intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Tây Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Tây Nam nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập đề thi một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Tây Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TÀO BÌNH DƯƠNG      KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2021                       Bài thi: NGỮ VĂN              ĐỀ THI THỬ          Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát  đề I.  MỤC TIÊU ĐỀ THI THỬ TN THPT           ­ Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong  chương trình học môn Ngữ văn lớp 12.           ­ Để khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của  chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích  đánh giá năng lực đọc ­ hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra  tự luận. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ của HS theo các chuẩn sau: + Nhận biết phương thức biểu đạt, nội dung, các biện pháp tu từ và tác dụng của  các biện pháp tu từ... + Nắm được những kiến thức văn học và kiến thức ngoài xã hội.   + Vận dụng các thao tác lập luận để làm đoạn văn nghị luận xã hội.  + Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ THI THỬ TN THPT Hình thức: Tự luận. Cách tổ chức: Cho HS làm bài tự luận trong 120 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN  ­ Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn  lớp 12  ­ Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận  đề kiểm tra. ­ Xác định khung ma trận.
  2. KHUNG MA TRẬN HỌC ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN  CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN     Mức độ  Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ  Cấp độ cao   Chủ đề thấp I. Đọc hiểu ­ Phong  ­ Anh/chị  ­ Thông  Thơ, văn xuôi    cách ngôn  hiểu như  điệp; bài  ngữ,  thế nào.... học; điều  phương  ­ Vì sao tác  tâm đắc  thức diễn  giả lại cho  nhất… đạt rằng... ­ Đồng ý/  ­ Nêu nội  không đồng  dung, ý  ý với ý kiến,  nghĩa của  nhận định,… văn bản ­ Chỉ ra các  biện pháp  tu từ…. 2     1 1 30% =  1,0            1,0 1,0 3,0 điểm II. Làm văn 1. Nghị luận  Viết đoạn văn xã hội Câu   1:   Nghị   luận xã hội ­ Khoảng 200  chữ  ­ Trình bày  suy nghĩ về  một phương  diện tư tưởng  đạo lí đặt ra  trong văn bản  đọc hiểu ở  phần I.                 1 20% =2,0  2,0 điểm 2. Nghị luận      Viết bài văn văn học  ­   Nghị   luận  về   một   bài 
  3. thơ/ đoạn thơ. Hoặc: ­   Nghị   luận  về một ý kiến  bàn   về   văn  học. +   Tất   cả   các  văn   bản   đã  học 1  70% =                5,0 7,0 điểm 2  1 1   2 100%=  10%= 1,0 10% = 1,0 10%=1,0 70%= 7,0 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THI THỬ TN THPT
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  BÌNH DƯƠNG    KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  2021                       Bài thi: NGỮ VĂN              ĐỀ THI THỬ          Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát  đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là  để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử  dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là  điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc  sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim  trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn   đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và  cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại  dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của  loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt  động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà  trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;  nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường  học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó  không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
  5.                                                                                   (Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)  Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Theo tác giả bài viết, điều cần làm trước mắt là gì? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan điểm: “Trường đời là trường học vĩ đại  nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu,   thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì  sao? II. LÀM VĂN Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng  200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Câu 2. (5,0 điểm) Sông Mã  xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao  sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông  mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu  mùa em thơm nếp xôi. ( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)
  6.          Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, chất họa trong đoạn thơ. (Hết) GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần Câu NỘI DUNG Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận 0.5 2 Theo tác giả bài biết, điều cần làm trước mắt là:  0.5 tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để  mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn  mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng  làm và cái không nên làm. 3 Quan điểm: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất,   1.0 nhưng   để   thành   công   bạn   cần   có   nền   tảng   về   mọi   mặt”  có thể  được hiểu là: thực tiễn đời sốnglà điều  kiện tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân, học hỏi  cả về kiến thức lẫn kĩ năng sống. Tuy nhiên, để  thành  công  chúng  ta   phải   trang  bị   cho  mình  một  nền  tảng  vững chắc từ  môi trường giáo dục của gia đình, nhà  trường ngay từ hôm nay. 4   Học   sinh   có   thể   đồng   tình   hoặc   không   đồng   tình,  1.0 nhưng phải lí giải hợp lí và thuyết phục II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về việc làm thế nào để từ bỏ thói  2.0 đố kị
  7. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,  quy nạp, tổng­ phân­ hợp móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp   để  triển khai vấn đề  nghị  luận theo nhiều cách nhưng  phải làm rõ  điều bản thân cần làm để  tuổi trẻ  có ý   nghĩa. Có thể triển khai theo hướng: ­ Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ,  có ý nghĩa nhất của đời người. ­ Những việc cần làm: +  Học tập, rèn luyện, lĩnh hội kiến thức và kĩ năng  sống làm hành trang cho tương lai.  + Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. + Đề  ra phương hướng hành động nhằm hướng đến  một tương lai tốt đẹp nhất. +…. ­ Tuổi trẻ có vai trò quyết định sự thành bại của tương   lai. Vì vậy, chúng ta cần trau dồi kiến thức, hiểu biết,   bồi   dưỡng   tâm   hồn,   nhân   cách;   sống   có   ước   mơ,   lí  tưởng… d. Chính tả ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận có cách  diễn đạt mới mẻ 2 Phân tích đoạn thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của  5.0 Quang Dũng.  Từ đó, nhận xét về chất nhạc và chất  họa trong đoạn thơ trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25  Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn  đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ  đó, nhận xét về chất nhạc, chất  họa trong đoạn thơ. c. Triển   khai   vấn   đề   nghị   luận   thành   các   luận   2.5 điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần  vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác  0.5 phẩm Tây Tiến và đoạn thơ
  8. * Phân tích về vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc trong  1.5 đoạn thơ: Con đường hành quân gian khổ và thiên  nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ ­ Hai câu thơ đầu: Khái quát về nỗi nhớ ­ Sáu câu thơ tiếp: Thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang sơ,  hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình. + Khí hậu khắc nghiệt + Địa hình hiểm trở  + Vẻ đẹp lãng mạn nên thơ của làn sương, hương hoa,  mưa rừng (qua cảm nhận của người lính Tây Tiến). ­ Hai câu thơ 7­8: Sự gian khổ, hy sinh của người lính  Tây Tiến trên con đường hành quân. 0.5 ­ Hai câu thơ 9­10:  Sự đe dọa khủng khiếp của thác  ngàn, thú dữ. ­ Hai câu thơ cuối: Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân. * Nghệ thuật ­ Kết hợp giữa cảm hưng lãng m ́ ạn và bút pháp bi  tráng. ­ Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chi đ ̉ ịa  danh, từ hình tượng, từ Hán Việt cùng nhiều thủ pháp  nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, điệp,… ­ Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa. * Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến: 1.0  Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình  khối…  Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết  tấu… ­> Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh  làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình. ­ Chất họa: + Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp  với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc:  khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn  thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một  bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội + Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là  những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ  thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha  Luông mưa xa khơi ­ Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt,  những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết  hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống 
  9. tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. d. Chính tả ngữ pháp tiếng việt 0.25 Đảm bảo đúng chính tả ngữ pháp tiếng việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có  cách diển đạt mới mẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2