Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG BẰNG TÁN SỎI CƠ HỌC <br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ <br />
Lê Kế Nghiệp*, Đàm Văn Cương** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có sỏi bàng quang được <br />
điều trị bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. Đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học <br />
qua nội soi bàng quang tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. <br />
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bằng nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi đã nghiên <br />
cứu 63 bệnh nhân từ 01/01/2010 đến 31/08/2012 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ được điều trị sỏi <br />
bàng quang bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. <br />
Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 55/8, tuổi mắc bệnh 26 – 81 tuổi, trung bình 51,17 tuổi. Triệu chứng thường gặp <br />
tiểu khó 60,3%, tiểu gắt 46%, tiểu lắt nhắt 52,4%, đau hạ vị 27%, tiểu tắc giữa dòng 33,3%, bí tiểu 27%, cầu <br />
bàng quang 15,9%. Giá trị chẩn đoán của soi bàng quang 100%, siêu âm 87,7% và chụp hệ niệu không chuẩn bị <br />
67,3%. Kích thước sỏi thường gặp 1 – 2cm (76,2%), lớn nhất là 5cm. 88,7% có 1 viên sỏi, nhiều nhất là 7 viên. <br />
Nguyên nhân do tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến 18,2%, hẹp cổ bàng quang 14,3%, hẹp niệu đạo 9,5%. Thời <br />
gian thủ thuật trung bình 23,1 (5 – 60) phút. <br />
Kết luận: Kết quả tốt 95,2%, trung bình 4,8%, không có kết quả xấu, không có tử vong. <br />
Từ khóa: sỏi bàng quang <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE TREATMENT BLADDER STONE BY LITHOTRIPSY AT CAN THO CENTRAL GENERAL <br />
HOSPITAL <br />
Le Ke Nghiep, Dam Van Cuong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 228 ‐ 234 <br />
Introduction and objectives: Determining the clinical characteristics, clinical and evaluate the results of <br />
treatment of bladder stones by endoscopic mechanical lithotripsy bladder at Can Tho Central General Hospital. <br />
Patients and methods: By cross‐sectional retrospective study describes. We studied 63 patients from <br />
01/01/2010 to 31/08/2012 at Can Tho Central General Hospital that is treated bladder stones by endoscopic <br />
mechanical lithotripsy. <br />
Results: Ratio of male / female 55/8, infected age 26 ‐ 81 years old, average age 51.17. Common symptoms <br />
dysuria 60.3%, intense sub 46%, and small mice 52.4%, pain lower 27%, sub switch between line 33.3%, <br />
urinary retention 27%, bladder optical 15, 9%. The value of diagnostic cystoscopy 100%, ultrasound 87.7% and <br />
kidney ureter bladder X‐ray 67.3%. Common size gravel 1 ‐ 2 cm (76.2%), the largest being 5cm. 88.7% 1 <br />
pebble, most 7 pebbles. Caused by proliferation of benign prostate 18.2%, bladder neck stenosis 14.3%, urethral <br />
stenosis 9.5%. The average procedure time of 23.1 (5‐60) minutes. <br />
Conclusions: Good results 95.2%, average 4.8%, with no bad results, there is no death. <br />
Key words: bladder stone <br />
<br />
* Bệnh viên Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long <br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS Đàm Văn Cương <br />
<br />
228<br />
<br />
** Trường đại học Y dược Cần Thơ <br />
ĐT: 0913784310 <br />
Email: damvancuongct@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sỏi niệu là bệnh lý phổ biến, đứng hàng đầu <br />
và chiếm khoảng 30‐40% các bệnh lý về đường <br />
tiết niệu(2). Bất kỳ vị trí nào của đường dẫn niệu <br />
đều có thể bị sỏi, trong đó: sỏi thận gặp 40‐50%, <br />
sỏi niệu quản gặp 28%, sỏi bàng quang gặp 30%, <br />
sỏi niệu đạo gặp 5%. Thông thường sỏi bàng <br />
quang đi kèm các bệnh lý của đường tiết niệu <br />
dưới như: tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, xơ <br />
chai cổ bàng quang, hẹp cổ bàng quang, hẹp <br />
niệu đạo. <br />
Điều trị sỏi bàng quang bao gồm: mổ mở, <br />
lấy sỏi bàng quang qua da trên xương mu, lấy <br />
sỏi bàng quang qua niệu đạo bằng phương bóp <br />
sỏi nội soi và hiện nay dùng nội soi tán sỏi bàng <br />
quang qua đường niệu đạo. <br />
Các bệnh viện tại Việt Nam đã có nhiều <br />
thành công trong điều trị sỏi bàng quang, có rất <br />
nhiều trường hợp điều trị được sỏi rất to. Tại <br />
khoa ngoại niệu bệnh viện đa khoa trung ương <br />
Cần Thơ đã điều trị nhiều trường hợp sỏi bàng <br />
quang bằng phương pháp mổ mở và nội soi tán <br />
sỏi cơ học. Trong đó nội soi bàng quang tán sỏi <br />
cơ học là phương pháp ít xâm lấn, có tỉ lệ thành <br />
công cao, được bệnh viện đa khoa trung ương <br />
Cần Thơ áp dụng nhiều để điều trị sỏi bàng <br />
quang. <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề <br />
tài này với 2 mục tiêu: <br />
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở <br />
bệnh nhân có sỏi bàng quang được điều trị bằng <br />
tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả bệnh nhân ≥16 tuổi, được chẩn đoán <br />
sỏi bàng quang và điều trị bằng phương pháp <br />
nội soi bàng quang tán sỏi cơ học. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Nhiễm trùng tiểu chưa điều trị ổn. <br />
Hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang không thể <br />
đặt máy soi vào bàng quang. <br />
Suy thận nặng. <br />
Sỏi kích thước > 3cm không thể đặt máy tán <br />
sỏi. <br />
Mắc các bệnh lý nội khoa nặng khác ảnh <br />
hưởng kết quả điều trị. <br />
Bệnh nhân bị HIV/AIDS. <br />
Đánh giá kết quả: <br />
+ Kết quả tốt khi đạt được sạch sỏi và không <br />
xảy ra tai biến, biến chứng sau thủ thuật. <br />
+ Kết quả trung bình khi đạt sạch sỏi và xảy <br />
ra tai biến, biến chứng sau thủ thuật nhưng <br />
không cần can thiệp thủ thuật lại hoặc các biện <br />
pháp ngoại khoa. <br />
+ Xấu khi không đạt sạch sỏi, thất bại thủ <br />
thuật hoặc xảy ra tai biến, biến chứng nặng cần <br />
can thiệp ngoại khoa hoặc thủ thuật khác, hoặc <br />
bệnh nhân tử vong. <br />
<br />
Nhập số liệu, xử lý số liệu và phân tích <br />
Số liệu sau khi được làm sạch, sẽ được nhập <br />
vào máy tính và xử lý bằng phần mềm SPSS <br />
(version 18.0; SPSS Inc, Chicago, USA). <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tuổi mắc bệnh <br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang <br />
bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang tại <br />
bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 63 bệnh <br />
nhân bị sỏi bàng quang từ 01/01/2010 đến <br />
31/08/2012 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương <br />
Cần Thơ. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Biểu diễn nhóm tuổi mắc bệnh. <br />
<br />
229<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Tuổi mắc bệnh trung bình 57,17 tuổi (26 – <br />
81 tuổi). <br />
<br />
Giới tính <br />
<br />
Bảng 1. Lý do vào viện. <br />
Số lượng bệnh<br />
nhân (n)<br />
35<br />
16<br />
4<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
55,6<br />
25,4<br />
6,3<br />
4,8<br />
1,6<br />
1,6<br />
1,6<br />
1,6<br />
1.6<br />
<br />
Nhận xét: Lý do vào viện của bệnh nhân <br />
thường là tiểu khó và bí tiểu. <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng <br />
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng. <br />
Triệu chứng<br />
Tiểu khó<br />
Tiểu lắt nhắt<br />
Tiểu gắt<br />
Tiểu tắc giữa dòng<br />
Đau bụng hạ vị<br />
Bí tiểu<br />
Cầu bàng quang<br />
<br />
Có<br />
Tần số (n)<br />
38<br />
33<br />
29<br />
21<br />
17<br />
17<br />
10<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
60,3<br />
52,4<br />
46<br />
33,3<br />
27<br />
27<br />
15,9<br />
<br />
Nhận xét: Các triệu chứng tiểu khó, tiểu lắt <br />
nhắt, tiểu gắt, tiểu tắc giữa dòng, đau hạ vị, bí <br />
tiểu, cầu bàng quang là những triệu chứng <br />
thường gặp và một bệnh nhân có nhiều triệu <br />
chứng phối hợp. <br />
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng tiểu máu. <br />
Triệu chứng<br />
Không tiểu máu<br />
Tiểu máu đại thể<br />
Tiểu máu vi thể<br />
<br />
230<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có tiểu máu <br />
từ vi thể đến đại thể. <br />
Bảng 4. Giá trị chẩn đoán của các phương tiện cận <br />
lâm sàng. <br />
<br />
Lý do vào viện <br />
<br />
Tiểu khó<br />
Bí tiểu<br />
Tiểu gắt<br />
Tiểu máu<br />
Đau bụng hạ vị<br />
Tiểu lắt nhắt<br />
Tiểu tắc giữa dòng<br />
Phát hiện sỏi qua siêu âm<br />
Khác<br />
<br />
63<br />
<br />
Cận lâm sàng <br />
<br />
Tỉ lệ nam/nữ là 55/8. <br />
<br />
Lý do<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng bệnh<br />
nhân (n)<br />
9<br />
12<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
14,3<br />
19<br />
66,7<br />
<br />
Phương tiện<br />
chẩn đoán<br />
Nội soi BQ<br />
X quang<br />
Siêu âm<br />
<br />
Chẩn đoán đúng<br />
Số bệnh nhân<br />
được xét nghiệm Tần số (n) Tỉ lệ (%)<br />
63<br />
63<br />
100%<br />
49<br />
33<br />
67,3%<br />
57<br />
50<br />
87,7%<br />
<br />
Đặc điểm của sỏi <br />
Số lượng sỏi phần lớn là một viên 56/63 bệnh <br />
nhân. Có 1/63 bệnh nhân có đến 7 viên sỏi. <br />
Đa số gặp sỏi có kích thước từ 1‐2cm chiếm <br />
72,2% (57/79). Kích thước sỏi trung bình <br />
1,859cm, nhỏ nhất 0,8cm, lớn nhất 5cm. <br />
Sỏi có hình oval chiếm đa số 45/79 (57%), <br />
hình cầu 23/79 (29,1%), hình nhiều thùy 11/79 <br />
(13,9%). <br />
Màu <br />
sắc sỏi gồm màu vàng <br />
49/79 (62%), <br />
Không<br />
Tổng<br />
màu trắng 29/79 (36,7%), màu nâu 1/79 (1,3%). <br />
Tần<br />
số (n)<br />
Tỉ lệ (%)<br />
Tần số (N)<br />
Tỉ lệ (%)<br />
25Sỏi thường <br />
39,7nằm trong 63lòng bàng 100<br />
quang <br />
30<br />
47,6<br />
63<br />
100<br />
69/79 (87,3%), kẹt cổ bàng quang 10/79 (12,7%). <br />
34<br />
54<br />
63<br />
100<br />
nhân gồm <br />
tăng sinh <br />
42Bệnh lý nguyên <br />
66,7<br />
63<br />
100 lành <br />
tính <br />
18,2%, hẹp <br />
quang <br />
46 tiền liệt tuyến <br />
73<br />
63 cổ bàng 100<br />
46<br />
73<br />
63<br />
100<br />
14,3%, hẹp niệu đạo 9,5%. <br />
53<br />
84,1<br />
63<br />
100<br />
<br />
Liên quan giữa số lượng sỏi với độ tuổi <br />
Bảng 5. Liên quan số lượng sỏi và độ tuổi. <br />
20-39<br />
40-59<br />
tuổi<br />
tuổi<br />
12<br />
29<br />
1 viên<br />
(21,4%) (51,8%)<br />
2 viên<br />
0 (0%) 3 (75%)<br />
3 viên<br />
0 (0%) 1 (100%)<br />
> 3 viên 0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
33<br />
Tổng 12 (19%)<br />
(52,4%)<br />
<br />
60-79<br />
tuổi<br />
<br />
≥ 80<br />
tuổi<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
56<br />
(100%)<br />
0 (0%) 4 (100%)<br />
0 (0%) 1 (100%)<br />
1 (50%) 2 (100%)<br />
63<br />
2 (3,2%)<br />
(100%)<br />
<br />
14 (25%) 1 (1,8%)<br />
1 (25%)<br />
0 (0%)<br />
1 (50%)<br />
16<br />
(25,4%)<br />
<br />
Nhận xét: Sỏi 1‐2 viên thường gặp ở độ tuổi <br />
3 viên chỉ gặp ở độ tuổi ≥60 tuổi. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Liên quan giữa số lượng sỏi với bệnh nguyên <br />
Bảng 6. Liên quan số lượng sỏi với bệnh nguyên. <br />
Tăng sinh tiền liệt tuyến<br />
Hẹp cổ bàng quang<br />
Hẹp niệu đạo<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
1 viên<br />
8 (15,7%) 43 (84,3%) 51 (100%) 7 (12,5%) 49 (87,5%) 56 (100%) 6 (10,7%) 50 (89,3%)<br />
56 (100%)<br />
2 viên<br />
1 (50%)<br />
1 (50%)<br />
2 (100%)<br />
0<br />
4 (100%) 4 (100%)<br />
0<br />
4 (100%)<br />
4 (100%)<br />
3 viên<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1 (100%) 1 (100%)<br />
0<br />
1 (100%)<br />
1 (100%)<br />
> 3 viên<br />
1 (50%)<br />
1 (50%)<br />
2 (100%) 2 (100%)<br />
0<br />
2 (100%)<br />
0<br />
2 (100%)<br />
2 (100%)<br />
Tổng<br />
10 (18,2%) 45 (81,8%) 55 (100%) 9 (14,3%) 54 (85,7%) 63 (100%) 6 (9,5%) 57 (90,5%)<br />
63 (100%)<br />
<br />
Kết quả thủ thuật <br />
Thời gian tiến hành thủ thuật trung bình <br />
23,1 phút (5‐60 phút). <br />
Thời gian nằm viện trung bình 7,48 ngày (3‐<br />
15 ngày). <br />
Cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến 9/63 (14,3%), <br />
nong niệu đạo 5/63 (7,9%), Xẻ cổ bàng quang <br />
2/63 (3,2%). <br />
Kết quả tốt đạt 95,2%, trung bình 4,8%, <br />
không có kết quả xấu cũng như tử vong. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Sỏi niệu là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng <br />
từ 5‐10% trong suốt cuộc đời của con người. <br />
Trong đó sỏi bàng quang chiếm khoảng 30% <br />
trong tổng số sỏi niệu. <br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi từ <br />
01/01/2010 đến 31/08/2012, tại khoa ngoại niệu <br />
bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ tổng <br />
số bệnh nhân nhập viện điều trị sỏi bàng <br />
quang là 125 bệnh nhân. Trong đó, tán sỏi cơ <br />
học điều trị sỏi bàng quang qua niệu đạo là <br />
100 trường hợp. Nhưng thỏa điều kiện nghiên <br />
cứu của chúng tôi là 63 trường hợp. Nếu tính <br />
cho toàn bộ phương pháp điều trị sỏi bàng <br />
quang bằng tán sỏi cơ học qua niệu đạo là <br />
100/125 bệnh nhân, tỉ lệ 80%. Mở bàng quang <br />
lấy sỏi là 17/125 bệnh nhân, tỉ lệ 13,6%. <br />
Tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi: Tương đương với Đàm Văn <br />
Cương (1995)(1). <br />
Qua biểu đồ 1 cho thấy độ tuổi mắc bệnh cao <br />
nhất là 40‐59 tuổi tương đương với nghiên cứu <br />
của Nguyễn Minh Tuấn (2010)(4). <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
So với nghiên cứu của Vũ Hồng Thịnh <br />
(2004)(5), độ tuổi