Địa vị pháp lý doanh nghiệp
lượt xem 8
download
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Khoản 1, Điều 4. LDN 2005) Hãy kể tên các loại hình doanh nghiệp mà bạn biết? * * .2. Thành lập, đăng ký doanh nghiệp Thành lập DN là quyền của cá nhân, tổ chức theo qui định của LDN (tùy theo từng loại hình cụ thể) và các qui định PL khác có liên quan. Người thành lập doanh nghiệp có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Địa vị pháp lý doanh nghiệp
- Chương 2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP * *
- Chương 2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005: 1. Khái niệm: Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Khoản 1, Điều 4. LDN 2005) Hãy kể tên các loại hình doanh nghiệp mà bạn biết? * *
- 2. Thành lập, đăng ký doanh nghiệp Thành lập DN là quyền của cá nhân, tổ chức theo qui định của LDN (tùy theo từng loại hình cụ thể) và các qui định PL khác có liên quan. Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp. a. Điều kiện về chủ thể: Điều 13. LDN qui định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân VN, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại VN, trừ 7 trường hợp sau đây: * *
- Cấm việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (1). Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; * *
- Tài sản của Nhà nước và công quỹ Điều 11. Nghị định 139/2007/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành LDN 2005: ●Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; ●Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; ●Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; ●Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên. * *
- Cấm việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (2) CBCC theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức: Điều 4. Luật CBCC nêu khái niệm về CBCC, NĐ số 06/2010/NĐ-CP ngày 25-01-2010 qui định những người là công chức. ●Chú ý khái niệm: CB và CC, CC và VC, CC cấp xã, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND, CAND không phải là CC. ●Căn cứ xác định: được tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu cử vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách … * *
- Cấm việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các CQ, đơn vị thuộc QĐND VN; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND; (4) CB, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; * *
- Cấm việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; (6) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; (7) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. * *
- Quyền góp vốn, mua cổ phần 3.Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4.Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty CP, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh: (1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân VN sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; (2) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. * *
- Thu lợi riêng: Điều 11. Nghị định 139/2007/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành LDN 2005: Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây: ●Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; ●Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ●Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị. * *
- 2. Thành lập, đăng ký doanh nghiệp b. Điều kiện về vốn: LDN 2005 không quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt (tài chính, ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm ...) c. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh. * *
- 2. Thành lập, đăng ký doanh nghiệp d. Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Không được đặt trùng tên. * *
- II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005: 1. CÔNG TY TNHH Cty TNHH 2 thành viên trở lên (không ● quá 50) ●Cty TNHH 1 thành viên: ●Là tổ chức ●Là cá nhân * *
- 1.1. Cty TNHH 2 thành viên trở lên (2-50 TV) 1.1.1. Khái niệm: ● Cty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó số thành viên Cty từ 2 đến không quá 50, cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào Cty. ●Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. * *
- 1.1.2. Đặc điểm Cty TNHH 2 thành viên trở lên:5 1.Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là 2, tối đa 50 trong suốt quá trình hoạt động; 2.Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào Cty; 3.Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại pháp luật: phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. * *
- 1.1.2. Đặc điểm Cty TNHH 2 thành viên trở lên:5 4.Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 5.Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. * *
- 1.1.3. Tổ chức quản lý Cty TNHH 2 thành viên ●Hội đồng thành viên: cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên trong công ty. ●Chủ tịch Hội đồng thành viên: HĐTV bầu 1 thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty. ●Tổng Giám đốc (Giám đốc): Là đại diện theo pháp nhân, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: ●Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. * *
- 1.1.3.Tổ chức quản lý Công ty TNHH 2 thành viên ●Ban Kiểm soát: Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban Kiểm soát . Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm soát , Trưởng ban Kiểm soát do điều lệ Công ty quy định. * *
- 1.1.4. Vốn và chế độ tài chính ●Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận. Thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. ●Công ty TNHH có tài sản tách bạch với tài sản của thành viên. Đối với tài sản có đăng ký (nhà, xe, tàu, thuyền …) hoặc giá trị quyền sử dụng đất, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * *
- 1.1.4. Vốn và chế độ tài chính ●Thành viên có quyền yêu cầu Cty mua lại phần vốn góp của mình; được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp cho người khác theo những qui định ưu tiên và hạn chế (Đ 44-LDN). ●Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hình thức như : tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. ●Chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật * *
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
9 p | 214 | 635
-
Luật kinh tế- bài 2 Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
32 p | 571 | 297
-
Bài giảng Luật doanh nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Thức
35 p | 781 | 186
-
BÀI GIẢNG LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Ở NƯỚC TA
11 p | 521 | 185
-
Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp - Lê Thị Bích Ngọc
30 p | 162 | 35
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 2: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
97 p | 253 | 32
-
Giáo trình Luật kinh tế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
167 p | 182 | 31
-
Bài giảng môn Luật kinh doanh - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Như
187 p | 161 | 16
-
Bài giảng Địa vị pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã (TS Trần Hữu Hiệp)
92 p | 111 | 13
-
Bài giảng Chương II: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
59 p | 146 | 10
-
Bài giảng Pháp luật kinh tế: Chương 2 - Phạm Hải Châu
59 p | 192 | 10
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 2 - ThS. Trần Hữu Hiệp
84 p | 97 | 9
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch – Chương 3: Tổ chức doanh nghiệp du lịch
77 p | 54 | 5
-
Bài giảng Địa vị pháp lý của giám đốc doanh nghiệp - TS. Phan Chí Hiếu
65 p | 74 | 5
-
Tìm hiểu về Luật Kinh doanh (Luật Kinh tế): Phần 1
319 p | 25 | 4
-
Bài giảng Luật doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
28 p | 9 | 4
-
Bài giảng Luật kinh tế: Phần 1 (Dùng đào tạo trình độ Đại học)
124 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn