Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH HỞ VAN HAI LÁ<br />
BẨM SINH ĐƠN THUẦN<br />
Văn Hùng Dũng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ<br />
thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh<br />
theo phương pháp Carpentier tại Viện Tim TP.HCM.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 85 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫu thuật theo phương<br />
pháp sửa van hai lá của Carpentier.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 8,9 tuổi ( 6 tháng - 45 tuổi), trong đó nhóm tuổi dưới 6 tuổi chiếm 31 trường<br />
hợp (36,5%). Nam giới 42 (49,4%). Siêu âm tim qua thành ngực chẩn đoán chính xác nguyên nhân bẩm sinh<br />
trong 40% trường hợp. Tạo hình van chiếm 83 trường hợp (97,6%), hai trường hợp phải thay van nhân tạo.Số<br />
kỹ thuật trung bình được thực hiện trên một bệnh nhân là 2,5 (ít nhất 1, nhiều nhất 5 kỹ thuật), 64 trường hợp<br />
(75,3%) có dặt vòng van nhân tạo. Biến chứng gần sau mổ thấp ( suy tim nặng 5, rối loạn nhịp tim 12, suy thận<br />
cấp 1, nhiễm khuẩn huyết 1, viêm phổi 3). Tử vong phẫu thuật là 1,1% (1 trường hợp). So sánh trước và sau mổ<br />
sớm, có sự giảm có ý nghĩa độ hở van hai lá : trước mổ (100% đều hở van nặng) và sau mổ: không hở hoặc hở nhẹ<br />
85,7% (72), hở trung bình 14% (12) và hở nặng 1,2%, p < 0,001. Thời gian theo dõi trung bình 108 ± 67,5 tháng<br />
4,8% số BN mất theo dõi. Ở thời điểm theo dõi sau cùng (ngắn nhất 18 tháng và dài nhất 19 năm) có 7 BN hở<br />
van tim nặng tái phát, 15 hở van trung bình còn lại hở nhẹ hoặc không hở. 7 BN phải mổ lại vì hở van tái phát<br />
(từ 1 đến 180 tháng sau mổ). Tử vong muộn chỉ 1 trường hợp do xuất huyết não. Tỉ lệ còn sống thực tế sau 19<br />
năm theo dõi là 94,1 ± 2,5%. Tỉ lệ thực tế BN không bị mổ lại sau 19 năm theo dõi là 83 ± 5,3%.<br />
Kết luận: Hở van 2 lá có nguyên nhân bẩm sinh là một bệnh lý phức tạp và khó chẩn đoán chính xác trước<br />
mổ. tao 5hi2nh van là chọn lựa chủ yếu đối với hở van 2 lá bẩm sinh ở trẻ em, kết quả điều trị phẫu thuật theo<br />
phương pháp carpentier về dài hạn rất tốt.<br />
Từ khóa: Hở van hai lá.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL TREATMENT FOR ISOLATED CONGENITAL MITRAL REGURGITATION<br />
Van Hung Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 81 - 86<br />
Objective: Surgical treatment for congenital mitral regurgitation especially in young children often<br />
encounter many difficulties because of small surgical field and limited techniques used. This study determines the<br />
long-term result of the surgical treatment for isolated congenital mitral regurgitation with Carpentier’s<br />
techniques<br />
Methods: A retrospective study from Feb 1993 to Dec 2010, 85 patients with isolated congenital mitral<br />
regurgitation were operated with Carpentier’s techniques at The Heart Institute of HCM City, Viet Nam.<br />
Results: Mean age was 8.9 years (range from 0.5 to 45 years old), among them there were 31 patients<br />
(36.5%) under 6 year of ages. Female patients was 43 (51.6%). Diagnosis pre-op by echocardiography was exact<br />
only in 40% patients.Valve repair was performed sucessfully in 97.6% and only 2 cases had to change the native<br />
valve by prosthetic valve. The mean number of techniques per patients is 2,5 (min 1, max 5), Carpentier-Edwards<br />
rigid ring was used in 64 patients (75.3%). Immediate postoperative complications were low (severe LCO 5.9%,<br />
arrhythmias 14%, severe infection 4.7% and re-operation 1.1%). 30-day mortality rate was only 1 patient<br />
(1.1%). The mean time of follow-up was 108 ± 67.5 months( 18 – 228 months).4.8% patients has losted<br />
* Viện tim Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS Văn Hùng Dũng,<br />
<br />
ĐT: 0917882488,<br />
<br />
Email: vhdung2004@yahoo.com<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
followup.During follow-up, 7 patients need to re-operation (1- 130 months).Evaluation MR by echocardiography<br />
at the last follow-up showed 7 patients were severe MR, 15 others were moderate MR and the rest were mild or no<br />
MR. Actuarial rate of freedom from re-operation at 19-year follow-up was 83 ± 5.3%. Late death was one patients<br />
. Actuarial rate of survival at 19 year was 94.1 ± 2.5%<br />
Conclusion: Isolated congenital MR is always complex and difficult to diagnose before operation. In almost<br />
cases, mitral valve repair should be the primary choice to congenital MR. Mitral valve repair in children with<br />
Carpentier’s techniques has very good long-term results with very low mortality and acceptable re-operation rate.<br />
Key words: Mitral regurgitation (MR).<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Hở van hai lá có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi<br />
nào từ sơ sinh cho đến người lớn tuổi và có thể<br />
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hở van hai<br />
lá có thể đơn thuần là một bệnh duy nhất hoặc<br />
kết hợp với các thương tổn van tim khác hoặc<br />
dị tật tim khác. Chẩn đoán có hở van hai lá<br />
nặng thì không khó với phương tiện hiện nay<br />
nhưng chẩn đoán đúng nguyên nhân gây hở<br />
van thì không đơn giản. Trên siêu âm tim, tuỳ<br />
theo nguyên nhân gây hở van sẽ có các hình<br />
ảnh chẩn đoán khá đặc thù. Các dạng tổn<br />
thương của lá van, vòng van và bộ máy dưới<br />
van phối hợp hoặc không đi kèm với các dị tật<br />
tim khác sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân.Tóm<br />
tắt có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân gây<br />
hở van hai lá như sau:<br />
<br />
Phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh<br />
thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ<br />
và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này<br />
nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật<br />
hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp<br />
Carpentier tại Viện Tim TP.HCM.<br />
<br />
-Hở van hai lá do viêm nhiễm: hậu thấp,<br />
viêm nội tâm mạc.<br />
-Hở van 2 lá do thoái hoá: bệnh thoái hoá<br />
nhày, bệnh Barlow, hội chứng Marfan.<br />
-Hở van 2 lá bẩm sinh: đơn thuần hoặc phối<br />
hợp với dị tật khác.<br />
-Hở van 2 lá do thiếu máu cơ tim: sau nhồi<br />
máu, hội chứng ALCAPA.<br />
-Hở van 2 lá do nguyên nhân khác: chấn<br />
thương, u nhầy.<br />
Tại Việt Nam, hở van tim 2 lá bẩm sinh đơn<br />
thuần thường được nghĩ tới ở trẻ nhũ nhi, trẻ<br />
nhỏ dưới 5 tuổi. Với trẻ lớn hơn hở van tim 2 lá<br />
đơn thuần do nguyên nhân hậu thấp.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát<br />
những trường hợp hở van hai lá bẩm sinh đơn<br />
thuần ở mọi lứa tuổi được mổ.<br />
<br />
82<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Hồi cứu, cắt dọc. Thu thập các kết quả trước<br />
trong và sau mổ đồng thời phân tích các khối dữ<br />
liệu thu được trong quá trình theo dõi bệnh<br />
nhân về dài hạn.<br />
Dân số chọn mẫu là tất cả bệnh nhân được<br />
phẫu thuật tại viện tim thành phố hồ chí minh từ<br />
tháng 2năm 1993 đến hết tháng 2010 với chẩn<br />
đoán sau mổ là hở van 2 lá bẩm sinh đơn thuần.<br />
Loại trừ các bệnh nhân hở van hai lá do nguyên<br />
nhân khác hoặc hở van hai lá bẩm sinh phối hợp<br />
với các dị tật tim khác như: thông liên thất,<br />
thông liên nhĩ, còn ống động mạch.<br />
Các khối dữ liệu cần thu thập bao gồm: các<br />
đặc điểm bệnh lý trước mổ, chẩn đoán dạng tổn<br />
thương và nguyên nhân hở van hai lá trong mổ,<br />
thời gian theo dõi và kết quả siêu âm tim xa nhất<br />
sau mổ cũng như các biến cố ghi nhận được<br />
trong quá trình theo dõi.<br />
Các biến định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
Các biến định tính, các biến cố liên quan<br />
được trình bày đưới dạng tần suất phần trăm và<br />
hoặc tần suất đường thẳng (linearized rate).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân còn sống đến cuối quá trình<br />
theo dõi cũng như tỷ lệ bệnh nhân không gặp<br />
biến cố liên quan được trình bày theo biểu đồ<br />
Kaplan-Meier.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phân tích kết quả thống kê được thực hiện<br />
bằng chương trình SPSS for Window phiên<br />
bản 13.0.<br />
<br />
(15%), 3. Hội chứng dây chằng ngắn hạn chế việc<br />
đóng kính của lá van trong kỳ tâm thu và 4. Tồn<br />
tại chẻ của lá van (15%).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tạo hình van chiếm 83 trường hợp (97,6%),<br />
hai trường hợp còn lại phải thay van nhân tạo.<br />
Một trường hợp van có dạng Hammock Parachute phải thay van ngay từ đầu. trường<br />
hợp còn lại tạo hình van cho kết quả không tốt<br />
và BN được thay van ngay sau đó.<br />
<br />
Từ tháng 2 năm 1993 đến hết tháng 12 năm<br />
2010, tại Viện Tim thành phố Hồ chí Minh chúng<br />
tôi đã mổ cho 85 trường hợp hở van 2 lá bẩm<br />
sinh đơn thuần. Tuổi trung bình là 8,9 tuổi ± 7,6<br />
năm (nhỏ nhất 6 tháng và thấp nhất 45 tuổi) ,<br />
trong đó nhóm tuổi dưới 6 tuổi chiếm 31 trường<br />
hợp (36,5%). Trẻ em dưới 16 tuổi chiếm đa số với<br />
71 trường hợp. Nam giới: 42 (49,4%).<br />
Siêu âm tim qua thành ngực chỉ chẩn đoán<br />
chính xác nguyên nhân bẩm sinh trong 40%<br />
trường hợp. các trường hợp còn lại, nguyên<br />
nhân hở van do bẩm sinh được chẩn đoán trong<br />
mổ với các tổn thương đặc trưng như van hai lá<br />
có dạng 2 lỗ, toàn tại chẻ lá van trước hoặc van<br />
sau. (mitral valve cleft), thiếu dây chằn bờ, hội<br />
chứng dây chằng ngắn. Trong các trường hợp<br />
tồn tại chẻ lá van, chỉ 2 BN có chẻ lá không hoàn<br />
toàn còn lại 13 trường hợp có chẻ hoàn toàn và<br />
không có day chằn treo. Tất cả các trường hợp<br />
được mổ với hở van 2 lá nặng trước mổ. có 2<br />
đường tiếp cận van 2 lá. ở người lớn, vào van hai<br />
lá qua đường xẻ chọn lọc trên nhĩ trái. Ở trẻ em,<br />
van hai lá được bộc lộ qua đường xẻ vách liên<br />
nhĩ theo hình vòng cung hướng về tĩnh mạch<br />
phổi phải.<br />
Bảng 1: Thương tổn van hai laù tìm thấy trong lúc<br />
mổ.<br />
Dang tổn thương<br />
Dãn vòng van<br />
Chẻ lá van trước<br />
Chẻ lá van sau<br />
Thiếu dây chằng: lá van trước<br />
lá van sau<br />
Dài dây chằng (lá van trước)<br />
Hội chứng dây chằng ngắn<br />
Dính mép van<br />
Van hai lá dạng 2 lỗ<br />
Van dạng Hammock- Parachute<br />
<br />
Số TH<br />
81<br />
11<br />
4<br />
50<br />
13<br />
10<br />
12<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
%<br />
95,3<br />
11,7<br />
3,9<br />
58,8<br />
15,3<br />
11,7<br />
14,1<br />
3,5<br />
2,3<br />
1,1<br />
<br />
* Nhận xét: Phân tích bảng 1 cho thấy 4 dạng<br />
tổn thương chính yếu trong hở van hai lá bẩm<br />
sinh đơn thuần là 1. dãn vòng van, 2. thiếu dây<br />
chằng bờ của lá van trước (59%) và lá van sau<br />
<br />
Hình 1: Chẻ lá trước van hai lá: trước và sau khi<br />
phẫu thuật tạo hình van.<br />
* Nhận xét: Chúng tôi áp dụng chủ yếu các<br />
kỹ thuật sửa van của Carpentier, các kỹ thuật<br />
này được liệt kê trong bảng 2. Số kỹ thuật<br />
trung bình được thực hiện trên một bệnh nhân<br />
là 2,5 (ít nhất 1, nhiều nhất 5 kỹ thuật), 64<br />
trường hợp (75,3%) có đặt vòng van nhân tạo<br />
Carpentier-Edward. Các trường hợp còn lai<br />
được tạo hình vòng van sau bằng một dải<br />
màng ngoài tim hoặc Teflon.<br />
<br />
83<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 2: Các kỹ thuật tạo hình van hai lá được áp<br />
dụng.<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Tạo hình vòng van với vòng CE<br />
Tạo hình vòng van sau bằng màng<br />
ngoài tim hoặc PTFE<br />
Đóng chẻ van 2 lá<br />
Cắt tam giác lá van trước<br />
Cắt tứ giác lá van sau<br />
Nới rộng lá van trước bằng màng<br />
ngoài tim<br />
Rút ngắn dây chằng<br />
Chuyển vị dây chằng<br />
Bờ hoá dây chằn<br />
Khâu gấp mô van<br />
Cắt mép van<br />
Xẻ cửa số dây chằng<br />
Tách trụ cơ<br />
<br />
Số TH<br />
64<br />
<br />
%<br />
75,3<br />
<br />
19<br />
<br />
22,3<br />
<br />
15<br />
24<br />
13<br />
10<br />
7<br />
23<br />
6<br />
4<br />
3<br />
2<br />
3<br />
<br />
17,6<br />
32<br />
15,3<br />
11,7<br />
8,2<br />
27<br />
7<br />
4,7<br />
3,5<br />
2,3<br />
3,5<br />
<br />
* Nhận xét: Biến chứng gần sau mổ thấp:<br />
suy tim nặng 5, rối loạn nhịp tim 12 (chủ yếu<br />
là nhịp chậm xoang hoặc nhịp bộ nối: 10<br />
trường hợp, 2 trường hợp còn lại bị rung nhĩ<br />
tạm thời sau mổ), suy thận cấp 1 trường hợp<br />
(cần làm thẩm phân phúc mạc), nhiễm khuẩn 4<br />
(nhiễm khuẩn huyết 1, viêm phổi 3). Tử vong<br />
phẫu thuật là 1,2% (1 trường hợp do nhiễm<br />
khuẩn huyết dẫn đến suy đa cơ quan).<br />
<br />
Hình 2 : Van hai lá dạng 2 lỗ.<br />
Thời gian thở máy TB là 20 ± 45 giờ, và thời<br />
gian nằm hồi sức TB là 2,2 ± 1,8 ngày (1- 18<br />
ngày).<br />
So sánh trước và sau mổ sớm, có sự giảm có<br />
ý nghĩa độ hở van 2 lá : trước mổ (100% hở<br />
nặng) và sau mổ: không hở hoặc hở nhẹ<br />
85,7%(72), hở trung bình 14%(12) và hở nặng<br />
1,2%, p< 0,001.<br />
<br />
84<br />
<br />
Thời gian theo dõi trung bình là 108 ± 67,5<br />
tháng. 3,8% số BN mất theo dõi. Ở thời điểm<br />
theo dõi sau cùng (ngắn nhất 18 tháng và dài<br />
nhất 19 năm) có 6 BN hở van nặng tái phát, 4<br />
hở van trung bình còn lại hở nhẹ hoặc không<br />
hở. 6 BN phải mổ lại vì hở van tái phát (từ 11<br />
đến 130 tháng sau mổ) và một BN mổ lại vì<br />
thoái hóa van sinh học. Tử vong muộn: 2<br />
trường hợp (1 do nhũn não tái phát vào tháng<br />
thứ 50 sau mổ và 1 không rõ nguyên nhân). Tỉ<br />
lệ còn sống thực tế sau 19 năm theo dõi là 94,1<br />
± 2,5% . Tỉ lệ thực tế BN không bị mổ lại sau 19<br />
năm theo dõi là 83 ± 5,3%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chọn thời điểm mổ lần đầu: hiện nay với các<br />
trường hợp hở van 2 lá bẩm sinh đơn thuần đặc<br />
biệt là ở trẻ nhũ nhi đa số các tác giả đều đồng ý<br />
nên trì hoãn thời điểm mổ, nói khác đi là chỉ xét<br />
chỉ định phẫu thuật khi trẻ càng lớn càng tốt. Chỉ<br />
một số ít các trường hợp cần phẫu thuật sớm khi<br />
trẻ có biểu hiện suy tim tiến triển nặng không<br />
đáp ứng điều trị nội khoa(8,11,14,16).<br />
Chẩn đoán nguyên nhân hở nặng van hai lá<br />
trước mổ: để chẩn đoán chính xác nguyên nhân<br />
hở van 2 lá đơn thuần do nguyên nhân bẩm sinh<br />
thường không dễ nếu chỉ có siêu âm tim. Hở van<br />
hai lá đi kèm với các dị tật tim bẩm sinh khác<br />
như còn ống động mạch, thông liên thất, thông<br />
liên nhĩ, đa phần có nguyên nhân bẩm sinh tuy<br />
nhiên ở người lớn, trẻ em dạng hở van kết hợp<br />
này hợp này vẫn có nguyên nhân hậu thấp hoặc<br />
viêm nội tâm mạc. Chính vì vậy, chẩn đoán<br />
chính xác là hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần<br />
chỉ thực hiện ngay ngay trong mổ với các<br />
thương tổn đặc thù như đã nêu trên. Trong<br />
nghiên cứu này, chỉ khoảng 40% số trường hợp<br />
của chúng tôi được chẩn đáon đúng nguyên<br />
nhân gây hở trước mổ. Các tác giả nước ngoài<br />
khác không nêu rõ tỉ lệ chẩn đoán đúng nguyên<br />
nhân hở van trước mổ nhưng đưa ra một số dấu<br />
chứng siêu âm đặc thù giúp gợi ý chẩn<br />
đoán(1,4,5,9). Hiện nay việc chẩn đoán dạng tổn<br />
thương van hai lá sẽ dễ dàng và đầy đủ hơn nếu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
sử dụng siêu âm qua ngã thực quản kết hợp với<br />
siêu âm 3D.<br />
Sửa van hay thay van: tạo hình van luôn<br />
luôn là chọn lựa ưu tiên cho đại đa số trường<br />
hợp đặc biệt là ở trẻ em nhỏ. Quan diểm này gần<br />
như đã được thống nhất mặc dù có rất nhiều kỹ<br />
thuật tạo hình van khác nhau được áp dụng với<br />
kết quả rất khác nhau. Nhiều tác giả chấp nhận<br />
một mức độ hở van tồn lưu trung bình và sau đó<br />
tiếp tục mổ lại cho bệnh nhi với mục tiêu là đợi<br />
cho bệnh nhi đủ lớn để có thể thay được một<br />
van nhân tạo với kích cỡ phù hợp (từ 23-25 mm<br />
trở lên)(2,8,11,13,17).<br />
Có nên đặt vòng van nhân tạo ở trẻ em hay<br />
không ? Có thể tạo hình vòng van đã bị dãn hay<br />
đã biến dạng của bệnh nhi bằng nhiều kỹ thuật<br />
khác nhau. Tuỳ vào lứa tuổi lúc được mổ hay độ<br />
dãn của vòng van, độ lớn của trái thất và còn tuỳ<br />
thuộc vào chọn lựa của bác sĩ phẫu thuật sẽ có<br />
nhiều phương pháp để tạo hình vòng van khác<br />
nhau như chỉ tạo hình vùng hai mép van(13), tạo<br />
hình thu nhỏ vùng vòng van sau bằng 1 dãi<br />
Teflon(13,16) hoặc dải màng ngoài tim tự thân , tạo<br />
hình toàn bộ bằng vòng van nhân tạo(2,6,17) hoặc<br />
bằng vòng van sinh học tự tiêu của Kalangos(3)<br />
mục tiêu lớn nhất của việc đặt vòng van là giảm<br />
thiểu mức độ hở van tồn lưu sau mổ cũng như<br />
kéo dài tính ổn định của phẫu thuật tạo hình<br />
van. Nghiên cứu của Chauvaud và Opido cho<br />
thấy tỉ lệ mổ lại ở BN có đặt vòng van lần lượt là<br />
11,4% và 0% trong khi tỉ lệ mổ lại ở BN không<br />
đặt vòng van lần lược là 40% và 27%. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi, tỉ lệ mổ lại trên bệnh nhân BN<br />
có và không đặt vòng van nhân tạo lần lượt là<br />
2,7% và 21% (p< 0,001). Các số liệu này chứng<br />
minh vai trò quan trọng của vòng van nhân tạo<br />
trong phẫu thuật tạo hình van hai lá. Tuy nhiên,<br />
khi trẻ lớn lên vòng van nhân tạo không tiêu sẽ<br />
là vật cản và là tác nhân gây hẹp van 2 lá thư<br />
phát . Vấn đề này chỉ thậ t sự nghei6m trọng khi<br />
phải đặt 1 vòng van nhân tạo khá nhỏ cỡ 16-18<br />
mm cho bệnh nhi nhỏ cân. Với kích cỡ này khi<br />
phải mổ lại để thay van nhân tạo thì khó mà có<br />
thể đặt được cỡ van lớn. Trong nhóm BN nghiên<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
cứu của chúng tôi, 3 BN được mổ lại với vòng<br />
van nhân tạo được đặt trước đó lần lượt là 18, 20,<br />
20 khi mổ lại cả ba BN này đều được lấy bỏ vòng<br />
van nhân tạo và mô xơ xâm lấn, tách dây chằng<br />
và tạo hình vòng van sau bằng một dải màng<br />
ngoài tim gấp đôi. Thực tế khi lấy bỏ vòng van<br />
nhân tạo cũ và mô xơ xâm lấn, chúng tôi thấy<br />
vòng van của BN vẫn dãn ra và mô van vẫn còn<br />
mềm đặc biệt là lá van trước. Chính điều này<br />
khích lệ việc tạo hình van lần nữa với mục đích<br />
chờ bệnh nhi lớn lên. Cả ba BN này đều có hở<br />
van 2 lá mức độ ¼ sau mổ 1 năm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chẩn đoán hở van hai lá bẩm sinh trước mổ<br />
thường không dễ dàng. Đối với người có nhiều<br />
kinh nghiệm thường tìm các dấu hiệu đặc trưng<br />
và phối hợp với phương pháp loại trừ.<br />
Cho đến nay, phẫu thuật tạo hình bảo tồn<br />
van là chọn lựa tối ưu cho đa số trường hợp đặc<br />
biệt ở trẻ nhũ nhi . Trong các trường hợp phức<br />
tạp, việc phẫu thuật lại để tái tạo hình tạo hình<br />
van có thể thực hiện nhằm chờ bệnh nhi đủ lớn<br />
để có thể thay van nhân tạo.<br />
Phẫu thuật tạo hình van hai lá theo phương<br />
pháp Carpentier cho kết quả rất tốt về dài hạn<br />
với tỉ lệ tử vong muộn và tỉ lệ mổ lại thấp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Abadir S, Fouilloux V, Metras D, Ghez O, Kreitmann B and<br />
Fraisse A (2009). Isolated Cleft of the Mitral Valve: Distinctive<br />
Features and Surgical Management . Ann Thorac Surg,88: pp<br />
839-843.<br />
Chauvaud S, Fuzellier JF, Houel R, Berrebi A, Mihaileanu S<br />
(1998). Reconstructive surgery in congenital mitral valve<br />
insufficiency (Carpentier’s techniques): Long-term results. J<br />
Thorac Cardiovasc Surg,115: pp 84-93.<br />
Cikirikcioglu M, Pektok E, O Myers P, Christenson JT, Kalangos<br />
A (2008).Pediatric mitral valve repair with the novel<br />
annuloplasty ring : KALANGOS-BIORING®.Asian Cardiovasc<br />
Thorac Ann, 16:pp 515-516.<br />
Creech O, Ledbetter MK, Reemtsma K (1962). Congenital Mitral<br />
Insufficiency with Cleft Posterior Leaflet. Circulation, 25; pp<br />
390-394.<br />
Federici D, Palmerini E, Lisi M, Centola L, Chiavarelli M and<br />
Mondillo S (2010). Congenital Mitral Disease: Anomalous Mitral<br />
Arcade in a Young Man. Ann Thorac Surg, 89: pp 629-631.<br />
Fuzellier JF, Chauvaud SM, Fornes P, Berrebi AJ, Lajos PS,<br />
Bruneval P and Carpentier AF (1998). Surgical management of<br />
mitral regurgitation associated with Marfan’s syndrome Ann<br />
Thorac Surg, 66:pp 68-72.<br />
<br />
85<br />
<br />