Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 5
download
Bài viết tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá thực trạng trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất các giải pháp can thiệp điều trị trẻ tự kỷ; xây dựng mô hình can thiệp, điều trị trẻ tự kỷ tại gia đình và cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: Ths. BSCKII. Nguyễn Tấn Đức Cơ quan chủ trì: Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2019 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự kỷ là khuyết tật phát triển suốt đời, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong sự tương tác và giao tiếp xã hội, sự hạn chế và lặp đi lặp lại các ham thích và hành vi. Nguyên nhân đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng hậu quả của tự kỷ gây nên những khuyết tật rất nặng nề về tâm lý, xã hội và kinh tế, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình và cộng đồng. Tự kỷ là bệnh lý xuất hiện từ rất sớm ở thời thơ ấu nhưng các triệu chứng thường điển hình và có thể chẩn đoán chuẩn xác bởi các chuyên gia khi trẻ được đủ 24 tháng tuổi, đồng thời nếu can thiệp chậm đối với trẻ sau 72 tháng tuổi sẽ có ít hiệu quả hơn. Tại tỉnh Quảng Ngãi chưa có nghiên cứu nào về rối loạn tự kỷ, đồng thời để ứng dụng tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ theo DSM-V, triển khai can thiệp sớm theo hướng can thiệp tại cộng đồng, do đó Sở Y tế Quảng Ngãi đã đăng ký thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. II. MỤC TIÊU Điều tra, phân loại, đánh giá thực trạng trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp can thiệp điều trị trẻ tự kỷ; Xây dựng mô hình can thiệp, điều trị trẻ tự kỷ tại gia đình và cộng đồng. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tỷ lệ tự kỷ Qua kết quả đánh giá, đề tài đã xác định được: Tỷ lệ hiện mắc tự kỷ ở độ tuổi từ 24 đến 72 tháng ở tỉnh Quảng Ngãi trong nghiên cứu của đề tài là 0,38%. Kết quả này nằm trong khoảng trung bình các kết quả nghiên cứu khác tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Mức độ tự kỷ nặng chiếm 63,57%, mức độ nhẹ - vừa chiếm 36,43%. Số liệu này khác biệt so với các nghiên cứu trên thế giới có thể do yếu tố về địa lý, phong tục tập quán, kinh tế xã hội, các dịch vụ chăm sóc can thiệp…ở các quốc gia khác nhau. 2. Đặc điểm của tự kỷ Tuổi: Tỷ lệ tự kỷ ở nhóm tuổi từ trên 36 đến 48 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giữa các nhóm không quá lớn. Độ tuổi trung bình của trẻ mắc tự kỷ được phát hiện chẩn đoán trong nghiên cứu của chúng tôi là 45,49 ± 13,30 tháng tuổi. Giới tính: Tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ nam là 0,55%, tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ nữ là 0,18%; tỷ lệ nam:nữ là 3,1:1, phù hợp với tổng hợp các nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Điểm thang CARS: Điểm trung bình thang CARS ở trẻ tự kỷ là 39,57 điểm, tương đương với các nghiên cứu khác. Đặc điểm triệu chứng theo DSM-V: Mức độ Hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến mức độ 238 LĨNH VỰC Y DƯỢC
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Hỗ trợ đáng kể, thấp nhất ở mức Hỗ trợ tối đa đối với đặc trưng của tự kỷ mục A (Giao tiếp và tương tác xã hội) và mục B (Hành vi, ham thích và hoạt động) của DSM-V. 3. Một số yếu tố liên quan Giới tính: Tỷ lệ tự kỷ ở trẻ nam (0,55%) cao hơn ở trẻ nữ (0,18%), tỷ lệ tự kỷ nam:nữ là 3,1:1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác khi đều cho thấy tỷ lệ nam giới mắc tự kỷ luôn cao hơn rõ rệt so với nữ giới. Dân tộc: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc tự kỷ theo dân tộc. Nơi ở của gia đình: Tỷ lệ tự kỷ ở trẻ thuộc khu vực thành thị là 0,61% cao hơn ở nông thôn với 0,33%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuổi của mẹ khi mang thai: Đại đa số bà mẹ khi mang thai có độ tuổi dưới 35 (92%), chỉ có số ít bà mẹ khi mang thai có độ tuổi từ 35 trở lên (8%), điều này ảnh hưởng đến việc khảo sát mối liên quan giữa tuổi mẹ khi mang thai và tình trạng tự kỷ ở trẻ. Tình trạng hút thuốc lá của mẹ: Tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ ở nhóm có mẹ hút thuốc lá (1,41%) cao hơn ở nhóm có mẹ không hút thuốc (0,37%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 4. Đề xuất giải pháp và mô hình can thiệp Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng nhằm đáp ứng các nguyên tắc can thiệp hiệu quả trẻ tự kỷ, đặc biệt có ba mô hình được ứng dụng có hiệu quả cho gia đình và cộng đồng: (*) Mô hình tác động gián tiếp qua hệ thống thông tin mạng internet; (*) Mô hình can thiệp điều trị trực tiếp tại các cơ sở can thiệp chuyên biệt vừa tại gia đình; (*) Mô hình can thiệp điều trị trực tiếp vừa tại các cơ sở can thiệp chuyên biệt vừa tại gia đình và cộng đồng. Trong đó mô hình can thiệp điều trị trực tiếp vừa tại các cơ sở can thiệp chuyên biệt vừa tại gia đình và cộng đồng vừa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc can thiệp. Mô hình này không những đem lại hiệu quả về sự tiến triển triệu chứng của tự kỷ mà còn giúp trẻ mau tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời giảm chi phí đáng kể cho gia đình và xã hội; đặc biệt qua chương trình này sẽ giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho tự kỷ trong cộng đồng. 5. Xây dựng mô hình can thiệp trẻ tự kỷ tại cơ cở chuyên biệt kết hợp với gia đình Mô hình can thiệp trẻ tự kỷ tại cơ sở chuyên biệt kết hợp với gia đình và cộng đồng đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc trong can thiệp điều trị trẻ tự kỷ: - Phát hiện và can thiệp sớm. - Cá nhân hoá cho trẻ em và gia đình trong can thiệp. - Phương pháp can thiệp có tính ứng dụng xuyên suốt, chuyển giao từ cơ sở chuyên biệt đến gia đình và cộng đồng. - Có sự tham gia của gia đình. - Can thiệp, điều trị đa ngành. - Các mô hình can thiệp với giá chi phí thấp nhất nhưng có hiệu quả cao. LĨNH VỰC Y DƯỢC 239
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 6. Hiệu quả mô hình can thiệp Hiệu quả thay đổi điểm thang CARS trung bình: Điểm thang CARS trung bình ở nhóm can thiệp giảm theo thời gian can thiệp, sau 6 tháng can thiệp (T1) chỉ giảm 2,21 điểm; nhưng sau 12 tháng (T2) giảm được 5,46 điểm và sau 18 tháng (T3) giảm đến 6,89 điểm. Sự khác biệt về giảm điểm có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 giữa các thời gian sau 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng can thiệp. Điều này chứng tỏ thời gian can thiệp càng dài thì hiệu quả giảm điểm thang CARS trung bình càng lớn. Hiệu quả thay đổi mức độ tự kỷ: Sự cải thiện về mức độ tự kỷ tăng theo thời gian can thiệp, sau 6 tháng can thiệp số trẻ tự kỷ mức độ nặng giảm 11 trẻ; sau 12 tháng can thiệp số trẻ tự kỷ mức độ nặng giảm 33 trẻ chỉ còn 17 trẻ, có 5 trẻ có điểm thang CARS dưới 30 tức là không còn triệu chứng tự kỷ; sau 18 tháng can thiệp số trẻ tự kỷ mức độ nặng giảm 37 trẻ chỉ còn 13 trẻ, có 6 trẻ có điểm thang CARS dưới 30. Sự khác biệt về giảm mức độ tự kỷ có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 giữa các thời gian sau 6 tháng (T1), 12 tháng (T2) và 18 tháng can thiệp (T3). Hiệu quả thay đổi theo 15 tiêu chí của thang CARS: Sau 18 tháng can thiệp các tiểu mục có sự giảm điểm cao là: Khiếm khuyết trong giao tiếp không lời (0,6667 điểm); Khiếm khuyết trong quan hệ với mọi người (0,5682 điểm); Hạn chế trong mức độ hoạt động (0,5530); Hạn chế trong khả năng bắt chước (0,5227). - So sánh hiệu quả theo sự tuân thủ can thiệp chuyên biệt tại Bệnh viện: Sau 18 tháng can thiệp, sự cải thiện điểm thang CARS trung bình ở nhóm tuân thủ can thiệp chuyên biệt tại Bệnh viện đạt 7,73 điểm, nhóm không tuân thủ can thiệp tại Bệnh viện đạt 4,44 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bác sĩ đa khoa - Thực hành cộng đồng: Phần 1
161 p | 146 | 34
-
Bài giảng Bộ môn Dinh dưỡng: Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng - ThS. Phan Kim Huệ
40 p | 131 | 10
-
Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh Bắc Kạn năm 2011
9 p | 77 | 8
-
Thực trạng kiến thức, thực hành dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh thận và/hoặc người chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 p | 19 | 6
-
Thực trạng tiêu chảy cấp do thực phẩm tại cộng đồng huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 2013
9 p | 50 | 5
-
Tỷ lệ các bếp ăn tập thể đạt chuẩn điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015
6 p | 50 | 5
-
Thực trạng sự phân bố bác sĩ răng hàm mặt tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân các tỉnh, thành phía Nam
5 p | 123 | 4
-
Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010
5 p | 48 | 4
-
Bài giảng Tổ chức điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực phẩm ở cộng đồng
31 p | 43 | 3
-
Thực trạng hoạt động thể lực của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2013
9 p | 62 | 2
-
Can thiệp bảo vệ người bệnh khỏi rủi ro về tài chính trong chẩn đoán và điều trị lao: kết quả tổng quan hệ thống và đánh giá sự phù hợp với Việt Nam
7 p | 55 | 2
-
Đánh giá thực trạng sức khỏe - dinh dưỡng của cán bộ thuộc diện tỉnh ủy tỉnh Thái Bình quản lý năm 2019
5 p | 17 | 2
-
Thực trạng sử dụng và bảo quản nhà tiêu tại các hộ gia đình ở xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
8 p | 63 | 2
-
Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang
5 p | 56 | 2
-
Điều tra hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các trường tiểu học tp. HCM năm 2015
8 p | 67 | 2
-
Thực trạng mù loà và một số bệnh mắt tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên năm 2004
10 p | 45 | 1
-
Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông ở Việt Nam
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn