vốn đăng ký tăng 7,9 lần; vốn thực hiện tăng 8,2 lần; dự án tăng 2,4 lần). + 1997 – 2000 giảm nhanh. Năm 2000 so với năm 1996 số dự án mặc dù không giảm nhưng tổng số vốn giảm 7325 triệu USD, số vốn thực hiện giảm 300 triệu USD.
- + 2005 – 2006 tăng nhanh so với năm 2000 số dự án tăng 252,4%; số vốn đăng ký tăng 422,8%; số vốn thực hiện tăng 169,8%. b. Giải thích: – Việt Nam đang tiến hành đổi mới, là thị trường mới, tương đối hấp dẫn các nhà đầu tư, vì vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên. – Năm 1997 do khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới dẫn đến giảm nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. – Sau năm 2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng nhanh do kết quả của công cuộc đổi mới với chính sách trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư, kinh tế Việt Nam và thế giới phục hồi. Câu 4. 1. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành: – Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I. Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỉ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%. – Xu hướng chuyển dịch là tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. – Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng. + Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp từ 83,4% năm 1990 xuống còn 71% năm 2005, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản từ 8,7% lên 24,8%. + Trong nông nghiệp: tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống còn 73,5% năm 2005, ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 24,7% năm 2005. Trong ngành trồng trọt giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. + Khu vực II: công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng từ 79,9% năm 1996 lên 83,2% năm 2005, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm từ 13,9% xuống còn 11,2% năm 2005. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh. + Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới, nhiều loại hình dịch vụ mới được phát triển. 2. Giải thích: – Đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vưc và thế giới.
- – Nhu cầu của thị trường thế giới thay đổi và tăng nhanh. – Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp. ---------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 80 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn