intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2014-2015 môn Hóa học (mã đề thi 159) - Trường THPT Hương Khê

Chia sẻ: La Minh đức | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2014-2015 môn Hóa học (mã đề thi 159) của Trường THPT Hương Khê cung cấp cho học sinh 50 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học có đáp án trong thời gian làm bài 90 phút. Tài liệu giúp các em học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi, chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2014-2015 môn Hóa học (mã đề thi 159) - Trường THPT Hương Khê

  1. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ NĂM HỌC: 2014 – 2015. MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề. (Đề thi có 04 trang; 50 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:.............................................. Mã đề thi: 159 Số báo danh:................................................... GV ra đề: Phan Thọ Nhật Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137. Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử nào là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp (nguyên tố nhóm B) trong Bảng tuần hoàn? A. [He] 2s22p4 B. [Ne] 3s2 C. [Ar] 4s1 D. [Ar] 3d64s2 Câu 2: Liên kết hoá học nào sau đây có tính ion rõ nhất? A. Cs2S ` B. NH3 C. HCl D. H2S Câu 3: Trong phản ứng oxi hoá - khử sau: H 2S KMnO4  H 2SO4  S MnSO4  K 2SO4  H 2O . Hệ số (tối giản) của các chất tham gia phản ứng lần lượt là A. 3, 2, 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4 Câu 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí A. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí B. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí C. Các khí A, B, C lần lượt là A. O2, SO2 , H2S B. O2, H2S, SO2 C. H2S, Cl2, SO2 D. H2S, O2, SO2 Câu 5: Trong các dung dịch sau : Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 6: Dãy nào sau đây có tính axit và tính khử tăng theo chiều từ trái sang phải? A. HI, HBr, HCl, HF B. HCl, HBr, HF, HI C. HF, HCl, HBr, HI D. HCl, HBr, HI, HF Câu 7: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam Câu 8: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình A. khử các ion kim loại B. oxi hoá các ion kim loại C. khử các kim loại D. oxi hoá các kim loại Câu 9: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1 M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là A. 5,4 gam B. 2,16 gam C. 3,24 gam D. 4,32 gam Câu 10: Ion OH- có thể phản ứng được với tất cả các ion nào sau đây? A. H  , NH 4 ,HCO3 ,CO32 B. Fe2 , Zn2 ,HS ,SO42 C. Ca2 , Mg2 ,Al 3 ,Cu2 D. Fe3 , Mg2 ,Cu2 ,HSO4 Câu 11: Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 0,3 M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được khí NO và dung dịch A. Thể tích khí NO (đktc) là A. 1,68 lít B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 2,016 lít
  2. Câu 12: Cho lần lượt Na, dung dịch NaOH vào các chất phenol, axit axetic, anđehit axetic, ancol etylic. Số lần có phản ứng xảy ra là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13: Dãy nào gồm các hiđroxit được xếp theo chiều tăng dần tính bazơ? A. KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2 C. KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3 D. Al(OH)3, Mg(OH)2, KOH Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  X  Y AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây? A. Al(OH)3, Al(NO3)3 B. Al(OH)3, Al2O3 C. Al2(SO4)3, Al2O3 D. Al2(SO4)3, Al(OH)3 Câu 15: Cho 16,2 gam kim loại M (có hoá trị n không đổi) tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc). Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M? A. Mg B. Ca C. Fe D. Al Câu 16: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/lít của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là bao nhiêu? A. 1 M và 1 M B. 2 M và 2 M C. 1 M và 2 M D. 2 M và 1 M. Câu 17: Hợp chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá không có tính khử? A. CrCl3 B. CrO C. Fe3O4 D. Fe2(SO4)3 Câu 18: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 dư, nung nóng tạo ra 9 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là A. 23 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 26 gam Câu 19: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5 M. Giá trị của V đã cho là A. 80 ml B. 20 ml C. 40 ml D. 60 ml Câu 20: Cho viên Zn nguyên chất vào hỗn hợp dung dịch gồm các ion Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+, NO3- ở điều kiện thường đến dư Zn, thứ tự các ion kim loại lần lượt bị khử là A. Cu2+, Ag+, Pb2+, Fe2+ B. Ag+, Cu2+, Fe2+, Pb2+ + 2+ 2+ 2+ C. Ag , Cu , Pb , Fe D. Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+ Câu 21: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là A. HNO3, NaCl, Na2SO4, KHSO4 B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, Mg(NO3)2 C. HNO3, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4 D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2 Câu 22: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 Câu 23: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12, biết [ H+].[OH-] = 10-14. Giá trị m và a lần lượt là A. 0,5582 và 0,03 B. 0,03 và 0,5582 C. 0,5825 và 0,06 D. 0,03 và 0,06 Câu 24: Có thể phân biệt được 5 dung dịch riêng biệt bị mất nhãn chứa các hoá chất NaCl, NH4Cl, (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3 chỉ bằng 1 kim loại là A. Na B. Al C. Mg D. Ba Câu 25: Hoà tan 6 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B có hoá trị lần lượt là I, II vào dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 (vừa đủ) thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí SO2 và NO2 theo tỉ lệ mol lần lượt 1 : 5. Khối lượng muối khan thu được là A. 14,12 gam B. 13,04 gam C. 14,54 gam D. 14,04 gam
  3. Câu 26: Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Khi tiến hành điện phân ở anot của bình 1 thoát ra 22,4 lít một khí duy nhất thì ở anot của bình 2 thoát ra bao nhiêu lít khí? (Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện). A. 22,4 lít B. 11,2 lít C. 33,6 lít D. 44,8 lít. Câu27: Dụng cụ làm bằng chất nào sau đây không nên đựng nước vôi trong A. đồng B. thép C. gang D. nhôm Câu 28: Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm cộng là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 29: Tiến hành crăckinh 10 lít khí butan thì sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí gồm etan, metan, eten, propilen, butan (các khí đo cùng điều kiện). Hiệu suất của quá trình crăckinh là A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 30: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc thử là A. dung dịch brom B. dung dịch thuốc tím C. dung dịch AgNO3 D. Cu(OH)2 Câu 31: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là A. 4,7 gam B. 9,4 gam C. 7,4 gam D. 4,9 gam Câu 32: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 1,64 gam muối. X là A. H-COOH B. CH2 = CHCOOH C. C6H5-COOH D. CH3-COOH Câu 33: Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là ONa ONa OH ONa A. B. C. D. CH2ONa CH2ONa CH2OH CH2OH Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức. Lấy 0,25 mol X cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 76,1 gam. Xác định công thức của 2 anđehit? A. HCHO và C2H5CHO B. CH3CHO và C2H5CHO C. HCHO và CH3CHO D. CH3CHO và C3H7CHO Câu 35: Công thức chung của este no, đơn chức mạch hở là A. CnH2nO2 B. CnH2n+2O2 C. CnH2n -2O2 D. CnH2nO Câu 36: Có tối đa bao nhiêu trieste thu được khi đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit stearic, axit panmitic có xúc tác H2SO4 đặc? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 37: Cho 4,48 gam hổn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là A. 5,6 gam B. 4,88 gam C. 3,28 gam D. 6,4 gam Câu 38: Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là A. glucozơ, fructozơ và tinh bột B. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ D. glucozơ, fomalin và tinh bột Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ chứa cùng loại nhóm chức. Đun nóng 13,6 gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư thu được 1 muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức
  4. và 5,5 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X cần dùng 16,8 lít oxi thu được 14,56 lít CO2 (thể tích khí ở đktc). Công thức cấu tạo của các chất trong X là A. CH3COOCH3, CH3COOC2H5 B. C2H3COOCH3, C2H3COOC2H5 C. HCOOCH3, HCOOC2H5 D. HCOOC3H5, HCOOC4H7 Câu 40: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH B. NaCl, HCl C. NaOH, NH3 D. HNO3, CH3COOH Câu41: Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. CH3NH2, NH3 B. C6H5OH, CH3NH2 C. C6H5NH2, CH3NH2 D. C6H5OH, NH3 Câu 42: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các -amino axit còn thu được các đipeptit là Gly-Ala, Phe-Val, Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là của X? A. Val-Phe-Gly-Ala B. Ala-Val-Phe-Gly C. Gly-Ala-Val-Phe D. Gly-Ala-Phe-Val Câu 43: Cao su lưu hoá có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Có bao nhiêu mắt xích isopren thì có một cầu nối (- S - S -)? A. 38 B. 42 C. 46 D. 50 Câu 44: Khi thủy phân tripeptit H 2N-CH(CH 3 )CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -COOH sẽ tạo ra các  - aminoaxit là A. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH(CH3)COOH, H2NCH(NH2)COOH C. H2NCH2CH(CH3)COOH, H2NCH2COOH D. CH3CH(NH2)CH2COOH, H2NCH2COOH Câu45: Chỉ dùng một thuốc thử có thể phân biệt được 3 chất hữu cơ riêng biệt: axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin. Thuốc thử đó là A. NaOH B. HCl C. CH3OH/HCl D. Quì tím Câu 46: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron, thì những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông, tơ nitron B. sợi bông, tơ visco, tơ axetat C. sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6 D. tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat Câu 47: Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, ancol etylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol bezylic, p-crezol. Trong các chất này số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol thu được 0,88 gam CO2. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X được hỗn hợp an ken Y. Đốt cháy hết Y thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là A. 1,47 gam B. 2,26 gam C. 1,96 gam D. 1,24 gam Câu 49: Cho V lít hổn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 (trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4) đi qua Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 11,2 lít hổn hợp khí Y (ở đktc) có tỷ khối hơi của hổn hợp Y đối với H2 là 6,6. Nếu cho V lít hổn hợp X ở trên đi qua dung dịch Brom dư thì khối lượng bình Brom tăng A. 5,4 gam B. 4,4 gam C. 2,7 gam D. 6,6 gam Câu 50: Cho 30 gam hỗn hợp 3 axit gồm HCOOH, CH3COOH, CH2=CH-COOH tác dụng vừa hết với dung dịch NaHCO3 thu được 13,44 lít CO2 (đktc), khối lượng muối khan có trong dung dịch sau phản ứng là A. 43,2 gam B. 56,4 gam C. 54 gam D. 43,8 gam HẾT
  5. TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2014-2015 TỔ HOÁ HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC GIÁO VIÊN XÂY DỰNG ĐÁP ÁN: PHAN THỌ NHẬT MÃ ĐỀ: 159 1D 2A 3B 4D 5C 6C 7A 8A 9C 10D 11C 12C 13D !4D 15D 16A 17D 18C 19C 20C 21C 22C 23C 24D 25A 26B 27D 28D 29C 30D 31A 32D 33D 34A 35A 36D 37D 38C 39B 40A 41A 42D 43B 44A 45D 46B 47D 48D 49A 50A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1