intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả, nhất là hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang ở phạm vi của các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”, “Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” theo định hướng CDIO.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO

  1. Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO Phan Thị Khánh Đoan, Nguyễn Thị Ngọc Thắm Tóm tắt Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động trong lĩnh vực Du lịch, sinh viên nhóm ngành này cần tích lũy kinh nghiệm thực tiễn ngay từ giảng đường. Với định hướng đào tạo thực tiễn, chú trọng thực hành, ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang được nhiều bạn trẻ yêu thích để sẵn sàng chinh phục lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này. Từ thực tế giảng dạy các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”, “Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” tại Khoa Kinh tế - Luật của Trường Đại học Tiền Giang, chúng tôi đề xuất các giải pháp giảng dạy trải nghiệm thực tế có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO. Từ khóa: CDIO, Du lịch, đào tạo, trải nghiệm, Tiền Giang. 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch và Nghị quyết số 08-NQ/TW được ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2017 đã một lần nữa khẳng định sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp, các ngành, ngành Du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động giáo dục nguồn nhân lực du lịch có những bước phát triển đáng ghi nhận, thông qua sự phát triển về số lượng cơ sở đào tạo, ngành nghề đào tạo, số lượng và quy mô tuyển sinh các ngành, nghề lĩnh vực du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục hiện nay, một số vấn đề cần phải lưu ý liên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy đại học và học tập tại các trường đại học Việt Nam, cụ thể như: Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, cụ thể là giảng dạy quá nhiều và ít vận dụng các kỹ thuật học tập chủ động. Do đó, thiếu sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên bên trong hoặc bên ngoài lớp học; Bắt sinh viên nhớ (thuộc lòng) các khái niệm, số liệu mà không tập trung phát triển các kỹ năng phân tích và tổng hợp; (3) Số sinh viên trong lớp học quá đông; Sinh viên học tập thụ động (chỉ nghe giảng, ghi chú, và cố gắng nhớ những thông tin trong các kỳ thi). Qua khảo sát thực tế giảng dạy các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”, “Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” cho sinh viên ngành Du lịch tại Khoa Kinh tế - Luật của Trường Đại học Tiền Giang từ năm 2020-2023, chúng tôi nhận thấy mỗi buổi học vẫn có một số ít sinh viên không đến lớp học (5-10%), tỷ lệ này giảm đáng kể khi càng về phía cuối của môn học. Từ kết quả khảo sát này, chúng tôi đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập thông tin, số liệu: Số liệu được thu thập thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và các nguồn tư liệu của Sở Văn hóa - Thể 910
  2. thao và Du lịch, Trường Đại học Tiền Giang; Dữ liệu thực tiễn thu thập qua khảo sát thực tế và phỏng vấn. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan, phỏng vấn, thống kê, phân tích, đánh giá tổng hợp, … để thực hiện nghiên cứu này. 3. Nội dung 3.1. Nhận thức bối cảnh dạy và học Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các chương đào tạo ở Việt Nam cần được kiểm định ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Vì thế, trong những năm qua, Trường Đại học Tiền Giang đã tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và được công nhận “đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục” (chu kỳ 2) của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngoài ra, 05 Chương trình đào tạo của Nhà trường gồm: Đại học Kế toán, Đại học Quản trị Kinh doanh, Đại học Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Đại học Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Cao đẳng Giáo dục mầm non cũng đã được kiểm định. Thời gian gần đây, Trường Đại học Tiền Giang còn triển khai phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng CDIO. Trong đó, các giảng viên được đào tạo để áp dụng các phương pháp giảng dạy tương tác và phương pháp học tập chủ động trong lớp học. Thực tế từ nhiều năm nay, một số giảng viên của các trường đại học Việt Nam đã được lựa chọn để tham gia vào chương trình liên minh giáo dục đại học HEEAP (Higher Education Engineering Alliance Program). Mục tiêu tổng thể của nó là chuyển đổi nền giáo dục từ học tập thụ động (dạy nhiều về lý thuyết) sang học tập chủ động (vận dụng lý thuyết vào các bài toán thực tế). Mặc dù có rất nhiều những nỗ lực trong cải cách chương trình giảng dạy, một số sinh viên hiện nay vẫn ít tham dự lớp học. Là giảng viên, cá nhân chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng một kế hoạch giảng dạy thu hút sự tham gia của các sinh viên. Để thực hiện được điều này, chúng tôi đã nghiên cứu và chủ động sử dụng phương pháp học tập tích cực thu hút các sinh viên cũng giống như sử dụng các chiêu thức chiến đấu khác nhau để đánh bại đối thủ. Như thể hiện trong Hình 1, nếu một phương pháp giảng dạy nào đó không giúp sinh viên thích thú với môn học, giảng viên nên suy nghĩ và áp dụng một phương pháp nào khác phù hợp hơn. 3.2. Thiết kế hoạt động dạy và học Theo quan điểm CDIO, quá trình học tập của sinh viên được xem là trọng tâm. Nói cách khác, hoạt động dạy và học trong môi trường giáo dục đại học là mối quan hệ giữa ba thành phần như được thể hiện Hình 2. Trong đó: (1) Chuẩn đầu ra mong muốn: là những gì sinh viên cần phải biết/ có thể làm sau khi kết thúc môn học; (2) Hoạt động dạy và học: là các hoạt động giảng dạy và học tập thích hợp nhất để sinh viên đạt được các kết quả mong muốn; (3) Đánh giá quá trình học: là việc thu thập các chứng cứ đánh giá sự tiếp thu của sinh viên. 3.2.1. Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp lý thuyết và thực hành Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam, dạy học tích hợp được coi là phương pháp dạy học hiệu quả để hình thành và phát triển năng lực người học. Trong dạy học, tích hợp là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Trong dạy học hiện 911
  3. đại, dạy học tích hợp lí thuyết và thực hành là xu hướng được sử dụng nhiều. Trong dạy nghề, tích hợp lí thuyết và thực hành đã đem lại nhiều lợi ich như: tránh lãng phí thời gian, đảm bảo tính hiệu quả (học lí thuyết xong, thực hành vận dụng luôn). Hình 1. Mô hình quá trình giáo dục đại học (Constructive Alignment) 3.2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học chủ động để tăng tính chủ động, tự lực và tích cực của sinh viên (người học) Nguyên lí/nguyên tắc thiết kế dạy học chủ động là đảm bảo sự nhất quán giữa các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá với các chuẩn đầu ra gọi là nguyên lí Constructive Alignment (Hình 2). Theo nguyên lí/nguyên tắc này, việc dạy cần phải được nhấn mạnh là tạo điều kiện cho hoạt động chủ động và trải nghiệm. Các phương pháp học chủ động thu hút người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động tư duy; giải quyết vấn đề; khám phá, áp dụng, phân tich và đánh giá các ý tưởng. Học hiệu quả được xem là trải nghiệm khi người học trực tiếp thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp như là đề án thiết kế, triển khai, mô phỏng, các tình huống vận dụng trong bối cảnh khác nhau, thực hành trong môi trường giống như thực... Học chủ động cũng giúp người học kết nối tốt hơn những gì đã học với những khái niệm mới. Để tăng cường học hiệu quả và trải nghiệm, ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn có thể dung một số kĩ thuật dạy học. Chẳng hạn, giảng viên dùng thẻ “bun” để thu thập thông tin phản hồi từ người học. Gần cuối mỗi buổi học, giảng viên đề nghị người học ghi vào thẻ “bun” các khái niệm hoặc ý tưởng - các điểm mà người học thấy không rõ ràng nhất, khó hiểu nhất khi tham gia bài học và nộp lại cho giảng viên. Giảng viên sẽ nghiên cứu các thẻ này và trả lời người học vào giờ học sau hoặc trả lời người học qua trang web hoặc gửi email trả lời cho cả lớp. Một kĩ thuật dạy học khác cũng dễ sử dụng mà cho nhiều thông tin phản hồi từ phia người học giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học của mình, đó là sử dụng các câu hỏi khái niệm, câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của người học, chỉnh sửa những sự hiểu lầm của họ và điều chỉnh phương pháp dạy học. Khi thiết kế dạy học hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra, ta có thể áp dụng mô hình học tập của Klob. - Với cách dạy và học khái quát hóa các khái niệm trừu tượng - tương ứng với giờ giảng dạy thông thường: Giảng viên đóng vai trò chuyên gia cung cấp thông tin một cách logic và có tổ chức, trong khi vẫn tạo điều kiện cho người học suy ngẫm những gì cần học. 912
  4. - Với cách dạy và học thử nghiệm chủ động – tương ứng với giờ học trong phòng thí nghiệm: Giảng viên nên đóng vai trò như người hướng dẫn, chỉ dẫn cho các thí nghiệm và phản hồi, trong đó người học làm việc một cách chủ động đối với nhiệm vụ đã được xác định và học thông qua những “thử - sai” trong môi trường cho phép họ có thể thất bại một cách an toàn để mà học làm việc chuyên môn và chuyên nghiệp. - Với cách dạy và học quan sát và tái đánh giá sự việc: Giảng viên nên đóng vai trò là người thúc đẩy hoặc tư vấn, giải thích mối tương quan giữa tài liệu môn học với kinh nghiệm, sở thích và nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên, để cho người học hiểu tại sao phải học những tài liệu liên quan. - Với cách dạy và học trải nghiệm cụ thể: Giảng viên nên “đứng ngoài cuộc” và đóng vai trò như “đồng nghiệp” của sinh viên, tạo điều kiện tối đa cho người học khám phá thông qua áp dụng tài liệu học tập vào những tình huống mới để giải quyết những vấn đề thực tế, để trả lời câu hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra nếu như...?”. Chất lượng của quá trình đào tạo theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiến thức, kĩ năng theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Trong quá trình đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp chiếm vị trí có tính quyết định tới chất lượng đào tạo. Trong tổ chức đào tạo, người học càng được trải nghiệm nghề nghiệp nhiều trong các xưởng thực tập sản xuất thì trình độ kĩ năng nghề càng được nâng cao. Hơn nữa, các kĩ năng khác như hợp tác, giao tiếp... cũng được củng cố. 3.2.3. Tăng cường cho sinh viên ngành Du lịch tiếp cận môi trường trải nghiệm thực tế nghề nghiệp Trong xu thế phát triển hiện nay và theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu chỉ chiếm dưới 20%, còn lại là đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành, đây cũng là hướng đào tạo của trường đại học hiện nay. Với mô hình đào tạo “Học đi đôi với hành” đòi hỏi sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp ứng ngay trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp). Trong đào tạo, tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là đối với chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Chính vị vậy, trong dạy và học ngoài các kiến thức lý thuyết hàn lâm cần cần bổ sung kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ thông qua hình thức trải nghiệm thực tế. Xây dựng môi trường học tập cho sinh viên trải nghiệm thực tế nghề nghiệp là một nội dung nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra. Người học sau kết thúc chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động thì việc xây dựng môi trường học tập cho người học trải nghiệm nghề nghiệp là một biện pháp cần thiết. Đây là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, góp phần vào việc nâng cao kĩ năng nghề, nâng cao chất lượng đào tạo. Đây còn là một hình thức tổ chức dạy học trong môi trường hành nghề giống như thực tế tại doanh nghiệp. Người học được bố trí luân phiên vào các vị trí làm việc khác nhau để thực hiện nhiệm vụ như là các vị trí công tác mà sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm. Người học được giảng viên và các cán bộ hướng dẫn thực hiện công việc từ khâu đầu đến khâu cuối trong quy trình đào tạo. Với sứ mạng “Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam bộ và cả nước” và giá trị cốt lõi “Thiết thực - Hiệu quả - Hài hòa”, Trường Đại 913
  5. học Tiền Giang đã và đang hướng đến triết lý giáo dục “Học để tự chủ, giải quyết vấn đề thực tiễn, phát huy tiềm năng và sống hài hòa”. Thực tế hiện nay, Trường Đại học Tiền Giang nói riêng và các cơ sở đào tạo ngành Du lịch nói chung của Việt Nam chú trọng cải tiến chất lượng đào tạo thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp chất lượng chương trình đào tạo. Khảo sát thực tế tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành… từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2023, nhóm tác giả nhận thấy các cơ sở đào tạo đều quan tâm đến nội dung của hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp xây dựng môi trường học tập cho người học trải nghiệm nghề nghiệp rất thành công. TS. Huỳnh Quán Chi, Trưởng Bộ môn Khoa học xã hội, Trường Đại học Tiền Giang cho rằng: “Đào tạo gắn kết thực tiễn, tăng cường trải nghiệm tối đa” là phương châm đào tạo được các trường đại học đặc biệt chú trọng. Việc gắn đào tạo lý thuyết ngành Du lịch trên giảng đường với các chương trình thực hành, trải nghiệm thực tế giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với nghề và môi trường làm việc sau này đảm bảo ra trường có thể làm được việc ngay. Từ thực tiễn đã triển khai cũng như căn cứ vào kết quả học tập, sinh viên ngành Du lịch, được các doanh nghiệp đánh giá rất cao về khả năng thao tác các kỹ năng nghề nghiệp và thích nghi nhanh với văn hóa doanh nghiệp, không mất thời gian đào tạo lại. Kết quả đó càng củng cố vững chắc hơn cho định hướng đào tạo gắn kết thực tiễn của nhà trường đã và đang thực hiện.” (Huỳnh Quán Chi, 2023). Thực tế ngay từ đầu vào, người học sẽ được tham gia vào các học phần chuyên ngành và nghiệp vụ, được xây dựng theo tỉ lệ 50% lý thuyết và 50% thực hành thực tế. Người học không chỉ được thao tác ngay các kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc vận dụng lý thuyết vào thực tế mà còn qua hoạt động trải nghiệm. Hoạt động này cũng giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với nghề, “va chạm” với nhiều vấn đề, lĩnh lực trong xã hội. Qua đó tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào công việc; xem xét, đánh giá khả năng và thẩm định lại bản thân phù hợp với vị trí công việc nào trong chuyên ngành mình đã chọn để có sự đầu tư kỹ lưỡng, trọng tâm hơn. Từ xu hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch hiện nay và tương lai, chúng tôi thiết nghĩ Trường Đại học Tiền Giang cần quan tâm đến một số nội dung: - Đầu tư xây dựng khu thực hành, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ du lịch: Trong khuôn khổ chương trình đào tạo, Nhà trường cần tăng cường các hoạt động mô phỏng thực tế, thực hành để sinh sinh viên trải nghiệm các hoạt động dịch vực vụ ẩm thực theo tiêu chuẩn châu Âu và châu Á: + Phòng thực hành nghiệp vụ lễ tân: Thiết kế theo không gian mở thiết kế hứng sáng tự nhiên mang lại cảm giác thoải mái, cởi mở. Phòng học cần rộng rãi, tối ưu số lượng người học, nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường tương tác giữa thầy và trò, giúp các bạn sinh viên được chăm sóc chu đáo hơn, tinh chỉnh ngôn ngữ giao tiếp, tư thế, tác phong và quy trình theo tiêu chuẩn dưới sự theo dõi và hướng dẫn chi tiết từ giảng viên. + Khu vực Tiền sảnh được bố trí bàn cao mô phỏng quầy lễ tân trong khách sạn, phục vụ các lớp học thực hành tiêu chuẩn từ 20 - 25 sinh viên. Phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cơ bản như tivi màn hình lớn, điều hòa, ipad, điện thoại, bộ máy tính màn hình cảm ứng, máy in, máy quẹt thẻ, ... nhằm mô phỏng các thao tác quan trọng thực hiện tại quầy lễ tân thực tế, tăng cường trải nghiệm của người học. 914
  6. Bên cạnh đó, cần đầu tư ứng dụng phần mềm và tài khoản quản lý khách sạn mô phỏng các khách sạn 4 - 5 sao, giúp sinh viên có thể học tập và thực hành các thao tác đặt - nhận - trả phòng tương đương khi làm việc tại khách sạn tiêu chuẩn. + Phòng Restaurant Training: cần được thiết kế theo concept nhà hàng casual dining hiện đại vốn được ưa chuộng trong lĩnh vực Nhà hàng & Dịch vụ ăn uống. Phòng được chuẩn bị bộ dụng cụ thực hành phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên như decanter rượu vang, bộ dao nĩa phục vụ bữa ăn Âu, bộ dao nĩa phục vụ bữa ăn Á, bộ ly rượu vang phục vụ đa dạng các loại hình tiệc rượu. + Khu vực Bar & Beverage: cần được thiết kế dạng quầy bar mở theo hình oval, một bên là quầy bar, một bên là coffee station, phù hợp xu hướng thịnh hành trên thị trường F&B thế giới, thể hiện tính trẻ trung, hiện đại và sang trọng. Khu vực bên trong quầy cần thiết kế rộng rãi, 2 sinh viên có thể cùng thực hành một lúc với trang thiết bị hiện đại: tủ lạnh 2 cánh công suất lớn, các loại rượu mạnh, rượu mùi đa dạng, bộ dụng cụ bartender hiện đại, dụng cụ pha chế cà phê thủ công, tháp pha chế cà phê lạnh cold drip, hệ thống rửa ly được tích hợp vào quầy bar,… + Phòng thực hành nghiệp vụ buồng phòng tích hợp 2 phòng: Housekeeping Training Room và Suite Room. Phòng Housekeeping Training Room thiết kế có sức chứa 50 sinh viên, được trang bị các thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cơ bản cùng một số mẫu giường theo tiêu chuẩn khách sạn 4 - 5 sao để sinh viên có thể theo dõi thao tác hướng dẫn trực tiếp của giảng viên và thực hành ngay trong tiết học. - Xây dựng chương trình module thực tập tại các doanh nghiệp du lịch – lữ hành: Căn cứ vào chương trình đào tạo, khối lượng giờ học của module thực tập cần được chi tiết hóa theo kế hoạch học tập tại doanh nghiệp, đảm bảo có giảng viên viên và cán bộ hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp để hướng dẫn sinh viên ngành Du lịch tiếp cận và trải nghiệm thực với thiết bị đang trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp. 3.2.4. Đảm bảo cho sinh viên chủ động, tích cực và tự lực cao trong hoạt động học tập (dạy học “lấy người học làm trung tâm”) Dạy học “lấy người học làm trung tâm” được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, nhất là đối với giáo dục đại học, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học “lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học. Họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chinh mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giảng viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. 3.2.5. Thí điểm đánh giá kiến thức, kĩ năng của sinh viên tại các doanh nghiệp Các phương pháp và công cụ đánh giá sẽ được thiết kế để đánh giá nhiều loại kĩ năng tùy theo tiêu chuẩn yêu cầu của công việc, có thể là: kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề (thể hiện ở quy trình và kết quả xử lí tình huống); kĩ năng đối nhân (giao nhận công việc, làm việc nhóm, phục vụ và chăm sóc khách hàng); kĩ năng quản lí công việc (ghi chép, sắp xếp chỗ làm việc, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, vệ sinh). Điều kiện đánh giá bảo đảm đầy đủ và phù hợp với mục tiêu đánh giá. 915
  7. Xây dựng các môi trường học gắn liền với thực tiễn nghề để sinh viên thực hành trải nghiệm xen kẽ giữa làm việc và học tập giúp sinh viên trải nghiệm nghề. Áp dụng mô hình học tập theo chủ nghĩa kiến tạo: mô hình lí thuyết này đưa ra ba vấn đề chính là: (1) Kiến thức do người học xây dựng nên; (2) Người học ở vị trí trung tâm của quá trình học tập; (3) Môi trường học tập đóng vai trò quyết định. 4. Kết luận Tóm lại, đào tạo gắn kết thực tiễn, tăng cường trải nghiệm tối đa cho sinh viên ngành Du lịch là xu hướng đào tạo được được nhiều trường đặc biệt chú trọng. Vì thế, việc gắn đào tạo lý thuyết trên giảng đường với các chương trình thực hành, trải nghiệm thực tế giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với nghề và môi trường làm việc sau này đảm bảo ra trường có thể làm được việc ngay. Bên cạnh xây dựng chương trình đào tạo chất lượng, việc tạo ra sân chơi học thuật, hoạt động ngoại khóa… dành cho sinh viên ngành Du lịch cũng cần được chú trọng, đẩy mạnh. Đây chính là cơ hội để người học được rút ngắn khoảng các giữa lý thuyết và thực tế; tự tin thể hiện năng lực, khai phá bản thân để phát triện toàn diện hơn. Trong phạm vi bài tham luận này, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả, nhất là hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang ở phạm vi của các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”, “Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” theo định hướng CDIO. Tài liệu tham KHẢO 1. Vũ Hy Chương. 2022. Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 2. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Hồ Tấn Nhựt (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 3. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh. 2009. Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. 2019. “Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên ngành kinh tế”, Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Thống kê. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Phan Thị Khánh Đoan, Nguyễn Thị Ngọc Thắm Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Tiền Giang Chức vụ: Giảng viên Địa thoại: 0909.341.641, 0973.267.537 Email: phanthikhanhdoan@tgu.edu.vn, nguyenthingoctham@tgu.edu.vn Địa chỉ: Số 119, đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. 916
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2